Thỏa thuận cung cấp cho Ai Cập hơn 20 tiêm kích Su-35 có hiệu lực vào cuối năm 2018. Do đó Ai Cập trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc sở hữu các máy bay chiến đấu mới nhất của Nga.Nhiều thập kỷ qua, nhà cầm quyền Cairo luôn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển không quân, nâng cao sức mạnh chiến đấu.Việc mua Su-35 được giới lãnh đạo chính trị - quân sự Ai Cập xem là một bước đi quan trọng để đảm bảo sự thống trị của không quân nước này trong khu vực.Dù cuộc xung đột vũ trang tại Libya đã gia tăng cường độ đặc biệt trong những tháng gần đây, song lực lượng không quân vẫn còn khá mỏng.Cả Chính phủ Hiệp định quốc gia Libya (GNA) và Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đều có ít máy bay cũng như phi công đủ trình độ, UAV của Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí đang cho thấy hiệu quả cao hơn nhiều.Sự can thiệp của Ai Cập vào cuộc xung đột Libya sẽ thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực hiện có. Thổ Nhĩ Kỳ và các tay súng đánh thuê đến từ Idlib sẽ không thể chiến đấu với quân đội Ai Cập vượt trội về quân số, vũ khí và huấn luyện.Máy bay chiến đấu Ai Cập sẽ ngay lập tức thiết lập uy quyền trên không.Đã có hai kịch bản được giới chuyên gia quân sự nêu ra.Kịch bản đầu tiên là Ai Cập sẽ không điều máy bay chiến đấu mới vừa nhận được tới Libya, bởi vì các chiến đấu cơ khác của họ vẫn thừa sức tạo ra ưu thế lớn trước đối phương.GNA thực tế không có máy bay chiến đấu và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khó có thể bước vào cuộc đối đầu mở với Ai Cập, thì các loại máy bay cũ hơn của Cairo vẫn có thể hoạt động trên bầu trời Libya.Kịch bản thứ hai là Tổng thống Abdul-Fattah al-Sisi thực sự muốn thử nghiệm chiếc máy bay nhận được từ Nga trong thực tế. Việc đưa vào chiến trường Libya sẽ trở thành bài kiểm tra hoàn hảo cho máy bay chiến đấu Su-35 của không quân Ai Cập.Sự xuất hiện của những tiêm kích Ai Cập trên bầu trời Libya rất quan trọng, nhưng đó chỉ là giả thuyết.Việc sử dụng máy bay mới nhất sẽ cho cả kẻ thù và đối tác của Ai Cập thấy những cơ hội đã mở ra cho ngành hàng không quân sự nước này.Ngoài ra các phi công quân sự Ai Cập sẽ có được kinh nghiệm chiến đấu thực sự trên tiêm kích Su-35, điều này cũng rất quan trọng nhất là trong tình hình chính trị quân sự phức tạp tại khu vực.Cần nói rõ rằng Su-35 chắc chắn sẽ được Cairo sử dụng, nếu không trực tiếp trên chiến trường thì cũng như một mối đe dọa đối với GNA, khiến lực lượng này phải chùn chân khi tiến công các vị trí của LNA.Trong trường hợp Ai Cập sử dụng Su-35 ở Libya thì GNA sẽ không thể chống lại chiếc tiêm kích này.Tất cả hy vọng sẽ dồn vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi Ankara đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf cũng do Nga sản xuất.Nhà báo Basel Haj Jasem trong bài viết của mình trên tờ Daily Sabah đã đưa ra đề xuất điều động hệ thống tên lửa phòng không S-400 sang Bắc Phi, đây là viễn cảnh mà Nga rất lo ngại vì vũ khí do mình chế tạo lâm vào cảnh tương tàn.
Thỏa thuận cung cấp cho Ai Cập hơn 20 tiêm kích Su-35 có hiệu lực vào cuối năm 2018. Do đó Ai Cập trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc sở hữu các máy bay chiến đấu mới nhất của Nga.
Nhiều thập kỷ qua, nhà cầm quyền Cairo luôn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển không quân, nâng cao sức mạnh chiến đấu.
Việc mua Su-35 được giới lãnh đạo chính trị - quân sự Ai Cập xem là một bước đi quan trọng để đảm bảo sự thống trị của không quân nước này trong khu vực.
Dù cuộc xung đột vũ trang tại Libya đã gia tăng cường độ đặc biệt trong những tháng gần đây, song lực lượng không quân vẫn còn khá mỏng.
Cả Chính phủ Hiệp định quốc gia Libya (GNA) và Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đều có ít máy bay cũng như phi công đủ trình độ, UAV của Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí đang cho thấy hiệu quả cao hơn nhiều.
Sự can thiệp của Ai Cập vào cuộc xung đột Libya sẽ thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực hiện có. Thổ Nhĩ Kỳ và các tay súng đánh thuê đến từ Idlib sẽ không thể chiến đấu với quân đội Ai Cập vượt trội về quân số, vũ khí và huấn luyện.
Máy bay chiến đấu Ai Cập sẽ ngay lập tức thiết lập uy quyền trên không.
Đã có hai kịch bản được giới chuyên gia quân sự nêu ra.
Kịch bản đầu tiên là Ai Cập sẽ không điều máy bay chiến đấu mới vừa nhận được tới Libya, bởi vì các chiến đấu cơ khác của họ vẫn thừa sức tạo ra ưu thế lớn trước đối phương.
GNA thực tế không có máy bay chiến đấu và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khó có thể bước vào cuộc đối đầu mở với Ai Cập, thì các loại máy bay cũ hơn của Cairo vẫn có thể hoạt động trên bầu trời Libya.
Kịch bản thứ hai là Tổng thống Abdul-Fattah al-Sisi thực sự muốn thử nghiệm chiếc máy bay nhận được từ Nga trong thực tế. Việc đưa vào chiến trường Libya sẽ trở thành bài kiểm tra hoàn hảo cho máy bay chiến đấu Su-35 của không quân Ai Cập.
Sự xuất hiện của những tiêm kích Ai Cập trên bầu trời Libya rất quan trọng, nhưng đó chỉ là giả thuyết.
Việc sử dụng máy bay mới nhất sẽ cho cả kẻ thù và đối tác của Ai Cập thấy những cơ hội đã mở ra cho ngành hàng không quân sự nước này.
Ngoài ra các phi công quân sự Ai Cập sẽ có được kinh nghiệm chiến đấu thực sự trên tiêm kích Su-35, điều này cũng rất quan trọng nhất là trong tình hình chính trị quân sự phức tạp tại khu vực.
Cần nói rõ rằng Su-35 chắc chắn sẽ được Cairo sử dụng, nếu không trực tiếp trên chiến trường thì cũng như một mối đe dọa đối với GNA, khiến lực lượng này phải chùn chân khi tiến công các vị trí của LNA.
Trong trường hợp Ai Cập sử dụng Su-35 ở Libya thì GNA sẽ không thể chống lại chiếc tiêm kích này.
Tất cả hy vọng sẽ dồn vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi Ankara đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf cũng do Nga sản xuất.
Nhà báo Basel Haj Jasem trong bài viết của mình trên tờ Daily Sabah đã đưa ra đề xuất điều động hệ thống tên lửa phòng không S-400 sang Bắc Phi, đây là viễn cảnh mà Nga rất lo ngại vì vũ khí do mình chế tạo lâm vào cảnh tương tàn.