Trong số những vũ khí tiêu chuẩn được Mỹ chọn trang bị cho cả 3 phiên bản tiêm kích thế hệ 5 F-35 bào gồm: Tên lửa đối không AIM-9X, AIM-120 AMRAAM, tên lửa JSM, bom lượn JSOW, bom đường kính nhỏ... cùng một số loại bom tối tân khác do Mỹ sản xuất.Điều bất ngờ là SOM-J - dòng tên lửa tàng hình do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất vốn nằm trong danh sách được trang bị cho F-35 Mỹ và đồng minh trước đây hoàn toàn vắng bóng trong danh sách được Mỹ công bố. Thay vào vị trí của SOM-J chính là dòng tên lửa tàng hình JSM do Na Uy sản xuất.Thổ Nhĩ Kỳ là một trong nhóm 9 quốc gia tham gia vào chương trình phát triển máy bay F-35. Theo đó, 10 nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp hơn 900 bộ phận của máy bay F-35, trong đó có 400 bộ phận đặc biệt không có nhà thầu thay thế (tại thời điểm Ankara vẫn tham gia chương trình).Đặc biệt trong số đó là tên lửa không đối đất SOM-J. Dòng tên lửa này có khả năng tàng hình, được ứng dụng nhiều tính năng mới, như thay đổi mục tiêu trong khi bay. Độ chính xác được tăng cao nhờ đầu dò ảnh hồng ngoại, trong khi quả đạn dẫn đường bằng vệ tinh và khớp ảnh địa hình, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.Tên lửa SOM-J có tốc độ cận âm khoảng 1.100km/h. Việc tích hợp SOM-J vào khoang vũ khí vừa giúp tiêm kích F-35 duy trì khả năng tàng hình, vừa có thể tấn công các mục tiêu ngoài tầm hoạt động của hệ thống phòng không đối phương.Vũ khí này được coi là niềm tự hào, là minh chứng sức mạnh của công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Và đây cũng là quân bài được Ankara dùng để mặc cả với Mỹ khi bị Washington ngừng chuyển giao F-35 và đơn phương loại Thổ ra khỏi chương trình F-35 do mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.Cùng với việc thay thế tên lửa SOM-J, Lầu Năm Góc cũng vừa tuyên bố sẽ loại toàn bộ linh kiện Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ra khỏi chương trình F-35 sớm hơn kế hoạch. Thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3/2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác.Thông báo đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc năm 2020.Để hất cẳng Thổ Nhĩ Kỳ, nhà thầu Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích F-35.Những linh kiện này sẽ được dùng để sản xuất cả 3 phiên bản của Thủy quân lục chiến, Hải quân, Không quân, cũng như các chương trình xuất khẩu ra nước ngoài. "Tất cả các đơn hàng sẽ có hiệu lực trước tháng 12/2020", nhà thầu quốc phòng Mỹ cho biết. Ảnh trong bài: Tên lửa JSM và tiêm kích F-35.
Trong số những vũ khí tiêu chuẩn được Mỹ chọn trang bị cho cả 3 phiên bản tiêm kích thế hệ 5 F-35 bào gồm: Tên lửa đối không AIM-9X, AIM-120 AMRAAM, tên lửa JSM, bom lượn JSOW, bom đường kính nhỏ... cùng một số loại bom tối tân khác do Mỹ sản xuất.
Điều bất ngờ là SOM-J - dòng tên lửa tàng hình do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất vốn nằm trong danh sách được trang bị cho F-35 Mỹ và đồng minh trước đây hoàn toàn vắng bóng trong danh sách được Mỹ công bố. Thay vào vị trí của SOM-J chính là dòng tên lửa tàng hình JSM do Na Uy sản xuất.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong nhóm 9 quốc gia tham gia vào chương trình phát triển máy bay F-35. Theo đó, 10 nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp hơn 900 bộ phận của máy bay F-35, trong đó có 400 bộ phận đặc biệt không có nhà thầu thay thế (tại thời điểm Ankara vẫn tham gia chương trình).
Đặc biệt trong số đó là tên lửa không đối đất SOM-J. Dòng tên lửa này có khả năng tàng hình, được ứng dụng nhiều tính năng mới, như thay đổi mục tiêu trong khi bay. Độ chính xác được tăng cao nhờ đầu dò ảnh hồng ngoại, trong khi quả đạn dẫn đường bằng vệ tinh và khớp ảnh địa hình, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Tên lửa SOM-J có tốc độ cận âm khoảng 1.100km/h. Việc tích hợp SOM-J vào khoang vũ khí vừa giúp tiêm kích F-35 duy trì khả năng tàng hình, vừa có thể tấn công các mục tiêu ngoài tầm hoạt động của hệ thống phòng không đối phương.
Vũ khí này được coi là niềm tự hào, là minh chứng sức mạnh của công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Và đây cũng là quân bài được Ankara dùng để mặc cả với Mỹ khi bị Washington ngừng chuyển giao F-35 và đơn phương loại Thổ ra khỏi chương trình F-35 do mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Cùng với việc thay thế tên lửa SOM-J, Lầu Năm Góc cũng vừa tuyên bố sẽ loại toàn bộ linh kiện Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ra khỏi chương trình F-35 sớm hơn kế hoạch. Thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3/2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác.
Thông báo đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc năm 2020.
Để hất cẳng Thổ Nhĩ Kỳ, nhà thầu Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích F-35.
Những linh kiện này sẽ được dùng để sản xuất cả 3 phiên bản của Thủy quân lục chiến, Hải quân, Không quân, cũng như các chương trình xuất khẩu ra nước ngoài. "Tất cả các đơn hàng sẽ có hiệu lực trước tháng 12/2020", nhà thầu quốc phòng Mỹ cho biết. Ảnh trong bài: Tên lửa JSM và tiêm kích F-35.