Kể từ khi quân đội Triều Tiên (KPA), được cho là bí mật can thiệp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã có nhiều thông tin về KPA chiến đấu cùng với quân đội Nga (RFAF) trên mạng Internet, nhưng đều là những thông tin đến từ phương Tây hay Ukraine, và đều chưa được kiểm chứng. Việc KPA đóng vai trò lớn như thế nào trong cuộc chiến, thì còn nhiều ý kiến trái chiều nhau.Theo truyền thông Ukraine và phương Tây, KPA đã trải qua một cuộc “thử thách tàn khốc” trên chiến trường Kursk. Mặc dù truyền thông phương Tây từ lâu luôn đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Triều Tiên, nhưng trận chiến này không chỉ khiến quân đội Ukraine (AFU) than thở rằng "thất bại là bất công", mà còn khiến cộng đồng quốc tế phải xem xét lại hiệu quả chiến đấu của KPA.Theo số liệu từ Bộ Quốc phòng Anh, tính đến tháng 3/2025, số thương vong của binh lính Triều Tiên hỗ trợ Nga đã vượt quá 5.000, với tỷ lệ bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới một phần ba quân số. Tuy nhiên số liệu này hoàn toàn không được kiểm chứng; thậm chí ngay cả việc KPA tham chiến ở Kursk cũng chưa được chứng minh đầy đủ.Việc KPA tham chiến đã gây tranh cãi ngay từ đầu. Tình báo phương Tây cho biết, ban đầu Triều Tiên đã gửi khoảng 11.000 quân tới Kursk, chủ yếu sử dụng chiến thuật xung kích bộ binh quy mô lớn truyền thống. Mặc dù "chiến thuật biển người" này đơn giản và thô sơ, nhưng phải trả giá đắt trên chiến trường hiện đại do UAV thống trị.Ví dụ, AFU đã sử dụng UAV FPV để tấn công chính xác vào đội hình dày đặc của quân Triều Tiên, khiến 77 người thiệt mạng chỉ trong một trận đánh. Các nhà phân tích người Anh cho rằng, vũ khí và chiến thuật của binh lính Triều Tiên vẫn còn từ thời Chiến tranh Lạnh và họ tỏ ra thụ động khi đối mặt với UAV FPV và vũ khí dẫn đường chính xác?Tuy nhiên, tính kỷ luật và tinh thần chiến đấu của quân Triều Tiên đã khiến đối thủ phải kinh ngạc. Tình báo phương Tây cho rằng, các cuộc tấn công của KPA đã gây ra thương vong lớn, nhưng nó đã thành công trong việc phong tỏa tuyến phòng thủ của AFU.Trên thực tế, sự tham gia của KPA vào cuộc chiến Nga-Ukraine, không chỉ đơn thuần là “hỗ trợ hữu nghị”. Đối với KPA, vốn đã bị cô lập từ lâu, cuộc chiến này là một "cuộc huấn luyện chiến đấu thực tế" tốn kém. Thương vong cao trong giai đoạn đầu cho thấy KPA không có khả năng thích nghi với chiến tranh hiện đại, nhưng khiến họ nhanh chóng điều chỉnh chiến thuật.Ví dụ, sau khi quân Triều Tiên rút khỏi mặt trận để nghỉ ngơi vào tháng 1/2025, họ tập trung vào việc tăng cường chiến đấu bằng UAV FPV và chiến thuật chống UAV. Tình báo Ukraine tiết lộ rằng, KPA mới triển khai ở mặt trận Belgorod, đã bắt đầu sử dụng thiết bị gây nhiễu đơn giản để chống lại UAV và sử dụng vũ khí phương Tây thu được trên chiến trường.Tác động sâu rộng hơn nằm ở quá trình chuyển đổi hiện đại hóa quân đội Triều Tiên. Chủ tịch Triều Tiên, ông Kim Jong-un gần đây đã kiểm tra dự án chiến đấu không người lái trong ba ngày liên tiếp và dường như đã nhận ra những thiếu sót về mặt kỹ thuật, từ kinh nghiệm của mặt trận Kursk.Truyền thông Nga tiết lộ rằng, Triều Tiên đang tìm kiếm sự hỗ trợ về công nghệ quân sự tiên tiến từ Nga, bao gồm tên lửa siêu thanh và công nghệ tàu ngầm hạt nhân. Chiến lược đổi nhân lực lấy công nghệ này, có thể khiến KPA trở nên mạnh hơn trong các cuộc đối đầu trong tương lai trên bán đảo.Đối với Nga, viện trợ của Triều Tiên không chỉ là sự bổ sung cho lực lượng quân sự mà còn là một con bài mặc cả chiến lược. Sau trận chiến Kursk, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đã công khai tuyên bố rằng "đề xuất ngừng bắn của Mỹ sẽ không được chấp nhận", trong khi Tổng thống Mỹ Donal Trump phàn nàn rằng, Tổng thống Putin đang "trì hoãn các cuộc đàm phán".Rất có thể Moscow đang hy vọng có thể sử dụng sức mạnh của Triều Tiên, để duy trì lợi thế trên chiến trường và buộc phương Tây phải nhượng bộ. Trong khi đó, phần thưởng dành cho Triều Tiên cũng đang dần xuất hiện. Ngoài viện trợ năng lượng và lương thực, Nga và Triều Tiên đã ký một thỏa thuận liên chính phủ liên quan đến công nghệ quân sự.Ví dụ, hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu và công nghệ vệ tinh mà Triều Tiên đang rất cần, có thể trở thành một phần của thỏa thuận. Điều tinh tế hơn là việc thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung Nga-Triều Tiên, sẽ mang lại cho Triều Tiên mức độ an ninh "ô hạt nhân", tác động trực tiếp đến liên minh Mỹ-Hàn Quốc.Trong khi các cuộc đàm phán hiện tại giữa Nga và Ukraine đang đi vào bế tắc, giá trị quân sự của Triều Tiên ngày càng trở nên nổi bật. Một số nhà phân tích tin rằng, nếu các cuộc đàm phán đổ vỡ, KPA có thể di chuyển từ Kursk đến bốn khu tỉnh ở miền đông Ukraine, nơi mà Moscow đã tổ chức “trưng cầu dân ý”, để sáp nhập vào Nga.Với sự hỗ trợ của quá trình hiện đại hóa, binh lính Triều Tiên đã quen thuộc với hệ thống chỉ huy của Nga và kinh nghiệm chiến đấu của họ vượt xa tân binh Ukraine. Nếu Moscow đưa ra yêu cầu, Triều Tiên có thể sẽ gửi quân tinh nhuệ theo hình thức "chiến tranh luân phiên" và sao chép chiến thuật Kursk ở Donbass.Trên thực tế, sự hy sinh của lính Triều Tiên ở Kursk (nếu có), về cơ bản là một khoản đầu tư chiến lược. Trong ngắn hạn, nó củng cố liên minh Nga-Triều Tiên để đổi lấy nguồn lực và sự ủng hộ về chính trị. Về lâu dài, kinh nghiệm chiến trường đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của KPA và tích lũy nguồn lực, để đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai trên bán đảo.Đối với Nga, sự can thiệp của Triều Tiên không chỉ làm giảm áp lực trên chiến trường mà còn bổ sung thêm “con bài mặc cả” vào bàn đàm phán. Khi cuộc xung đột Ukraine bước vào giai đoạn "chiến tranh kéo dài", vai trò của Triều Tiên sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Nếu Nga thắng, Triều Tiên sẽ là quốc gia đóng góp lớn nhất có thể nhìn thấy. (nguồn ảnh Kyiv Post, Ukrinform, Al Jazeera, TASS).
Kể từ khi quân đội Triều Tiên (KPA), được cho là bí mật can thiệp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã có nhiều thông tin về KPA chiến đấu cùng với quân đội Nga (RFAF) trên mạng Internet, nhưng đều là những thông tin đến từ phương Tây hay Ukraine, và đều chưa được kiểm chứng. Việc KPA đóng vai trò lớn như thế nào trong cuộc chiến, thì còn nhiều ý kiến trái chiều nhau.
Theo truyền thông Ukraine và phương Tây, KPA đã trải qua một cuộc “thử thách tàn khốc” trên chiến trường Kursk. Mặc dù truyền thông phương Tây từ lâu luôn đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Triều Tiên, nhưng trận chiến này không chỉ khiến quân đội Ukraine (AFU) than thở rằng "thất bại là bất công", mà còn khiến cộng đồng quốc tế phải xem xét lại hiệu quả chiến đấu của KPA.
Theo số liệu từ Bộ Quốc phòng Anh, tính đến tháng 3/2025, số thương vong của binh lính Triều Tiên hỗ trợ Nga đã vượt quá 5.000, với tỷ lệ bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới một phần ba quân số. Tuy nhiên số liệu này hoàn toàn không được kiểm chứng; thậm chí ngay cả việc KPA tham chiến ở Kursk cũng chưa được chứng minh đầy đủ.
Việc KPA tham chiến đã gây tranh cãi ngay từ đầu. Tình báo phương Tây cho biết, ban đầu Triều Tiên đã gửi khoảng 11.000 quân tới Kursk, chủ yếu sử dụng chiến thuật xung kích bộ binh quy mô lớn truyền thống. Mặc dù "chiến thuật biển người" này đơn giản và thô sơ, nhưng phải trả giá đắt trên chiến trường hiện đại do UAV thống trị.
Ví dụ, AFU đã sử dụng UAV FPV để tấn công chính xác vào đội hình dày đặc của quân Triều Tiên, khiến 77 người thiệt mạng chỉ trong một trận đánh. Các nhà phân tích người Anh cho rằng, vũ khí và chiến thuật của binh lính Triều Tiên vẫn còn từ thời Chiến tranh Lạnh và họ tỏ ra thụ động khi đối mặt với UAV FPV và vũ khí dẫn đường chính xác?
Tuy nhiên, tính kỷ luật và tinh thần chiến đấu của quân Triều Tiên đã khiến đối thủ phải kinh ngạc. Tình báo phương Tây cho rằng, các cuộc tấn công của KPA đã gây ra thương vong lớn, nhưng nó đã thành công trong việc phong tỏa tuyến phòng thủ của AFU.
Trên thực tế, sự tham gia của KPA vào cuộc chiến Nga-Ukraine, không chỉ đơn thuần là “hỗ trợ hữu nghị”. Đối với KPA, vốn đã bị cô lập từ lâu, cuộc chiến này là một "cuộc huấn luyện chiến đấu thực tế" tốn kém. Thương vong cao trong giai đoạn đầu cho thấy KPA không có khả năng thích nghi với chiến tranh hiện đại, nhưng khiến họ nhanh chóng điều chỉnh chiến thuật.
Ví dụ, sau khi quân Triều Tiên rút khỏi mặt trận để nghỉ ngơi vào tháng 1/2025, họ tập trung vào việc tăng cường chiến đấu bằng UAV FPV và chiến thuật chống UAV. Tình báo Ukraine tiết lộ rằng, KPA mới triển khai ở mặt trận Belgorod, đã bắt đầu sử dụng thiết bị gây nhiễu đơn giản để chống lại UAV và sử dụng vũ khí phương Tây thu được trên chiến trường.
Tác động sâu rộng hơn nằm ở quá trình chuyển đổi hiện đại hóa quân đội Triều Tiên. Chủ tịch Triều Tiên, ông Kim Jong-un gần đây đã kiểm tra dự án chiến đấu không người lái trong ba ngày liên tiếp và dường như đã nhận ra những thiếu sót về mặt kỹ thuật, từ kinh nghiệm của mặt trận Kursk.
Truyền thông Nga tiết lộ rằng, Triều Tiên đang tìm kiếm sự hỗ trợ về công nghệ quân sự tiên tiến từ Nga, bao gồm tên lửa siêu thanh và công nghệ tàu ngầm hạt nhân. Chiến lược đổi nhân lực lấy công nghệ này, có thể khiến KPA trở nên mạnh hơn trong các cuộc đối đầu trong tương lai trên bán đảo.
Đối với Nga, viện trợ của Triều Tiên không chỉ là sự bổ sung cho lực lượng quân sự mà còn là một con bài mặc cả chiến lược. Sau trận chiến Kursk, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đã công khai tuyên bố rằng "đề xuất ngừng bắn của Mỹ sẽ không được chấp nhận", trong khi Tổng thống Mỹ Donal Trump phàn nàn rằng, Tổng thống Putin đang "trì hoãn các cuộc đàm phán".
Rất có thể Moscow đang hy vọng có thể sử dụng sức mạnh của Triều Tiên, để duy trì lợi thế trên chiến trường và buộc phương Tây phải nhượng bộ. Trong khi đó, phần thưởng dành cho Triều Tiên cũng đang dần xuất hiện. Ngoài viện trợ năng lượng và lương thực, Nga và Triều Tiên đã ký một thỏa thuận liên chính phủ liên quan đến công nghệ quân sự.
Ví dụ, hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu và công nghệ vệ tinh mà Triều Tiên đang rất cần, có thể trở thành một phần của thỏa thuận. Điều tinh tế hơn là việc thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung Nga-Triều Tiên, sẽ mang lại cho Triều Tiên mức độ an ninh "ô hạt nhân", tác động trực tiếp đến liên minh Mỹ-Hàn Quốc.
Trong khi các cuộc đàm phán hiện tại giữa Nga và Ukraine đang đi vào bế tắc, giá trị quân sự của Triều Tiên ngày càng trở nên nổi bật. Một số nhà phân tích tin rằng, nếu các cuộc đàm phán đổ vỡ, KPA có thể di chuyển từ Kursk đến bốn khu tỉnh ở miền đông Ukraine, nơi mà Moscow đã tổ chức “trưng cầu dân ý”, để sáp nhập vào Nga.
Với sự hỗ trợ của quá trình hiện đại hóa, binh lính Triều Tiên đã quen thuộc với hệ thống chỉ huy của Nga và kinh nghiệm chiến đấu của họ vượt xa tân binh Ukraine. Nếu Moscow đưa ra yêu cầu, Triều Tiên có thể sẽ gửi quân tinh nhuệ theo hình thức "chiến tranh luân phiên" và sao chép chiến thuật Kursk ở Donbass.
Trên thực tế, sự hy sinh của lính Triều Tiên ở Kursk (nếu có), về cơ bản là một khoản đầu tư chiến lược. Trong ngắn hạn, nó củng cố liên minh Nga-Triều Tiên để đổi lấy nguồn lực và sự ủng hộ về chính trị. Về lâu dài, kinh nghiệm chiến trường đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của KPA và tích lũy nguồn lực, để đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai trên bán đảo.
Đối với Nga, sự can thiệp của Triều Tiên không chỉ làm giảm áp lực trên chiến trường mà còn bổ sung thêm “con bài mặc cả” vào bàn đàm phán. Khi cuộc xung đột Ukraine bước vào giai đoạn "chiến tranh kéo dài", vai trò của Triều Tiên sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Nếu Nga thắng, Triều Tiên sẽ là quốc gia đóng góp lớn nhất có thể nhìn thấy. (nguồn ảnh Kyiv Post, Ukrinform, Al Jazeera, TASS).