Máy bay tiêm kích MiG-35 do Tập đoàn Mikoyan nghiên cứu phát triển trên cơ sở khung thân tiêm kích MiG-29M/M2 tích hợp những công nghệ của máy bay thế hệ 5 tạo nên mẫu tiêm kích thế hệ 4++ (hay 4,5). Tuy được giới thiệu từ năm 2007, nhưng mẫu máy bay này cho tới nay vẫn chưa giành được nhiều đơn hàng. Dẫu vậy, các nhà lãnh đạo của MiG vẫn rất lạc quan về tương lai của MiG-35. Thậm chí, MiG còn tin rằng sức mạnh tiêm kích MiG-35 sẽ khiến Việt Nam “xiêu long” trong chương trình chọn lựa máy bay thay thế MiG-21 huyền thoại.Thật vậy, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Izvestia, Tổng giám đốc MiG - ông Sergei Korotkov, máy bay tiêm kích MiG-35 là ứng viên triển vọng nhất cho việc thay thế MiG-21 ở Việt Nam, ông còn lưu ý rằng Đông Nam Á là một "khu vực chú trọng" của tập đoàn MiG.Nếu so với Su-30 thì thiết kế MiG-35 hơi kém ở khả năng tác chiến đa nhiệm với nhiệm vụ đối đất và đối hải. Tuy nhiên, nếu so về khả năng không chiến thì MiG-35 được các chuyên gia Nga - Ấn Độ tin rằng vượt trội Su-30 và ngang ngửa cả F-22 của Mỹ.So với dòng Su-30MK2 xuất khẩu cho Việt Nam, điểm mạnh và ưu việt hơn trong khả năng không chiến của MiG-35 là việc trang bị động cơ phản lực RD-33MK tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, điều này giúp MiG-35 thực hiện các bài bay siêu cơ động.Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi đạt tới tốc độ cần thiết MiG-35 hoàn toàn có thể thực hiện các kỹ thuật bay phức tạp với khả năng bay siêu cơ động. Khi thực hiện động tác này máy bay chuyển động nhanh về phía trước với góc tới 120 độ trước khi giảm tốc độ khiến toàn bộ phần thân và động cơ máy bay đều dựng đứng về phía trước theo chiều dọc, sau đó là bổ nhào vào tăng tốc trở lại.Với khả năng bay siêu cơ động các phi công lái máy bay chiến đấu của Nga hoàn toàn có thể dành được lợi thế chiến thuật trên không khi không chiến.MiG-35 có khả năng đạt tốc độ tối đa ở trần bay cao 2.400km/h, trần bay thấp là 1.450km/h, tầm bay cực đại (với 3 thùng dầu phụ) lên tới 3.100km, bán kính chiến đấu (mang vũ khí) đạt tới 1.000km - vượt trội F-16 của Mỹ - ứng viên được cho là triển vọng thay thế MiG-21 Việt Nam. Đặc biệt, vận tốc leo cao của MiG-35 lên tới 330m/s, vượt xa Su-30 (230m/s) và F-16 (m/s).Rõ ràng nếu nói về nhiệm vụ không đối không, đánh chặn máy bay địch thì MiG-35 có các thông số vượt trội. Nó có thể được xem là hậu duệ xuất sắc nhất của tiêm kích MiG-21 huyền thoại.Các thế hệ tiêm kích MiG trước đây thường bị chê bai là kém tiện nghi, nghèo hệ thống điện tử. Tuy nhiên, kể từ MiG-35 những lời chê bai đó đã là dĩ vãng. Givi Janjgava – Giám đốc đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của KRET (công ty chuyên phát triển các thiết bị hàng không cho Không quân Nga) cho biết, buồng lái của MiG-35 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu buồng lái của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 và được trang bị các công nghệ gần như tương tự.Tiêm kích đa năng MiG-35 còn được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AE.Radar này có tầm hoạt động lên tới 120km có thể theo dõi 30 mục tiêu cùng một lúc và thực hiện tấn công đồng thời 6 mục tiêu trong số đó bằng các tên lửa không đối không.Khả năng mang vác vũ khí của MiG-35 cũng không thua kém nhiều Su-30/35 với tải trọng 7 tấn vũ khí cùng 9 điểm treo (cánh và thân) cho phép mang tối đa 4 tên lửa không đối không tầm trung R-27 hoặc 8 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 hoặc 8 tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77 hoặc kết hợp 4 quả R-27 với hai quả R-73 hoặc kết hợp với R-77 tương tự.Khi cần, MiG-35 vẫn có thể đáp ứng nhiệm vụ không đối đất với khả năng mang 4 tên lửa đối đất Kh-29 cùng bom dẫn đường KAB-500; nhiệm vụ chống hạm với 2-4 quả tên lửa siêu thanh Kh-31A; nhiệm vụ áp chế phòng không đối phương với 2-4 tên lửa chống radar siêu than Kh-31P. Ảnh: MiG-35 mang theo hai đạn R-73, 4 đạn R-27 và hai bom KAB-500.
Máy bay tiêm kích MiG-35 do Tập đoàn Mikoyan nghiên cứu phát triển trên cơ sở khung thân tiêm kích MiG-29M/M2 tích hợp những công nghệ của máy bay thế hệ 5 tạo nên mẫu tiêm kích thế hệ 4++ (hay 4,5). Tuy được giới thiệu từ năm 2007, nhưng mẫu máy bay này cho tới nay vẫn chưa giành được nhiều đơn hàng. Dẫu vậy, các nhà lãnh đạo của MiG vẫn rất lạc quan về tương lai của MiG-35. Thậm chí, MiG còn tin rằng sức mạnh tiêm kích MiG-35 sẽ khiến Việt Nam “xiêu long” trong chương trình chọn lựa máy bay thay thế MiG-21 huyền thoại.
Thật vậy, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Izvestia, Tổng giám đốc MiG - ông Sergei Korotkov, máy bay tiêm kích MiG-35 là ứng viên triển vọng nhất cho việc thay thế MiG-21 ở Việt Nam, ông còn lưu ý rằng Đông Nam Á là một "khu vực chú trọng" của tập đoàn MiG.
Nếu so với Su-30 thì thiết kế MiG-35 hơi kém ở khả năng tác chiến đa nhiệm với nhiệm vụ đối đất và đối hải. Tuy nhiên, nếu so về khả năng không chiến thì MiG-35 được các chuyên gia Nga - Ấn Độ tin rằng vượt trội Su-30 và ngang ngửa cả F-22 của Mỹ.
So với dòng Su-30MK2 xuất khẩu cho Việt Nam, điểm mạnh và ưu việt hơn trong khả năng không chiến của MiG-35 là việc trang bị động cơ phản lực RD-33MK tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, điều này giúp MiG-35 thực hiện các bài bay siêu cơ động.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi đạt tới tốc độ cần thiết MiG-35 hoàn toàn có thể thực hiện các kỹ thuật bay phức tạp với khả năng bay siêu cơ động. Khi thực hiện động tác này máy bay chuyển động nhanh về phía trước với góc tới 120 độ trước khi giảm tốc độ khiến toàn bộ phần thân và động cơ máy bay đều dựng đứng về phía trước theo chiều dọc, sau đó là bổ nhào vào tăng tốc trở lại.
Với khả năng bay siêu cơ động các phi công lái máy bay chiến đấu của Nga hoàn toàn có thể dành được lợi thế chiến thuật trên không khi không chiến.
MiG-35 có khả năng đạt tốc độ tối đa ở trần bay cao 2.400km/h, trần bay thấp là 1.450km/h, tầm bay cực đại (với 3 thùng dầu phụ) lên tới 3.100km, bán kính chiến đấu (mang vũ khí) đạt tới 1.000km - vượt trội F-16 của Mỹ - ứng viên được cho là triển vọng thay thế MiG-21 Việt Nam. Đặc biệt, vận tốc leo cao của MiG-35 lên tới 330m/s, vượt xa Su-30 (230m/s) và F-16 (m/s).
Rõ ràng nếu nói về nhiệm vụ không đối không, đánh chặn máy bay địch thì MiG-35 có các thông số vượt trội. Nó có thể được xem là hậu duệ xuất sắc nhất của tiêm kích MiG-21 huyền thoại.
Các thế hệ tiêm kích MiG trước đây thường bị chê bai là kém tiện nghi, nghèo hệ thống điện tử. Tuy nhiên, kể từ MiG-35 những lời chê bai đó đã là dĩ vãng. Givi Janjgava – Giám đốc đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của KRET (công ty chuyên phát triển các thiết bị hàng không cho Không quân Nga) cho biết, buồng lái của MiG-35 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu buồng lái của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 và được trang bị các công nghệ gần như tương tự.
Tiêm kích đa năng MiG-35 còn được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AE.Radar này có tầm hoạt động lên tới 120km có thể theo dõi 30 mục tiêu cùng một lúc và thực hiện tấn công đồng thời 6 mục tiêu trong số đó bằng các tên lửa không đối không.
Khả năng mang vác vũ khí của MiG-35 cũng không thua kém nhiều Su-30/35 với tải trọng 7 tấn vũ khí cùng 9 điểm treo (cánh và thân) cho phép mang tối đa 4 tên lửa không đối không tầm trung R-27 hoặc 8 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 hoặc 8 tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77 hoặc kết hợp 4 quả R-27 với hai quả R-73 hoặc kết hợp với R-77 tương tự.
Khi cần, MiG-35 vẫn có thể đáp ứng nhiệm vụ không đối đất với khả năng mang 4 tên lửa đối đất Kh-29 cùng bom dẫn đường KAB-500; nhiệm vụ chống hạm với 2-4 quả tên lửa siêu thanh Kh-31A; nhiệm vụ áp chế phòng không đối phương với 2-4 tên lửa chống radar siêu than Kh-31P. Ảnh: MiG-35 mang theo hai đạn R-73, 4 đạn R-27 và hai bom KAB-500.