Loại gỗ quý dễ khiến nhiều người bỏ mạng, tìm được là đổi đời

Google News

Muốn tìm được loại gỗ quý này, bạn không chỉ cần dựa vào vận may mà còn phải liều mạng treo mình trên vách núi cao sừng sững.

Những địa hình hiểm trở, hoang vu dường như là môi trường sinh sống lý tưởng của nhiều loài thực vật quý, từ thảo dược Thiên Sơn tuyết liên nổi tiếng cho đến gỗ nhai bách.

Loai go quy de khien nhieu nguoi bo mang, tim duoc la doi doi

Gỗ nhai bách là loại gỗ quý không thể trồng nhân tạo mà chỉ có thể tìm thấy trong môi trường tự nhiên. Đây là một trong những loại nguyên liệu hiếm chuyên dùng để chế tác đồ nội thất hay đồ thủ công mỹ nghệ với giá trị cực cao. Một mét khối gỗ nhai bách có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Thậm chí, rễ của cây nhai bách lâu năm - hay còn được gọi là gỗ lụa nhai bách có giá lên tới hàng trăm triệu đồng, loại thượng hạng có thể lên đến con số hàng tỷ đồng.

Loai go quy de khien nhieu nguoi bo mang, tim duoc la doi doi-Hinh-2

Một trong những lý do khiến gỗ nhai bách đắt đỏ đến vậy nằm ở địa điểm chúng sinh sống. Thứ “bảo vật” này chỉ mọc trên các vách núi đá vôi cheo leo với độ cao trên 1.500m, thách thức những “thợ săn gỗ” phải liều mạng treo mình trên địa hình hiểm trở để thu hoạch chúng. Ngoài ra, phải mất nhiều năm mới có được một cây gỗ nhai bách giá trị nên giá của chúng luôn cao ngất ngưởng.

Loai go quy de khien nhieu nguoi bo mang, tim duoc la doi doi-Hinh-3

Cây nhai bách có hình dáng rất đặc biệt, không thẳng như nhiều loài cây thân gỗ khác. Đó là vì lớp biểu bì và thế cây chịu tác động về ngoại lực ở môi trường núi cao khắc nghiệt trong thời gian dài. Rễ cây hầu hết đều không bằng phẳng do được định hình bởi khe đá nơi chúng mọc.

Ngoài công dụng chế tác thành nội thất cao cấp, gỗ nhai bách còn có hương thơm rất dễ chịu. Mùi hương của cây nhai bách được người Nhật coi như một loại vitamin trong không khí, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Bên cạnh đó, tinh dầu nhai bách cũng được ứng dụng trong ngành làm đẹp.

Trước kia, cây nhai bách vốn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và Đông Nam Á, đến năm 1892 được phát hiện lần đầu ở châu Á (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Theo Hương Nguyễn/ Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)