Jane's dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ thông tin "gây sốt", hệ thống tên lửa phòng không bắn xa nhất của Syria đã được tân trang lại và bây giờ đang góp phần vào mạng lưới chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) ở khu vực Đông Địa Trung Hải. Nguồn ảnh: Army Recognition"Chúng tôi đã sửa chữa các hệ thống tên lửa phòng không S-200 của Syria trong suốt 4 tháng qua. Và nay, chúng đang bảo vệ hiệu quả lãnh thổ Syria, cũng như cung cấp khả năng bảo vệ không phận cho sườn phía đông của căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Hmeymim mà Quân đội Nga đang sử dụng", ông Shoigu nói trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Vladimir Putin. Nguồn ảnh: Army RecognitionVới việc Quân đội Syria đưa trở lại hoạt động hệ thống tên lửa phòng không S-200 chắc chắn sẽ khiến một số quốc gia trong liên minh quốc tế chống phiến quân IS nhưng không bằng lòng với sự cầm quyền của Tổng thống Assad khó chịu. Việc triển khai tên lửa S-200 cũng phần nào hạn chế các cuộc không kích “nhầm lẫn”. Nguồn ảnh: Army RecognitionQuân đội Syria được cho là sở hữu khoảng 2 trung đoàn tên lửa S-200 với 44 hoặc 50 hoặc 48 bệ phóng theo số liệu năm 2010. Tuy nhiên, cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011 đã khiến các hệ thống S-200 của Syria tổn hại nặng nề. Tính tới thời điểm năm 2014, ước tính Quân đội Syria chỉ còn 10 khẩu đội S-200 bố trí tại bốn căn cứ. Nguồn ảnh: Military in the Middle EastHệ thống tên lửa phòng không S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay ném bom tầm xa, tầm cao của Mỹ và Phương Tây. Trước khi có S-400, S-200 là tên lửa phòng không đạt tầm bắn xa nhất thế giới, vượt xa cả tầm bắn của S-300. Nguồn ảnh: simhqMinh họa trận địa tên lửa phòng không S-200 gồm: đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 đặt ở giữa; xung quanh bố trí 6 bệ phóng 5P72. Nguồn ảnh: AusairpowerHệ thống tên lửa S-200 được trang bị đạn tiêu chuẩn 5V21 và các biến thể 5V28, 5V28N, 25V28MN... Phiên bản mà Quân đội Syria sử dụng được cho là S-200VE Vega E trang bị đạn tên lửa 5V28E có tầm bắn tối đa đến 240km. Nguồn ảnh: YoutubeĐạn tên lửa của S-200 có trọng lượng rất lớn lên tới 7,1 tấn, dài 10,8m. Nó được đặt trên bệ phóng 5P72, mỗi bệ được hỗ trợ bởi một một đường ray để di chuyển. Nhìn chung, tổ hợp phòng không S-200 rất đồ sộ và việc triển khai là cực kỳ phức tạp, mất thời gian. Nguồn ảnh: AusairpowerĐạn tên lửa 5V21 tiêu chuẩn hay phiên bản 5V28E đều trang bị 4 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn gắn dọc thân tên lửa và động cơ chính đặt ở trung tâm thân dùng nhiên liệu lỏng. Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây). Nguồn ảnh: AusairpowerĐạn 5V28E của S-200 Syria đạt tầm bắn tới 240km, có thể tiêu diệt mục tiêu kích cỡ nhỏ, tốc độ mục tiêu 1.200m/s. Nguồn ảnh: SouthfontTên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu (trong ảnh là radar dẫn đường 5G24 ở đầu đạn). Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn. Nguồn ảnh: AusairpowerLàm nhiệm vụ chiếu xạ cho đầu dẫn radar trên đạn tên lửa S-200 là đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 (NATO định danh là Square Pair) thường đặt ở trung tâm trận địa tên lửa S-200. Nó dùng cho cả nhiệm vụ bám và chiếu dọi mục tiêu cho đầu tự dẫn tên lửa tấn công, tầm hoạt động 270km. Nguyên lý hoạt động hiểu đơn giản là: đài radar phát hiện, theo dõi và chiếu xạ vào mục tiêu máy bay địch, đầu tự dẫn radar bán chủ động tên lửa sẽ thu sóng phản xạ từ mục tiêu địch và tự động lái tên lửa tấn công. Nguồn ảnh: Ausairpower
Jane's dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ thông tin "gây sốt", hệ thống tên lửa phòng không bắn xa nhất của Syria đã được tân trang lại và bây giờ đang góp phần vào mạng lưới chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) ở khu vực Đông Địa Trung Hải. Nguồn ảnh: Army Recognition
"Chúng tôi đã sửa chữa các hệ thống tên lửa phòng không S-200 của Syria trong suốt 4 tháng qua. Và nay, chúng đang bảo vệ hiệu quả lãnh thổ Syria, cũng như cung cấp khả năng bảo vệ không phận cho sườn phía đông của căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Hmeymim mà Quân đội Nga đang sử dụng", ông Shoigu nói trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Vladimir Putin. Nguồn ảnh: Army Recognition
Với việc Quân đội Syria đưa trở lại hoạt động hệ thống tên lửa phòng không S-200 chắc chắn sẽ khiến một số quốc gia trong liên minh quốc tế chống phiến quân IS nhưng không bằng lòng với sự cầm quyền của Tổng thống Assad khó chịu. Việc triển khai tên lửa S-200 cũng phần nào hạn chế các cuộc không kích “nhầm lẫn”. Nguồn ảnh: Army Recognition
Quân đội Syria được cho là sở hữu khoảng 2 trung đoàn tên lửa S-200 với 44 hoặc 50 hoặc 48 bệ phóng theo số liệu năm 2010. Tuy nhiên, cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011 đã khiến các hệ thống S-200 của Syria tổn hại nặng nề. Tính tới thời điểm năm 2014, ước tính Quân đội Syria chỉ còn 10 khẩu đội S-200 bố trí tại bốn căn cứ. Nguồn ảnh: Military in the Middle East
Hệ thống tên lửa phòng không S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay ném bom tầm xa, tầm cao của Mỹ và Phương Tây. Trước khi có S-400, S-200 là tên lửa phòng không đạt tầm bắn xa nhất thế giới, vượt xa cả tầm bắn của S-300. Nguồn ảnh: simhq
Minh họa trận địa tên lửa phòng không S-200 gồm: đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 đặt ở giữa; xung quanh bố trí 6 bệ phóng 5P72. Nguồn ảnh: Ausairpower
Hệ thống tên lửa S-200 được trang bị đạn tiêu chuẩn 5V21 và các biến thể 5V28, 5V28N, 25V28MN... Phiên bản mà Quân đội Syria sử dụng được cho là S-200VE Vega E trang bị đạn tên lửa 5V28E có tầm bắn tối đa đến 240km. Nguồn ảnh: Youtube
Đạn tên lửa của S-200 có trọng lượng rất lớn lên tới 7,1 tấn, dài 10,8m. Nó được đặt trên bệ phóng 5P72, mỗi bệ được hỗ trợ bởi một một đường ray để di chuyển. Nhìn chung, tổ hợp phòng không S-200 rất đồ sộ và việc triển khai là cực kỳ phức tạp, mất thời gian. Nguồn ảnh: Ausairpower
Đạn tên lửa 5V21 tiêu chuẩn hay phiên bản 5V28E đều trang bị 4 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn gắn dọc thân tên lửa và động cơ chính đặt ở trung tâm thân dùng nhiên liệu lỏng. Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây). Nguồn ảnh: Ausairpower
Đạn 5V28E của S-200 Syria đạt tầm bắn tới 240km, có thể tiêu diệt mục tiêu kích cỡ nhỏ, tốc độ mục tiêu 1.200m/s. Nguồn ảnh: Southfont
Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu (trong ảnh là radar dẫn đường 5G24 ở đầu đạn). Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn. Nguồn ảnh: Ausairpower
Làm nhiệm vụ chiếu xạ cho đầu dẫn radar trên đạn tên lửa S-200 là đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 (NATO định danh là Square Pair) thường đặt ở trung tâm trận địa tên lửa S-200. Nó dùng cho cả nhiệm vụ bám và chiếu dọi mục tiêu cho đầu tự dẫn tên lửa tấn công, tầm hoạt động 270km. Nguyên lý hoạt động hiểu đơn giản là: đài radar phát hiện, theo dõi và chiếu xạ vào mục tiêu máy bay địch, đầu tự dẫn radar bán chủ động tên lửa sẽ thu sóng phản xạ từ mục tiêu địch và tự động lái tên lửa tấn công. Nguồn ảnh: Ausairpower