Là những người bình thường, chúng ta luôn tin chắc rằng chỉ cần tay nghề giỏi thì "có công mài sắt có này nên kim", chỉ cần chúng ta làm việc chăm chỉ thì sẽ được đền đáp xứng đáng. Thế nhưng, hóa ra những "mũi kim" chưa nhọn thì chúng ta đã kiệt sức vì bệnh tật và vất vả.
Có một quan niệm cho rằng càng làm việc chăm chỉ, bạn càng nghèo và nó đã trở thành một "lời nguyền" mà nhiều người không thể thoát khỏi. Suy nghĩ quyết định lối ra, và hành động dệt nên cuộc sống.
Nếu bạn đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm mà cuộc sống của bạn vẫn ảm đạm, bạn cần phải thoát ra khỏi suy nghĩ của mình và học cách thay đổi tư duy.
Lei Jun, người sáng lập Xiaomi, cho biết: "Nhiều người sử dụng sự siêng năng để tự lừa dối bản thân, lấy vẻ ngoài siêng năng để che đậy bản chất lười biếng của họ". Thật vậy, nhiều người nghĩ rằng làm việc chăm chỉ mới có thể giành được thành công, đây là một sai lầm lớn.
Như mọi người đều biết, cố gắng một cách mù quáng cũng chỉ là cố gắng mà thôi. Nỗ lực không phải là sự lặp lại đơn giản các hoạt động thuần túy, mà là một quá trình liên tục suy nghĩ và tổng kết liên tục rồi lại hành động.
Ở đời người ta hay thở dài, cuộc đời thăng trầm vất vả sao?
Nếu ngay từ đầu phương hướng đã sai thì bạn càng làm việc chăm chỉ, bạn càng rơi vào tuyệt vọng.
Một con cá voi được phát hiện chết trên đồng cỏ, cách bờ biển 800 m. Sau khi điều tra người ta phát hiện sự thật là con cá voi này đã dạt vào bờ biển và mắc cạn, hy vọng có thể lăn trở lại biển. Thật không may, nó đã đi sai hướng và vô tình dạt đến đồng cỏ ở hướng ngược lại cho đến khi chết ngạt.
Điều này cũng đúng với con người. Trên thế giới này, có quá nhiều người làm việc chăm chỉ, và càng có nhiều người sử dụng sai phương pháp. Do đó, trong nhiều trường hợp không phải bạn làm việc không đủ chăm chỉ mà là cách bạn làm việc chăm chỉ để kiếm tiền là sai lầm.
Một số người nói rằng phương hướng quan trọng hơn tốc độ, và sự lựa chọn quan trọng hơn sự chăm chỉ. Nếu bạn cũng có ước mơ, thì hãy vứt bỏ ảo tưởng của mình đi, hãy chăm chỉ phát triển, cố gắng tìm ra vị trí và hướng đi phù hợp rồi hãy tiếp tục và phát huy sức lực của mình một cách hiệu quả.
Mọi sự may rủi trên đời đều do bản thân hoạch định
Mỗi người đều là người thiết kế và kiến trúc số phận của chính mình. Trong cuộc đời này, một người sống không phải do thần may mắn ban tặng, mà là do vận may tự mình sắp đặt. Trong cuộc sống, người càng ít tiền thì càng lo kiếm tiền, càng lo kiếm tiền thì số tiền kiếm được càng ít.
Thế nên, họ thở dài, tại sao mình làm việc chăm chỉ vậy mà cuộc sống vẫn mãi khó khăn. Vấn đề nằm ở họ chưa bao giờ nghĩ đến việc thực hiện những hành động thiết thực và hiệu quả cho mục tiêu hay ước mơ của mình.
Có một câu chuyện kể rằng, trước đây, ở một quốc gia nọ có cơn sốt tìm vàng nên người dân khắp nơi trên thế giới đến đây để tìm kiếm vàng. Khi mọi người đang cố gắng đãi vàng thì một doanh nhân đến, điều khó hiểu là anh ta không tham gia nhóm đãi vàng, nhưng sau một thời gian quan sát, anh ta đã bán xẻng và các dụng cụ khác cho những người khai thác vàng.
Cuối cùng, do cạnh tranh gay gắt kết quả là người khai thác vàng không kiếm được nhiều tiền, nhưng người kinh doanh lại kiếm được bộn tiền.
Sau khi đọc và suy ngẫm, có thể thấy trong câu chuyện có hai nhân vật. Một là anh chàng đào vàng, chính là những người dân nghèo, siêng năng vô cùng, nhưng cuối cùng chẳng được gì. Thứ hai là người bán xẻng, anh ta có thể kiếm được nhiều tiền mà không cần làm việc quá sức.
Sự khác biệt giữa hai người nằm ở suy nghĩ. Những người nghèo chạy theo xu hướng tập trung vào cái lợi trước mắt, trong khi người doanh nhân có tầm nhìn xa lại biết cách tìm kiếm cơ hội cho mình.
Mọi thứ trên đời đều có thể xảy ra, tất cả thành công là kết quả có chủ ý
Có câu nói như sau: "Ai giúp mình là được Chúa giúp". Nếu bạn có ý tưởng và biết cách tận dụng thực tế, cuộc sống sẽ thay đổi tích cực. Khoảng cách lớn nhất giữa người nghèo và người giàu không nằm ở sự giàu có, mà nằm ở suy nghĩ.
Nhà tâm lý học Skinner đã làm một thí nghiệm về việc cho chim bồ câu ăn. Ông cho chim bồ câu ăn một cách ngẫu hứng, sau một thời gian, ông phát hiện ra những con chim bồ câu này hóa ra là "loạn thần".
Một số con chim bồ câu sẽ lắc đầu theo một hướng nhất định, một số khác sẽ quay đầu ngược chiều kim đồng hồ. Lý do cho điều này là chim bồ câu cảm thấy rằng chỉ cần nó lặp lại một hành vi, nó chắc chắn sẽ kiếm được thức ăn, và thực tế là nó đã kiếm được thức ăn.
Vì vậy, đối với thức ăn, chúng hình thành một thói quen khó bỏ. Suy nghĩ của con người cũng vậy. Người nghèo sợ rủi ro, và người giàu thích rủi ro. Người nghèo làm việc chăm chỉ, nhưng bỏ qua sự lựa chọn, trong khi người giàu đã lựa chọn đúng trước khi họ làm việc chăm chỉ.
Đừng tự hạn chế tương lai chỉ vì bạn nghèo
Nghèo tạm thời không có gì ghê gớm, nhưng điều khủng khiếp là bạn không bao giờ ngờ đến mình có thể nghèo đến hết đời. Nếu người nghèo muốn trở nên giàu có, đổi mới tư duy quan trọng hơn là làm việc chăm chỉ.
Nếu bạn cũng đang lo lắng về việc "làm việc chăm chỉ mà không khá lên" thì tốt hơn hết bạn nên điều chỉnh lại suy nghĩ của mình. Người giàu không chỉ may mắn, tất cả đã nằm trong dự liệu của họ. Không có gì trên đời là dễ dàng, khi chúng ta thay đổi cách suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ thay đổi mọi thứ.