Pháo hạm AK-726 được trang bị chủ yếu trên các tàu chiến săn ngầm Project 159A/AE có trong biên chế Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân. Các tàu này được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, chống hạm tàu mặt nước (cự ly gần) và có thể pháo kích bờ biển trong các chiến dịch đổ bộ tái chiếm đảo, bờ biển…AK-726 là tên gọi của cả một hệ thống pháo hạm (gồm nhiều thành phần từ bệ pháo tới hệ thống điện, radar...) có thể được vận hành tự động hoàn toàn, dẫn bắn bằng radar hoặc có thể vận hành thủ công (với 3-4 chiến sĩ). Hệ thống pháo hạm này được Liên Xô phát triển từ 1954-1959, chính thức triển khai trên các tàu chiến Liên Xô và các nước XHCN anh em sau này từ năm 1963. Ảnh: Pháo hạm AK-726 trên tàu khu trục của Hải quân Romania đang khai hỏa.Ước tính, 104 khẩu đã được sản xuất từ 1958-1964 trang bị trên hơn 10 lớp tàu chiến do Liên Xô và một vài quốc gia XHCN Đông Âu sản xuất. Không chỉ nằm trên các tàu chiến nhỏ, AK-726 từng được sử dụng trên cả tàu sân bay Project 1143 Kiev của Liên Xô. Ảnh: Pháo hạm AK-726 trên tàu hộ vệ săn ngầm 159AE của Hải quân Việt Nam.Trên mỗi tàu hộ vệ 159AE của Việt Nam được lắp đến hai bệ pháo AK-726, mỗi bệ có trọng lượng 821kg, chiều dài nòng 4,48m.Pháo hạm AK-726 được trang bị hệ thống pháo nòng kép cỡ 76,2mm có tuổi thọ mỗi nòng khoảng 3.000-5.000 viên (bắn số lượng chừng ấy là phải thay thế).Tốc độ bắn ước tính 45 phát/phút mỗi nòng – chậm so với pháo hạm AK-176 hiện đại. Chính vì tốc độ bắn chậm nên AK-726 được đánh giá là không thể làm nhiệm vụ đánh chặn tên lửa diệt hạm.Góc nâng hạ nòng bằng tay -5 đến +85 độ, bằng hệ thống thủy lực -2 đến +84 độ.Các chiến sĩ đang vào bên trong tháp pháo AK-726.Hệ thống pháo hạm AK-726 được vận hành kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B cho phép pháo có thể bắn hạ máy bay bay với tốc độ 350-650 m/s ở độ cao 500m tới 6km, tầm bắn 18,3km.Nó có thể sử dụng để tấn công mục tiêu trên biển với cự ly bắn ước đạt 8,2km.
Pháo hạm AK-726 được trang bị chủ yếu trên các tàu chiến săn ngầm Project 159A/AE có trong biên chế Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân. Các tàu này được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, chống hạm tàu mặt nước (cự ly gần) và có thể pháo kích bờ biển trong các chiến dịch đổ bộ tái chiếm đảo, bờ biển…
AK-726 là tên gọi của cả một hệ thống pháo hạm (gồm nhiều thành phần từ bệ pháo tới hệ thống điện, radar...) có thể được vận hành tự động hoàn toàn, dẫn bắn bằng radar hoặc có thể vận hành thủ công (với 3-4 chiến sĩ). Hệ thống pháo hạm này được Liên Xô phát triển từ 1954-1959, chính thức triển khai trên các tàu chiến Liên Xô và các nước XHCN anh em sau này từ năm 1963. Ảnh: Pháo hạm AK-726 trên tàu khu trục của Hải quân Romania đang khai hỏa.
Ước tính, 104 khẩu đã được sản xuất từ 1958-1964 trang bị trên hơn 10 lớp tàu chiến do Liên Xô và một vài quốc gia XHCN Đông Âu sản xuất. Không chỉ nằm trên các tàu chiến nhỏ, AK-726 từng được sử dụng trên cả tàu sân bay Project 1143 Kiev của Liên Xô. Ảnh: Pháo hạm AK-726 trên tàu hộ vệ săn ngầm 159AE của Hải quân Việt Nam.
Trên mỗi tàu hộ vệ 159AE của Việt Nam được lắp đến hai bệ pháo AK-726, mỗi bệ có trọng lượng 821kg, chiều dài nòng 4,48m.
Pháo hạm AK-726 được trang bị hệ thống pháo nòng kép cỡ 76,2mm có tuổi thọ mỗi nòng khoảng 3.000-5.000 viên (bắn số lượng chừng ấy là phải thay thế).
Tốc độ bắn ước tính 45 phát/phút mỗi nòng – chậm so với pháo hạm AK-176 hiện đại. Chính vì tốc độ bắn chậm nên AK-726 được đánh giá là không thể làm nhiệm vụ đánh chặn tên lửa diệt hạm.
Góc nâng hạ nòng bằng tay -5 đến +85 độ, bằng hệ thống thủy lực -2 đến +84 độ.
Các chiến sĩ đang vào bên trong tháp pháo AK-726.
Hệ thống pháo hạm AK-726 được vận hành kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B cho phép pháo có thể bắn hạ máy bay bay với tốc độ 350-650 m/s ở độ cao 500m tới 6km, tầm bắn 18,3km.
Nó có thể sử dụng để tấn công mục tiêu trên biển với cự ly bắn ước đạt 8,2km.