Ngày Tết, trẻ thường bị những chiếc kẹo ngọt lịm đầy màu sắc cuốn hút, hoặc những ngày này cha mẹ thường lơ là dinh dưỡng của con. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như táo bón, tiêu chảy, không đủ dinh dưỡng. Thay thế các loại kẹo bằng hoa quả hay các loại hạt như hạt điều, hạt dẻ, ngũ cốc nguyên hạt. Bằng cách này, không những có thể hạn chế trẻ ăn ngọt mà những loại hạt này còn rất tốt cho sức khỏe của con.Giới hạn số lượng. Nếu bé quá mê đồ ngọt, mẹ cũng phải đặt ra luật nghiêm cho dù đó là ngày Tết. Hạn định chỉ cho phép bé ăn bao nhiêu kẹo, uống bao nhiêu nước ngọt vào giờ nào. Nếu bé làm trái, mẹ có thể răn đe.Cho con ăn đủ trước khi ra ngoài chơi. Nên cho bé ăn một bữa ăn lành mạnh trước khi cho bé đi ra ngoài chơi hoặc đi chúc Tết. Hoặc khi tối về, bạn nên nhớ cho con ăn tối như bình thường… Điều này sẽ giúp con thờ ơ với bánh kẹo.Hoặc để con thoái mà mẹ cũng yên tâm, khi cho bé ăn kẹo, bạn hãy chú ý tới thành phần của chúng. Luôn cho bé ăn kẹo que được chế biến từ mật ong hoặc kẹo vừng.Để bánh kẹo xa tầm tay con. Luôn không để kẹo ở khắp nơi trong nhà dù là vào những ngày Tết. Càng không nên nuông chiều con bằng cách để nước ngọt, nước trái cây, lọ bánh kẹo trong phòng của bé.Việc hạn chế trẻ ăn bánh kẹo, nhất là vào dịp Tết không phải chuyện đơn giản. Việc này phải được thiết lập thành thói quen ăn uống cho trẻ từ những hành vi hàng ngày. Do đó, các bậc cha mẹ cần rèn cho trẻ khả năng kiểm soát trong ăn uống, ví dụ một ngày không được ăn quá bao nhiêu viên kẹo, bao nhiêu cái bánh, và thỉnh thoảng mới nên cho trẻ uống nước ngọt một lần.Sau một thời gian, nếu thấy trẻ làm tốt, nên khuyến khích trẻ bằng một phần thưởng nho nhỏ như một món đồ chơi mới, một quyển truyện tranh hay,… Việc hình thành thói quen ít ăn ngọt cho trẻ là một việc rất có lợi không chỉ trong những ngày Tết mà còn trong cả quãng đời sau này của trẻ.
Ngày Tết, trẻ thường bị những chiếc kẹo ngọt lịm đầy màu sắc cuốn hút, hoặc những ngày này cha mẹ thường lơ là dinh dưỡng của con. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như táo bón, tiêu chảy, không đủ dinh dưỡng.
Thay thế các loại kẹo bằng hoa quả hay các loại hạt như hạt điều, hạt dẻ, ngũ cốc nguyên hạt. Bằng cách này, không những có thể hạn chế trẻ ăn ngọt mà những loại hạt này còn rất tốt cho sức khỏe của con.
Giới hạn số lượng. Nếu bé quá mê đồ ngọt, mẹ cũng phải đặt ra luật nghiêm cho dù đó là ngày Tết. Hạn định chỉ cho phép bé ăn bao nhiêu kẹo, uống bao nhiêu nước ngọt vào giờ nào. Nếu bé làm trái, mẹ có thể răn đe.
Cho con ăn đủ trước khi ra ngoài chơi. Nên cho bé ăn một bữa ăn lành mạnh trước khi cho bé đi ra ngoài chơi hoặc đi chúc Tết. Hoặc khi tối về, bạn nên nhớ cho con ăn tối như bình thường… Điều này sẽ giúp con thờ ơ với bánh kẹo.
Hoặc để con thoái mà mẹ cũng yên tâm, khi cho bé ăn kẹo, bạn hãy chú ý tới thành phần của chúng. Luôn cho bé ăn kẹo que được chế biến từ mật ong hoặc kẹo vừng.
Để bánh kẹo xa tầm tay con. Luôn không để kẹo ở khắp nơi trong nhà dù là vào những ngày Tết. Càng không nên nuông chiều con bằng cách để nước ngọt, nước trái cây, lọ bánh kẹo trong phòng của bé.
Việc hạn chế trẻ ăn bánh kẹo, nhất là vào dịp Tết không phải chuyện đơn giản. Việc này phải được thiết lập thành thói quen ăn uống cho trẻ từ những hành vi hàng ngày. Do đó, các bậc cha mẹ cần rèn cho trẻ khả năng kiểm soát trong ăn uống, ví dụ một ngày không được ăn quá bao nhiêu viên kẹo, bao nhiêu cái bánh, và thỉnh thoảng mới nên cho trẻ uống nước ngọt một lần.
Sau một thời gian, nếu thấy trẻ làm tốt, nên khuyến khích trẻ bằng một phần thưởng nho nhỏ như một món đồ chơi mới, một quyển truyện tranh hay,… Việc hình thành thói quen ít ăn ngọt cho trẻ là một việc rất có lợi không chỉ trong những ngày Tết mà còn trong cả quãng đời sau này của trẻ.