Tại triển lãm MAKS 2019 lần này, tiêm kích MiG-35 đã được ra mắt với một diện mạo mới trông khá bắt mắt, không dừng lại đó, Nga còn thu hút thêm sự chú ý cho MiG-35 bằng dàn người mẫu xinh đẹp.Đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết đã có tới 30 quốc gia bày tỏ quan tâm tới tiêm kích MiG-35, tuy nhiên từ quan tâm tới đặt hàng là một khoảng cách rất xa.Khách hàng nước ngoài đang tỏ ý e ngại MiG-35 thực chất chỉ là sản phẩm "bình mới rượu cũ" dựa trên MiG-29, khi các điểm yếu của nó bị đánh giá vẫn chưa được khắc phục triệt để.Độ tin cậy của MiG-35 cũng bị đặt dấu hỏi lớn bởi thực chất quá trình phát triển của nó vẫn chưa hoàn thành, ngay cả Bộ Quốc phòng Nga cũng mới chỉ dám đặt hàng vỏn vẹn 6 chiếc.Tuy nhiên trong lần xuất hiện tại MAKS 2019 này, MiG-35 lại một lần nữa bị phàn nàn liên quan đến mức độ hoàn thiện của khung vỏ, đây là điều rất quan trọng vì ảnh hưởng tới độ bền của máy bay.Dễ dàng nhận thấy bề mặt MiG-35 không hề "bằng phẳng" mà lởm chởm đinh tán, thậm chí vài điểm còn xuất hiện vết móp méo, cho thấy chất lượng khung vỏ của máy bay không cao.Không chỉ MiG-35, tình trạng trên cũng được nhìn thấy trên chiếc tiêm kích thế hệ 4,5 tiên tiến nhất của Nga là Su-35S, điều này giải thích vì sao tuổi khung máy bay Nga thường thấp hơn phương Tây rất nhiều.Để thấy sự khác biệt, có thể tham khảo một chiếc F-15C của Mỹra đời cách đây đã 30 năm, nó vừa trải qua quá trình kéo dài thời hạn sử dụng, dễ nhận thấy dù đã cao tuổi nhưng khung vỏ máy bay vẫn ở mức hoàn hảo hơn máy bay Nga rất nhiều.Tiếp theo là tiêm kích hạng nhẹ F-16A của Mỹ, chiếc máy bay này thuộc biên chế một quân đội châu Âu và đã "tại ngũ" hơn 30 năm, vẻ ngoài của nó vẫn như mới bất chấp có nhiều đường nét uốn lượn khá phức tạp.Tiêm kích Eurofighter Typhoon của không lực Hoàng gia Anh, công nghệ chế tạo máy bay của châu Âu được đánh giá là không hề thua kém, thậm chí còn trội hơn cả Mỹ, dĩ nhiên là vượt trội so với Nga, biểu hiện ở tuổi khung 8.000 giờ bay.Sự lạc hậu về công nghệ và chất lượng khung vỏ của MiG-35 càng nhìn thấy rõ khi đặt cạnh chiếc JAS 39NG mới được Thụy Điển sản xuất, tuổi khung của chiếc Gripen này lên tới 10.000 giờ bay.Không chỉ có chất lượng khung vỏ tiêm kích thế hệ 4,5 bị đánh giá lạc hậu vài thập niên, vỏ máy bay tàng hình Su-57 của Nga theo nhận xét chỉ tương đương chiếc F-22 ra đời cách đây đã 20 năm.Đặt cạnh chiếc F-35 Lightning II tối tân, dễ nhận thấy tiêm kích tàng hình của Mỹ có bề mặt vô cùng hoàn hảo, trơn tru, không một chi tiết thừa và dĩ nhiên là chẳng có vết móp méo nào.Ấn tượng đầu tiên khi khách hàng có ý định đặt mua máy bay chiến đấu chính là độ hoàn thiện của khung vỏ, nếu Nga vẫn chưa khắc phục được nhược điểm này thì sản phẩm của họ rất dễ bị đánh giá thấp khi tham dự các triển lãm hàng không quốc tế.
Tại triển lãm MAKS 2019 lần này, tiêm kích MiG-35 đã được ra mắt với một diện mạo mới trông khá bắt mắt, không dừng lại đó, Nga còn thu hút thêm sự chú ý cho MiG-35 bằng dàn người mẫu xinh đẹp.
Đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết đã có tới 30 quốc gia bày tỏ quan tâm tới tiêm kích MiG-35, tuy nhiên từ quan tâm tới đặt hàng là một khoảng cách rất xa.
Khách hàng nước ngoài đang tỏ ý e ngại MiG-35 thực chất chỉ là sản phẩm "bình mới rượu cũ" dựa trên MiG-29, khi các điểm yếu của nó bị đánh giá vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Độ tin cậy của MiG-35 cũng bị đặt dấu hỏi lớn bởi thực chất quá trình phát triển của nó vẫn chưa hoàn thành, ngay cả Bộ Quốc phòng Nga cũng mới chỉ dám đặt hàng vỏn vẹn 6 chiếc.
Tuy nhiên trong lần xuất hiện tại MAKS 2019 này, MiG-35 lại một lần nữa bị phàn nàn liên quan đến mức độ hoàn thiện của khung vỏ, đây là điều rất quan trọng vì ảnh hưởng tới độ bền của máy bay.
Dễ dàng nhận thấy bề mặt MiG-35 không hề "bằng phẳng" mà lởm chởm đinh tán, thậm chí vài điểm còn xuất hiện vết móp méo, cho thấy chất lượng khung vỏ của máy bay không cao.
Không chỉ MiG-35, tình trạng trên cũng được nhìn thấy trên chiếc tiêm kích thế hệ 4,5 tiên tiến nhất của Nga là Su-35S, điều này giải thích vì sao tuổi khung máy bay Nga thường thấp hơn phương Tây rất nhiều.
Để thấy sự khác biệt, có thể tham khảo một chiếc F-15C của Mỹra đời cách đây đã 30 năm, nó vừa trải qua quá trình kéo dài thời hạn sử dụng, dễ nhận thấy dù đã cao tuổi nhưng khung vỏ máy bay vẫn ở mức hoàn hảo hơn máy bay Nga rất nhiều.
Tiếp theo là tiêm kích hạng nhẹ F-16A của Mỹ, chiếc máy bay này thuộc biên chế một quân đội châu Âu và đã "tại ngũ" hơn 30 năm, vẻ ngoài của nó vẫn như mới bất chấp có nhiều đường nét uốn lượn khá phức tạp.
Tiêm kích Eurofighter Typhoon của không lực Hoàng gia Anh, công nghệ chế tạo máy bay của châu Âu được đánh giá là không hề thua kém, thậm chí còn trội hơn cả Mỹ, dĩ nhiên là vượt trội so với Nga, biểu hiện ở tuổi khung 8.000 giờ bay.
Sự lạc hậu về công nghệ và chất lượng khung vỏ của MiG-35 càng nhìn thấy rõ khi đặt cạnh chiếc JAS 39NG mới được Thụy Điển sản xuất, tuổi khung của chiếc Gripen này lên tới 10.000 giờ bay.
Không chỉ có chất lượng khung vỏ tiêm kích thế hệ 4,5 bị đánh giá lạc hậu vài thập niên, vỏ máy bay tàng hình Su-57 của Nga theo nhận xét chỉ tương đương chiếc F-22 ra đời cách đây đã 20 năm.
Đặt cạnh chiếc F-35 Lightning II tối tân, dễ nhận thấy tiêm kích tàng hình của Mỹ có bề mặt vô cùng hoàn hảo, trơn tru, không một chi tiết thừa và dĩ nhiên là chẳng có vết móp méo nào.
Ấn tượng đầu tiên khi khách hàng có ý định đặt mua máy bay chiến đấu chính là độ hoàn thiện của khung vỏ, nếu Nga vẫn chưa khắc phục được nhược điểm này thì sản phẩm của họ rất dễ bị đánh giá thấp khi tham dự các triển lãm hàng không quốc tế.