Không ai ngờ rằng sau khi ông Donal Trump lên nắm quyền Tổng thống Mỹ, xung đột Nga-Ukraine không những không "kết thúc trong 24 giờ" như ông đã hứa, mà còn từng bước bị đẩy vào vực thẳm mất kiểm soát. Mới đây, cuộc tấn công của Nga lại tiếp tục leo thang.Vào lúc 5 giờ sáng, bầu trời Kiev như bị xé toạc, khi 10 tên lửa hành trình Kalibr của Nga xuyên qua màn đêm và hướng thẳng đến khu vực xung quanh dinh tổng thống Ukraine. Đây không phải là một cuộc không kích thông thường, mà là một "đòn đánh tâm lý" được lên kế hoạch cẩn thận.Một "lưới tử thần" gồm tên lửa và UAV tự sát của Nga với mật độ dày đặc và 46 cuộc tấn công liên tiếp đã biến các khu vực đô thị Nitsky, Solomensky và Podil thành biển lửa. Mặc dù hệ thống phòng không Kiev đã cố gắng hết sức để đánh chặn, một số tên lửa vẫn vượt qua được tuyến phòng thủ và đánh chính xác vào một số mục tiêu quan trọng gần dinh tổng thống.Những người chứng kiến tại hiện trường cho biết, vụ nổ gây ra tiếng động lớn, ngọn lửa bốc cao khắp bầu trời và toàn bộ thành phố trông giống như một thùng thuốc súng đang cháy. Trong khi khẩn trương huy động lực lượng cứu hỏa để dập lửa, Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko đã phải trấn an người dân qua đài phát thanh.Tuy nhiên, mục đích thực sự của cuộc tấn công này không chỉ là phá hủy cơ sở hạ tầng - nó giống như một chiếc búa tạ, nhắm thẳng vào “trung tâm thần kinh” của chính phủ Ukraine. Vậy đây có tín hiệu “chiến dịch phẫu thuật nội soi” được phát đi? Hay chỉ là ván cờ "chiến tranh tâm lý" của Moskva?Không phải ngẫu nhiên mà 10 tên lửa tấn công bao vây dinh tổng thống Ukraine. Các nhà phân tích độc lập chỉ ra rằng, đây là một "hành động răn đe" được Điện Kremlin và quân đội Nga (RFAF) lên kế hoạch cụ thể và có sự tính toán hết sức tỉ mỉ.Kể từ khi xung đột nổ ra, RFAF đã nhiều lần cố gắng làm suy yếu ý chí kháng cự của Ukraine, bằng các cuộc không kích cường độ cao. Cuộc tấn công trực tiếp vào dinh tổng thống lần này, chắc chắn đang phát đi một tín hiệu nguy hiểm: Nga có thể đang chuẩn bị cho một "chiến dịch phẫu thuật nội soi" mới.Tuy nhiên, việc Moskva nhắm tới và loại bỏ Tổng thống Ukraine Zelensky có dễ không? Câu trả lời là không. Lý do trước hết đó là việc thu thập thông tin tình báo là thách thức lớn nhất. Nơi ở của Tổng thống Zelensky được giữ bí mật tuyệt đối.Ngay cả khi RFAF có nhân viên tình báo đồn trú tại Kiev, việc nắm bắt vị trí của Tổng thống Ukraine theo thời gian thực cũng gần như không thể. Trong chiến tranh hiện đại, phạm vi bao phủ toàn diện của vệ tinh, UAV trinh sát và hệ thống tác chiến điện tử có nghĩa là bất kỳ rò rỉ thông tin tình báo nhỏ nào, cũng có thể trở thành cái bẫy chết người.Thứ hai, khả năng phòng thủ của dinh tổng thống Ukraine có thể được mô tả là “bất khả xâm phạm”. Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, Ukraine đã biến dinh tổng thống thành một boongke ngầm, có khả năng phòng thủ, thậm chí có thể chống lại một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật.Do vậy, tên lửa thông thường của Nga không thể xuyên thủng được nhiều lớp phòng thủ của căn hầm bảo vệ Tổng thống. Và ngay cả bom phá boongke hạng nặng, cũng không thể tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng một đòn tấn công.Nhưng ngay cả như vậy, cuộc tấn công vẫn khiến các nhà lãnh đạo cấp cao của Ukraine cảm thấy lo lắng. Một số người suy đoán rằng, mục đích thực sự của Moskva có thể không phải là "chặt đầu" lãnh đạo cao nhất của Ukraine, mà là làm lung lay tinh thần của chính phủ Ukraine, bằng cách tạo ra sự hoảng loạn.Suy cho cùng, trong cuộc chiến kéo dài hai năm, tiềm lực chiến tranh của Ukraine đã đạt đến giới hạn, và điều Nga cần là khiến đối thủ sụp đổ về mặt tâm lý trước. Và đòn tấn công của Moskva vừa qua, chính là đòn cân não với lãnh đạo Ukraine.Trước sức ép không ngừng nghỉ của RFAF, Ukraine đã không ngồi yên. Ngoài sự phản kháng về mặt quân sự, Kiev còn có "bước đột phá về ngoại giao" trên trường quốc tế. Kể từ khi chiến tranh nổ ra, Ukraine đã thiết lập hợp tác quân sự với hơn 50 quốc gia.Các cường quốc châu Âu như Pháp, Anh và Đức đã cam kết cung cấp "hỗ trợ vũ khí sát thương", bao gồm tên lửa hành trình Storm Shadow và xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2. Tổng thống Mỹ Biden khi còn tại chức, thậm chí còn tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine 61 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế; đây là mức viện trợ cao kỷ lục.Nhưng tham vọng của Ukraine còn vượt xa hơn thế nữa. Chính phủ của Tổng thống Zelensky hiểu rõ rằng, nếu muốn vượt qua cuộc chiến kéo dài này, họ phải "quốc tế hóa" cuộc xung đột Nga-Ukraine. Để đạt được mục đích này, Ukraine đã tích cực thúc đẩy Tòa án Hình sự Quốc tế, ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Putin và đưa ra một số đề xuất trừng phạt đối với Nga tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.Tuy nhiên, bất kể Ukraine cố gắng thế nào, thực tế khắc nghiệt của chiến tranh vẫn tiếp tục xé nát đất nước này. Theo Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm hơn 100.000 người Ukraine thiệt mạng và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi ra nước ngoài tị nạn.Từ trận “mưa tên lửa” lúc 5 giờ sáng, đến bước đột phá ngoại giao của Ukraine, mọi chi tiết trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đều nhắc nhở thế giới rằng: cuộc chiến này đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Liệu "chiến dịch chặt đầu" của Moskva có trở thành hiện thực? Liệu Ukraine có thể tồn tại sau chiến tranh không? Hiện chưa thể có câu trả lời cho những câu hỏi này. (nguồn ảnh Military Review, Ukrinform, Kyiv Post, TASS).
Không ai ngờ rằng sau khi ông Donal Trump lên nắm quyền Tổng thống Mỹ, xung đột Nga-Ukraine không những không "kết thúc trong 24 giờ" như ông đã hứa, mà còn từng bước bị đẩy vào vực thẳm mất kiểm soát. Mới đây, cuộc tấn công của Nga lại tiếp tục leo thang.
Vào lúc 5 giờ sáng, bầu trời Kiev như bị xé toạc, khi 10 tên lửa hành trình Kalibr của Nga xuyên qua màn đêm và hướng thẳng đến khu vực xung quanh dinh tổng thống Ukraine. Đây không phải là một cuộc không kích thông thường, mà là một "đòn đánh tâm lý" được lên kế hoạch cẩn thận.
Một "lưới tử thần" gồm tên lửa và UAV tự sát của Nga với mật độ dày đặc và 46 cuộc tấn công liên tiếp đã biến các khu vực đô thị Nitsky, Solomensky và Podil thành biển lửa. Mặc dù hệ thống phòng không Kiev đã cố gắng hết sức để đánh chặn, một số tên lửa vẫn vượt qua được tuyến phòng thủ và đánh chính xác vào một số mục tiêu quan trọng gần dinh tổng thống.
Những người chứng kiến tại hiện trường cho biết, vụ nổ gây ra tiếng động lớn, ngọn lửa bốc cao khắp bầu trời và toàn bộ thành phố trông giống như một thùng thuốc súng đang cháy. Trong khi khẩn trương huy động lực lượng cứu hỏa để dập lửa, Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko đã phải trấn an người dân qua đài phát thanh.
Tuy nhiên, mục đích thực sự của cuộc tấn công này không chỉ là phá hủy cơ sở hạ tầng - nó giống như một chiếc búa tạ, nhắm thẳng vào “trung tâm thần kinh” của chính phủ Ukraine. Vậy đây có tín hiệu “chiến dịch phẫu thuật nội soi” được phát đi? Hay chỉ là ván cờ "chiến tranh tâm lý" của Moskva?
Không phải ngẫu nhiên mà 10 tên lửa tấn công bao vây dinh tổng thống Ukraine. Các nhà phân tích độc lập chỉ ra rằng, đây là một "hành động răn đe" được Điện Kremlin và quân đội Nga (RFAF) lên kế hoạch cụ thể và có sự tính toán hết sức tỉ mỉ.
Kể từ khi xung đột nổ ra, RFAF đã nhiều lần cố gắng làm suy yếu ý chí kháng cự của Ukraine, bằng các cuộc không kích cường độ cao. Cuộc tấn công trực tiếp vào dinh tổng thống lần này, chắc chắn đang phát đi một tín hiệu nguy hiểm: Nga có thể đang chuẩn bị cho một "chiến dịch phẫu thuật nội soi" mới.
Tuy nhiên, việc Moskva nhắm tới và loại bỏ Tổng thống Ukraine Zelensky có dễ không? Câu trả lời là không. Lý do trước hết đó là việc thu thập thông tin tình báo là thách thức lớn nhất. Nơi ở của Tổng thống Zelensky được giữ bí mật tuyệt đối.
Ngay cả khi RFAF có nhân viên tình báo đồn trú tại Kiev, việc nắm bắt vị trí của Tổng thống Ukraine theo thời gian thực cũng gần như không thể. Trong chiến tranh hiện đại, phạm vi bao phủ toàn diện của vệ tinh, UAV trinh sát và hệ thống tác chiến điện tử có nghĩa là bất kỳ rò rỉ thông tin tình báo nhỏ nào, cũng có thể trở thành cái bẫy chết người.
Thứ hai, khả năng phòng thủ của dinh tổng thống Ukraine có thể được mô tả là “bất khả xâm phạm”. Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, Ukraine đã biến dinh tổng thống thành một boongke ngầm, có khả năng phòng thủ, thậm chí có thể chống lại một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật.
Do vậy, tên lửa thông thường của Nga không thể xuyên thủng được nhiều lớp phòng thủ của căn hầm bảo vệ Tổng thống. Và ngay cả bom phá boongke hạng nặng, cũng không thể tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng một đòn tấn công.
Nhưng ngay cả như vậy, cuộc tấn công vẫn khiến các nhà lãnh đạo cấp cao của Ukraine cảm thấy lo lắng. Một số người suy đoán rằng, mục đích thực sự của Moskva có thể không phải là "chặt đầu" lãnh đạo cao nhất của Ukraine, mà là làm lung lay tinh thần của chính phủ Ukraine, bằng cách tạo ra sự hoảng loạn.
Suy cho cùng, trong cuộc chiến kéo dài hai năm, tiềm lực chiến tranh của Ukraine đã đạt đến giới hạn, và điều Nga cần là khiến đối thủ sụp đổ về mặt tâm lý trước. Và đòn tấn công của Moskva vừa qua, chính là đòn cân não với lãnh đạo Ukraine.
Trước sức ép không ngừng nghỉ của RFAF, Ukraine đã không ngồi yên. Ngoài sự phản kháng về mặt quân sự, Kiev còn có "bước đột phá về ngoại giao" trên trường quốc tế. Kể từ khi chiến tranh nổ ra, Ukraine đã thiết lập hợp tác quân sự với hơn 50 quốc gia.
Các cường quốc châu Âu như Pháp, Anh và Đức đã cam kết cung cấp "hỗ trợ vũ khí sát thương", bao gồm tên lửa hành trình Storm Shadow và xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2. Tổng thống Mỹ Biden khi còn tại chức, thậm chí còn tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine 61 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế; đây là mức viện trợ cao kỷ lục.
Nhưng tham vọng của Ukraine còn vượt xa hơn thế nữa. Chính phủ của Tổng thống Zelensky hiểu rõ rằng, nếu muốn vượt qua cuộc chiến kéo dài này, họ phải "quốc tế hóa" cuộc xung đột Nga-Ukraine. Để đạt được mục đích này, Ukraine đã tích cực thúc đẩy Tòa án Hình sự Quốc tế, ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Putin và đưa ra một số đề xuất trừng phạt đối với Nga tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, bất kể Ukraine cố gắng thế nào, thực tế khắc nghiệt của chiến tranh vẫn tiếp tục xé nát đất nước này. Theo Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm hơn 100.000 người Ukraine thiệt mạng và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi ra nước ngoài tị nạn.
Từ trận “mưa tên lửa” lúc 5 giờ sáng, đến bước đột phá ngoại giao của Ukraine, mọi chi tiết trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đều nhắc nhở thế giới rằng: cuộc chiến này đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Liệu "chiến dịch chặt đầu" của Moskva có trở thành hiện thực? Liệu Ukraine có thể tồn tại sau chiến tranh không? Hiện chưa thể có câu trả lời cho những câu hỏi này. (nguồn ảnh Military Review, Ukrinform, Kyiv Post, TASS).