Tình trạng thiếu xe bọc thép đang buộc Quân đội Ukraine (AFU) phải dùng đến các biện pháp “ngày càng tuyệt vọng”. Mới đây, lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã phá hủy xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA Abrams do Mỹ viện trợ. Không chỉ chiếc xe tăng bị phá hủy mà cảnh quay kịch tính còn được chia sẻ trên mạng xã hội.Chiếc xe tăng M1A1SA này bị AFU phá hủy trong cuộc tấn công của Quân đội Nga (RFAF) vào thị trấn Sudzha, vùng Kursk ngày 5/1/2025. Cuộc tấn công của RFAF có sự tham gia của khoảng 50 xe chiến đấu bọc thép từ Lữ đoàn thủy quân lục chiến 155, 810 và Sư đoàn dù 106.Có thông tin cho rằng, mục đích của cuộc tấn công này của RFAF có thể là nhằm phá vỡ một cuộc tấn công đồng thời do AFU phát động, cách đó vài km, theo trục đường R-200, tấn công vào làng Bolshoye Soldatskoye, nằm ở góc đông bắc của "vòng cung" do Ukraine tạo ra trong chiến dịch bắt đầu từ tháng 8/2024.AFU đã sử dụng UAV FPV để tấn công vào đội hình đột kích của quân Nga, nhưng xét từ đoạn video, thứ bị phá hủy chính là xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA Abrams được biên chế cho Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 của AFU.Đoạn video cho thấy rõ ràng một chiếc UAV FPV đang khóa chặt một chiếc xe tăng đậu trên tuyết ở Kursk. Tờ Forbes của Mỹ cho rằng, nguyên nhân cụ thể khiến chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA này bị phá hủy vẫn chưa rõ ràng, có thể là do nhầm lẫn, hoặc có thể là cố ý để tránh bị quân Nga thu giữ.Năm 2023, Mỹ đã cung cấp 31 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA cho Ukraine. Theo báo cáo từ tổ chức tình báo nguồn mở Oryx của Hà Lan, sau một năm rưỡi giao tranh ác liệt, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47, đơn vị duy nhất được trang bị những xe tăng này, đã mất ít nhất 17 xe M1A1 Abrams. Kết quả là lữ đoàn không thể hình thành khả năng chiến đấu hiệu quả, do không đủ xe tăng. Tuy nhiên, theo thống kê của Oryx, ít nhất 7 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA không bị phá hủy hoàn toàn, mà chỉ bị hỏng hóc một phần. Những chiếc xe tăng này đã bị AFU bỏ lại trên chiến trường sau khi bị tấn công bởi mìn, đạn pháo hoặc UAV FPV của Nga. Một số chiếc trong số đó đã bị RFAF thu giữ và được đưa về hậu phương để nghiên cứu hoặc triển lãm. Trước sự việc UAV FPV phá hủy xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA, một số blogger quân sự Ukraine suy đoán rằng, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 đã bỏ rơi xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA vào ngày 11/12/2024. Có lẽ AFU đã quyết định đã đến lúc phải phá hủy chiếc xe tăng M1A1SA bị bỏ rơi, để tránh tiếp tục bị quân Nga thu giữ. Dù thế nào đi nữa, RFAF đã phát hiện ra quá nhiều điểm yếu của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA. Năm 2024, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 công bố một đoạn video, cho thấy hệ thống phòng thủ “đa dạng” của xe tăng M1A1SA, bao gồm giáp phản ứng nổ của Ukraine “độ thêm” ở hai bên và trên tháp pháo, cũng như "áo giáp lồng" dùng để chống UAV và các hệ thống tác chiến thiết bị điện tử. Tuy nhiên, sau nhiều lần thực chiến, các biện pháp phòng thủ này không phát huy được vai trò gì đáng kể.Hiện Quân đội Mỹ vẫn còn hàng nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams trong kho. Mặc dù M1A1SA cung cấp cho Ukraine là phiên bản riêng của Quân đội Mỹ, nhưng về tổng thể, một số thiết bị quan trọng đã được tháo dỡ trước khi chuyển giao cho Ukraine, nên có tính năng kém hơn nhiều so với M1A2.Ngoài ra, không giống như xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley cung cấp cho Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47, Mỹ từ chối cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới. Do vậy số lượng xe tăng M1A1SA Abrams mà Mỹ viện trợ cho Ukraine chỉ dừng lại ở con số 31 chiếc.Phương tiện bọc thép mà Mỹ viện trợ cho Ukraine bị thiệt hại nhiều nhất là xe chiến đấu bộ binh Bradley. Theo thống kê của Oryx, Ukraine đã mất ít nhất 125 xe chiến đấu bộ binh Bradley trong chiến đấu, trong đó một nửa số đó đã bị phá hủy hoàn toàn trên chiến trường.Trong cái gọi là "Chiến dịch phản công mùa hè năm 2023", AFU đã mất một số lượng lớn Bradley trên hướng mặt trận Orekhiv, và Mỹ đã cung cấp cho Ukraine thêm nhiều chiếc Bradley khác. Tuy nhiên, Mỹ không có kế hoạch cung cấp thêm xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams đã bị Nga phá hủy.Vì vậy, đối với Ukraine, mỗi lần mất xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây đều là thảm họa. Quân đội Australia gần đây đã cho loại khỏi biên chế các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA cũ và trang bị cho chúng loại M1A2 SEPv3 mới hơn. Vào tháng 10/ 2024, Australia hứa sẽ cung cấp 49 xe M1A1SA hiện đã loại biên cho Ukraine, nhưng thời gian cụ thể vẫn chưa được công bố.Nếu lời hứa trên thành hiện thực thì với những chiếc xe tăng M1A1 Abrams cũ này, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 có thể mở rộng tổ chức và có thể thành lập một tiểu đoàn xe tăng thứ hai. Nhưng nếu kế hoạch hỗ trợ này không thành hiện thực, số xe tăng M1A1 Abrams còn lại của họ sẽ phải gánh toàn bộ nhiệm vụ đột kích cho các đơn vị trong Lữ đoàn. (Nguồn ảnh: Sina, TASS, Sputnik).
Tình trạng thiếu xe bọc thép đang buộc Quân đội Ukraine (AFU) phải dùng đến các biện pháp “ngày càng tuyệt vọng”. Mới đây, lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã phá hủy xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA Abrams do Mỹ viện trợ. Không chỉ chiếc xe tăng bị phá hủy mà cảnh quay kịch tính còn được chia sẻ trên mạng xã hội.
Chiếc xe tăng M1A1SA này bị AFU phá hủy trong cuộc tấn công của Quân đội Nga (RFAF) vào thị trấn Sudzha, vùng Kursk ngày 5/1/2025. Cuộc tấn công của RFAF có sự tham gia của khoảng 50 xe chiến đấu bọc thép từ Lữ đoàn thủy quân lục chiến 155, 810 và Sư đoàn dù 106.
Có thông tin cho rằng, mục đích của cuộc tấn công này của RFAF có thể là nhằm phá vỡ một cuộc tấn công đồng thời do AFU phát động, cách đó vài km, theo trục đường R-200, tấn công vào làng Bolshoye Soldatskoye, nằm ở góc đông bắc của "vòng cung" do Ukraine tạo ra trong chiến dịch bắt đầu từ tháng 8/2024.
AFU đã sử dụng UAV FPV để tấn công vào đội hình đột kích của quân Nga, nhưng xét từ đoạn video, thứ bị phá hủy chính là xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA Abrams được biên chế cho Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 của AFU.
Đoạn video cho thấy rõ ràng một chiếc UAV FPV đang khóa chặt một chiếc xe tăng đậu trên tuyết ở Kursk. Tờ Forbes của Mỹ cho rằng, nguyên nhân cụ thể khiến chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA này bị phá hủy vẫn chưa rõ ràng, có thể là do nhầm lẫn, hoặc có thể là cố ý để tránh bị quân Nga thu giữ.
Năm 2023, Mỹ đã cung cấp 31 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA cho Ukraine. Theo báo cáo từ tổ chức tình báo nguồn mở Oryx của Hà Lan, sau một năm rưỡi giao tranh ác liệt, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47, đơn vị duy nhất được trang bị những xe tăng này, đã mất ít nhất 17 xe M1A1 Abrams. Kết quả là lữ đoàn không thể hình thành khả năng chiến đấu hiệu quả, do không đủ xe tăng.
Tuy nhiên, theo thống kê của Oryx, ít nhất 7 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA không bị phá hủy hoàn toàn, mà chỉ bị hỏng hóc một phần. Những chiếc xe tăng này đã bị AFU bỏ lại trên chiến trường sau khi bị tấn công bởi mìn, đạn pháo hoặc UAV FPV của Nga. Một số chiếc trong số đó đã bị RFAF thu giữ và được đưa về hậu phương để nghiên cứu hoặc triển lãm.
Trước sự việc UAV FPV phá hủy xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA, một số blogger quân sự Ukraine suy đoán rằng, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 đã bỏ rơi xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA vào ngày 11/12/2024. Có lẽ AFU đã quyết định đã đến lúc phải phá hủy chiếc xe tăng M1A1SA bị bỏ rơi, để tránh tiếp tục bị quân Nga thu giữ.
Dù thế nào đi nữa, RFAF đã phát hiện ra quá nhiều điểm yếu của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA. Năm 2024, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 công bố một đoạn video, cho thấy hệ thống phòng thủ “đa dạng” của xe tăng M1A1SA, bao gồm giáp phản ứng nổ của Ukraine “độ thêm” ở hai bên và trên tháp pháo, cũng như "áo giáp lồng" dùng để chống UAV và các hệ thống tác chiến thiết bị điện tử. Tuy nhiên, sau nhiều lần thực chiến, các biện pháp phòng thủ này không phát huy được vai trò gì đáng kể.
Hiện Quân đội Mỹ vẫn còn hàng nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams trong kho. Mặc dù M1A1SA cung cấp cho Ukraine là phiên bản riêng của Quân đội Mỹ, nhưng về tổng thể, một số thiết bị quan trọng đã được tháo dỡ trước khi chuyển giao cho Ukraine, nên có tính năng kém hơn nhiều so với M1A2.
Ngoài ra, không giống như xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley cung cấp cho Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47, Mỹ từ chối cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới. Do vậy số lượng xe tăng M1A1SA Abrams mà Mỹ viện trợ cho Ukraine chỉ dừng lại ở con số 31 chiếc.
Phương tiện bọc thép mà Mỹ viện trợ cho Ukraine bị thiệt hại nhiều nhất là xe chiến đấu bộ binh Bradley. Theo thống kê của Oryx, Ukraine đã mất ít nhất 125 xe chiến đấu bộ binh Bradley trong chiến đấu, trong đó một nửa số đó đã bị phá hủy hoàn toàn trên chiến trường.
Trong cái gọi là "Chiến dịch phản công mùa hè năm 2023", AFU đã mất một số lượng lớn Bradley trên hướng mặt trận Orekhiv, và Mỹ đã cung cấp cho Ukraine thêm nhiều chiếc Bradley khác. Tuy nhiên, Mỹ không có kế hoạch cung cấp thêm xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams đã bị Nga phá hủy.
Vì vậy, đối với Ukraine, mỗi lần mất xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây đều là thảm họa. Quân đội Australia gần đây đã cho loại khỏi biên chế các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1SA cũ và trang bị cho chúng loại M1A2 SEPv3 mới hơn. Vào tháng 10/ 2024, Australia hứa sẽ cung cấp 49 xe M1A1SA hiện đã loại biên cho Ukraine, nhưng thời gian cụ thể vẫn chưa được công bố.
Nếu lời hứa trên thành hiện thực thì với những chiếc xe tăng M1A1 Abrams cũ này, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 có thể mở rộng tổ chức và có thể thành lập một tiểu đoàn xe tăng thứ hai. Nhưng nếu kế hoạch hỗ trợ này không thành hiện thực, số xe tăng M1A1 Abrams còn lại của họ sẽ phải gánh toàn bộ nhiệm vụ đột kích cho các đơn vị trong Lữ đoàn. (Nguồn ảnh: Sina, TASS, Sputnik).