Theo Aviationist, vào hôm 7/12 một chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet của Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng tại Nhật Bản đã gặp nạn trên biển. Tuy không có thêm chi tiết thông tin vụ việc, nhưng khả năng rất cao chiếc F/A-18 gặp nạn tại Nhật Bản thuộc biên chế lực lượng không lực Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng tại Iwakuni, Nhật Bản với phiên bản F/A-18C/D Hornet.Nếu được xác nhận, đây sẽ là sự cố thứ 9 liên quan tới tiêm kích đa năng F/A-18 Hornet chỉ trong vòng 6 tháng qua. Rõ ràng đây là dấu hỏi lớn vô cùng tới chất lượng F/A-18 Hornet – một dòng tiêm kích tiên tiến của Mỹ.Mặc dù mỗi vụ tai nạn có nhiều nguyên nhân khác nhau gồm cả lỗi từ con người, máy bay, tuy nhiên sau vụ tai nạn tại Nhật Bản thì rõ ràng là lỷ lệ các sự cố liên quan tới F/A-18 Hornet đang ở mức báo động.Có thể điểm qua một số vụ tai nạn gần đây liên quan tới F/A-18 Hornet: hai chiếc F-18 Hornet của Thủy quân Lục chiến Mỹ gặp nạn ở Miramar, gần TP San Diego vào hôm 9/11; ngày 25/10 một chiếc Hornet của Không quân Thụy Sĩ cũng gặp nạn; ngày 27/7 một chiếc F/A-18 của phi đội Blue Angels, Không quân Mỹ bị rơi.Những vụ tai nạn liên tiếp trong 6 tháng gần đây và suốt mấy năm qua dẫn tới việc Quân đội Mỹ thiếu hụt số máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet dùng cho hoạt động huấn luyện, đào tạo.Một số nguồn tin cho hay, Thủy quân Lục chiến Mỹ đang tính toán phương án nâng cấp 30 chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet (hiện lưu trữ tại căn cứ David Monthan, Arizona) lên chuẩn C+ để tăng hạn.F/A-18 Hornet là máy bay chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấu trên cả ba mặt trận. Khoảng 1.480 chiếc F/A-18 Hornet đã được chế tạo với đơn giá một chiếc khoảng 30-50 triệu USD. Nó được trang bị cho Hải quân Mỹ, Không quân Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Ngoài ra, còn được xuất khẩu cho một số quốc gia đồng minh ở châu Âu.Tiêm kích F/A-18 có những tính năng khí động lực xuất sắc, chủ yếu nhờ vào các cánh nâng phía trước cánh (LEX). Các vai trò chủ yếu của loại máy bay này là hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát.F/A-18 có khả năng triển khai 6,2 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không/không đối đất/không đối hải, bom/mìn các loại và một khẩu pháo 20mm trong thân.Máy bay trang bị hai động cơ F404-GE-400 cung cấp tốc độ tối đa 1.915km/h, bán kính chiến đấu 740km, tầm bay cực đại 3.330km, trần bay 15,2km, vận tốc leo cao m/s.
Theo Aviationist, vào hôm 7/12 một chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet của Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng tại Nhật Bản đã gặp nạn trên biển. Tuy không có thêm chi tiết thông tin vụ việc, nhưng khả năng rất cao chiếc F/A-18 gặp nạn tại Nhật Bản thuộc biên chế lực lượng không lực Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng tại Iwakuni, Nhật Bản với phiên bản F/A-18C/D Hornet.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là sự cố thứ 9 liên quan tới tiêm kích đa năng F/A-18 Hornet chỉ trong vòng 6 tháng qua. Rõ ràng đây là dấu hỏi lớn vô cùng tới chất lượng F/A-18 Hornet – một dòng tiêm kích tiên tiến của Mỹ.
Mặc dù mỗi vụ tai nạn có nhiều nguyên nhân khác nhau gồm cả lỗi từ con người, máy bay, tuy nhiên sau vụ tai nạn tại Nhật Bản thì rõ ràng là lỷ lệ các sự cố liên quan tới F/A-18 Hornet đang ở mức báo động.
Có thể điểm qua một số vụ tai nạn gần đây liên quan tới F/A-18 Hornet: hai chiếc F-18 Hornet của Thủy quân Lục chiến Mỹ gặp nạn ở Miramar, gần TP San Diego vào hôm 9/11; ngày 25/10 một chiếc Hornet của Không quân Thụy Sĩ cũng gặp nạn; ngày 27/7 một chiếc F/A-18 của phi đội Blue Angels, Không quân Mỹ bị rơi.
Những vụ tai nạn liên tiếp trong 6 tháng gần đây và suốt mấy năm qua dẫn tới việc Quân đội Mỹ thiếu hụt số máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet dùng cho hoạt động huấn luyện, đào tạo.
Một số nguồn tin cho hay, Thủy quân Lục chiến Mỹ đang tính toán phương án nâng cấp 30 chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet (hiện lưu trữ tại căn cứ David Monthan, Arizona) lên chuẩn C+ để tăng hạn.
F/A-18 Hornet là máy bay chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấu trên cả ba mặt trận. Khoảng 1.480 chiếc F/A-18 Hornet đã được chế tạo với đơn giá một chiếc khoảng 30-50 triệu USD. Nó được trang bị cho Hải quân Mỹ, Không quân Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Ngoài ra, còn được xuất khẩu cho một số quốc gia đồng minh ở châu Âu.
Tiêm kích F/A-18 có những tính năng khí động lực xuất sắc, chủ yếu nhờ vào các cánh nâng phía trước cánh (LEX). Các vai trò chủ yếu của loại máy bay này là hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát.
F/A-18 có khả năng triển khai 6,2 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không/không đối đất/không đối hải, bom/mìn các loại và một khẩu pháo 20mm trong thân.
Máy bay trang bị hai động cơ F404-GE-400 cung cấp tốc độ tối đa 1.915km/h, bán kính chiến đấu 740km, tầm bay cực đại 3.330km, trần bay 15,2km, vận tốc leo cao m/s.