Trước kia, mo cau khô phần lớn bị bỏ đi, một số ít được sử dụng làm chất đốt. Hiện nay, mo cau khô được một doanh nghiệp tại Quảng Ngãi thu mua làm nguyên liệu sản xuất chén đĩa. Mo cau từ chỗ bỏ đi nay mang về nguồn thu nhập cho nhiều người.Người dân chọn những mo cau to, đẹp rồi cắt lấy phần mo, bỏ phần lá. Mo cau sẽ được phơi khô, ép phẳng trước khi mang đến chợ bán cho thương lái.Chợ mo cau được doanh nghiệp mở tại nhiều địa điểm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Mỗi tuần chợ họp một lần.Chợ nhóm họp 6-8h nên từ sáng sớm, nhiều cụ bà tất tả mang mo cau đến bán. Nhiều người phải chở 2 chuyến mới hết hàng.Sau 1 tuần, bà Phạm Thị Hường (80 tuổi) ở xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, gom góp được 40 mo cau khô. Bà Hường dùng xe đạp chở mo cau đi bán từ rất sớm rồi tranh thủ đi chợ. "Bà già rồi, không làm được gì ra tiền nên lúc rảnh lại đi nhặt mo cau mang bán. Mỗi tuần cũng kiếm được vài chục nghìn đồng đi chợ mua thức ăn", bà Hường nói.Theo bà Nguyễn Thị Vân (thương lái), mo cau được mua để làm chén đĩa. Mỗi mo cau chỉ làm được 2-3 sản phẩm tùy loại, nên khi mua phải kiểm tra, phân loại kỹ. Tùy vào chất lượng, độ lớn mà giá thu mua dao động từ 500 đồng đến 1.000 đồng/chiếc. Mỗi phiên chợ có thể mua được khoảng 1.000 mo cau các loại. "Loại mo to, trắng, không có vết ố vàng được mua với giá 1.000 đồng/chiếc. Loại nhỏ hơn có giá 2.000 đồng/3 chiếc, loại xấu nhất có giá 500 đồng/chiếc", bà Nguyễn Thị Vân chia sẻ.Mỗi tuần, các cụ bà có thể nhặt được 70-100 mo cau, bán kiếm 70.000-80.000 đồng. Khoản thu nhập không nhiều nhưng giúp người già yếu có thêm tiền đi chợ.Anh Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH Mega Eco, cho biết mo cau khô được dùng làm chén, đĩa, khay đựng thức ăn thân thiện với môi trường. Hiện doanh nghiệp này có 10 điểm thu mua mo cau luân phiên trên địa bàn huyện Nghĩa Hành. Mỗi tháng có khoảng 400-500 người bán, đa phần là người già yếu. "Tiền bán mo cau tuy không nhiều nhưng cũng giúp được người già yếu kiếm thêm thu nhập. Không chỉ nhặt trong vườn của mình, nhiều người còn xin của hàng xóm. Có người mỗi lần bán trên 100 mo", anh Tuyến nói.Mo cau được chà rửa sạch, khử khuẩn sau đó đưa vào máy ép tạo hình chén, đĩa, khay đựng thức ăn.Sản phẩm từ mo cau thân thiện với môi trường nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện sản phẩm này đã xuất bán đi nhiều nước trên thế giới.Tỉnh Quảng Ngãi có hàng nghìn hecta cau, đây là một trong những địa phương có diện tích trồng cau lớn nhất cả nước. Cau được trồng nhiều ở các huyện Sơn Tây, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức. Có thời điểm, giá cau tăng trên 100.000 đồng/kg. Nhiều năm qua, cây cau trở thành nguồn thu nhập chính cho người nông dân Quảng Ngãi.
Phiên chợ độc đáo, người buôn gom mua thứ từng bỏ đi, rụng đầy vườn (Video: Quốc Triều).
Trước kia, mo cau khô phần lớn bị bỏ đi, một số ít được sử dụng làm chất đốt. Hiện nay, mo cau khô được một doanh nghiệp tại Quảng Ngãi thu mua làm nguyên liệu sản xuất chén đĩa. Mo cau từ chỗ bỏ đi nay mang về nguồn thu nhập cho nhiều người.
Người dân chọn những mo cau to, đẹp rồi cắt lấy phần mo, bỏ phần lá. Mo cau sẽ được phơi khô, ép phẳng trước khi mang đến chợ bán cho thương lái.
Chợ mo cau được doanh nghiệp mở tại nhiều địa điểm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Mỗi tuần chợ họp một lần.
Chợ nhóm họp 6-8h nên từ sáng sớm, nhiều cụ bà tất tả mang mo cau đến bán. Nhiều người phải chở 2 chuyến mới hết hàng.
Sau 1 tuần, bà Phạm Thị Hường (80 tuổi) ở xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, gom góp được 40 mo cau khô. Bà Hường dùng xe đạp chở mo cau đi bán từ rất sớm rồi tranh thủ đi chợ. "Bà già rồi, không làm được gì ra tiền nên lúc rảnh lại đi nhặt mo cau mang bán. Mỗi tuần cũng kiếm được vài chục nghìn đồng đi chợ mua thức ăn", bà Hường nói.
Theo bà Nguyễn Thị Vân (thương lái), mo cau được mua để làm chén đĩa. Mỗi mo cau chỉ làm được 2-3 sản phẩm tùy loại, nên khi mua phải kiểm tra, phân loại kỹ. Tùy vào chất lượng, độ lớn mà giá thu mua dao động từ 500 đồng đến 1.000 đồng/chiếc. Mỗi phiên chợ có thể mua được khoảng 1.000 mo cau các loại. "Loại mo to, trắng, không có vết ố vàng được mua với giá 1.000 đồng/chiếc. Loại nhỏ hơn có giá 2.000 đồng/3 chiếc, loại xấu nhất có giá 500 đồng/chiếc", bà Nguyễn Thị Vân chia sẻ.
Mỗi tuần, các cụ bà có thể nhặt được 70-100 mo cau, bán kiếm 70.000-80.000 đồng. Khoản thu nhập không nhiều nhưng giúp người già yếu có thêm tiền đi chợ.
Anh Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH Mega Eco, cho biết mo cau khô được dùng làm chén, đĩa, khay đựng thức ăn thân thiện với môi trường. Hiện doanh nghiệp này có 10 điểm thu mua mo cau luân phiên trên địa bàn huyện Nghĩa Hành. Mỗi tháng có khoảng 400-500 người bán, đa phần là người già yếu. "Tiền bán mo cau tuy không nhiều nhưng cũng giúp được người già yếu kiếm thêm thu nhập. Không chỉ nhặt trong vườn của mình, nhiều người còn xin của hàng xóm. Có người mỗi lần bán trên 100 mo", anh Tuyến nói.
Mo cau được chà rửa sạch, khử khuẩn sau đó đưa vào máy ép tạo hình chén, đĩa, khay đựng thức ăn.
Sản phẩm từ mo cau thân thiện với môi trường nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện sản phẩm này đã xuất bán đi nhiều nước trên thế giới.
Tỉnh Quảng Ngãi có hàng nghìn hecta cau, đây là một trong những địa phương có diện tích trồng cau lớn nhất cả nước. Cau được trồng nhiều ở các huyện Sơn Tây, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức. Có thời điểm, giá cau tăng trên 100.000 đồng/kg. Nhiều năm qua, cây cau trở thành nguồn thu nhập chính cho người nông dân Quảng Ngãi.
Phiên chợ độc đáo, người buôn gom mua thứ từng bỏ đi, rụng đầy vườn (Video: Quốc Triều).