Theo bài viết của tạp chí National Interest, dòng tiêm kích MiG-35 mới được Nga giới thiệu tại Triển lãm MAKS 2019 (kết thúc đầu tháng 9/2019) hóa ra đã lỗi thời về mặt kỹ thuật.Vì thực tế, đây chỉ là phiên bản nâng cấp của dòng tiêm kích MiG-29 có từ thời Chiến tranh lạnh nhưng sự khác biệt giữa 2 biến thể này cũng không quá rõ ràng.Báo Mỹ cho rằng, thế hê 4++ Nga gắn cho MiG-35 chỉ là nỗ lực của nhà sản xuất muốn khẳng định bước cải tiến đáng kể của dòng chiến đấu cơ đã có hàng chục năm tuổi.Nhưng thực tế không phải vậy bởi MiG-35 quá lỗi thời khi so với những chiến đấu cơ cùng thế hệ và không thể so sánh được với những chiến đấu cơ thế hệ mới của phương Tây.Báo Mỹ còn chỉ ra loạt điểm lạc hậu, điển hình trong đó là MiG-35 được trang bị loại động cơ RD-33MK, cải tiến từ loại RD-33, sản xuất năm 1972.Có thể đây chính là lý do khiến Đại tá Kuber thuộc tổ chức Tư vấn Độc lập về Quốc phòng và Không gian của Ấn Độ đã phản đối kế hoạch mua tiêm kích này của Nga khi nói, việc mua MiG-35 là không cần thiết khi loại máy bay này đã không đạt được các điều kiện của gói thầu của Không quân Ấn Độ.Đặc biệt, chính Không quân Nga cũng tỏ ra khá thận trọng với MiG-35 khi Phó chủ tịch về nghiên cứu của Tổng công ty Chế tạo máy bay thống nhất Nga OAK, ông Sergei Korotkov cho rằng, sau khi hoàn thành thử nghiệm và có biên bản thử nghiệm cấp nhà nước, Bộ Quốc phòng Nga mới quyết định mua sắm MiG-35.Mặc dù không được khách hàng đánh giá cao nhưng nhà sản xuất MiG khẳng định, máy bay MiG-35 được trang bị loại radar thế hệ mới có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu, có thể hoạt động trên đất liền, trên biển trong mọi điều kiện thời tiết. Đây là dòng chiến đấu cơ độc đáo và đầy tiềm năng, tiêm kích thế hệ 4++ và có thể nói tiệm cận với tiêu chuẩn thế hệ 5.
Theo bài viết của tạp chí National Interest, dòng tiêm kích MiG-35 mới được Nga giới thiệu tại Triển lãm MAKS 2019 (kết thúc đầu tháng 9/2019) hóa ra đã lỗi thời về mặt kỹ thuật.
Vì thực tế, đây chỉ là phiên bản nâng cấp của dòng tiêm kích MiG-29 có từ thời Chiến tranh lạnh nhưng sự khác biệt giữa 2 biến thể này cũng không quá rõ ràng.
Báo Mỹ cho rằng, thế hê 4++ Nga gắn cho MiG-35 chỉ là nỗ lực của nhà sản xuất muốn khẳng định bước cải tiến đáng kể của dòng chiến đấu cơ đã có hàng chục năm tuổi.
Nhưng thực tế không phải vậy bởi MiG-35 quá lỗi thời khi so với những chiến đấu cơ cùng thế hệ và không thể so sánh được với những chiến đấu cơ thế hệ mới của phương Tây.
Báo Mỹ còn chỉ ra loạt điểm lạc hậu, điển hình trong đó là MiG-35 được trang bị loại động cơ RD-33MK, cải tiến từ loại RD-33, sản xuất năm 1972.
Có thể đây chính là lý do khiến Đại tá Kuber thuộc tổ chức Tư vấn Độc lập về Quốc phòng và Không gian của Ấn Độ đã phản đối kế hoạch mua tiêm kích này của Nga khi nói, việc mua MiG-35 là không cần thiết khi loại máy bay này đã không đạt được các điều kiện của gói thầu của Không quân Ấn Độ.
Đặc biệt, chính Không quân Nga cũng tỏ ra khá thận trọng với MiG-35 khi Phó chủ tịch về nghiên cứu của Tổng công ty Chế tạo máy bay thống nhất Nga OAK, ông Sergei Korotkov cho rằng, sau khi hoàn thành thử nghiệm và có biên bản thử nghiệm cấp nhà nước, Bộ Quốc phòng Nga mới quyết định mua sắm MiG-35.
Mặc dù không được khách hàng đánh giá cao nhưng nhà sản xuất MiG khẳng định, máy bay MiG-35 được trang bị loại radar thế hệ mới có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu, có thể hoạt động trên đất liền, trên biển trong mọi điều kiện thời tiết. Đây là dòng chiến đấu cơ độc đáo và đầy tiềm năng, tiêm kích thế hệ 4++ và có thể nói tiệm cận với tiêu chuẩn thế hệ 5.