Cứ đến đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Nguyên đán, tại làng Ó (nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh) diễn ra phiên chợ Âm Dương. Chỉ họp duy nhất một lần trong năm.Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh.Sau trận chiến, thân nhân của những người lính về tìm kiếm người thân vào dịp Tết Nguyên đán. Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 tháng Giêng cho người dưới âm lên gặp người thân của mình. Từ đó, phiên chợ Âm Dương ra đời.Trong dân gian vẫn quan niệm rằng, hòa trong dòng người đến phiên chợ này sẽ có cả những người thân đã chết, trở về thăm gia đình, bạn bè. Đi chợ cũng là hình thức động viên nhau vượt qua nỗi buồn mất mát người thân.Chợ hoàn toàn không sử dụng đèn cao áp sáng mà chỉ có những ngọn nến soi hàng khiến không gian chợ mờ ảo hơn bao giờ hết. Những người đi chợ tuyệt nhiên không nói cười ồn ào vì sợ những linh hồn hoảng sợ, nên họ chỉ mua bán, trao đổi thầm thì với nhau càng tạo thêm vẻ liêu trai.Người đến chợ Âm Dương phần nhiều chỉ để cầu may, không quá quan tâm đến việc buôn bán. Vì thế thường không có những lời mặc cả của người mua hoặc những lời thách giá từ người bán.Chợ Âm Dương chủ yếu bán hàng mã, hương dùng để đốt cho người đã khuất, ngoài ra còn bán rượu, trầu cau, muối và hoa quả cúng trên bàn thờ như đu đủ, táo…Có một loại hàng rất đặc biệt bán ở chợ là gà đen, biểu tượng của sự thần bí, của tâm linh. Chỉ những người nào may mắn mới có thể chen chân và chọn lấy cho mình một con gà đen. Vì thế hàng bán gà đen bao giờ cũng đông đúc, nhộn nhịp, người ra kẻ vào liên tục.Giữa ngã ba chợ, người ta bày một mâm cháo cúng với ý nguyện cho người âm được no đủ.Chợ tan, nhiều người mời nhau uống nước, ăn trầu, hát quan họ. Những người đi chợ trở về đều vui vẻ vì cho rằng đây là dịp làm phúc, thể hiện tâm ý với người đã khuất.
Cứ đến đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Nguyên đán, tại làng Ó (nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh) diễn ra phiên chợ Âm Dương. Chỉ họp duy nhất một lần trong năm.
Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh.
Sau trận chiến, thân nhân của những người lính về tìm kiếm người thân vào dịp Tết Nguyên đán. Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 tháng Giêng cho người dưới âm lên gặp người thân của mình. Từ đó, phiên chợ Âm Dương ra đời.
Trong dân gian vẫn quan niệm rằng, hòa trong dòng người đến phiên chợ này sẽ có cả những người thân đã chết, trở về thăm gia đình, bạn bè. Đi chợ cũng là hình thức động viên nhau vượt qua nỗi buồn mất mát người thân.
Chợ hoàn toàn không sử dụng đèn cao áp sáng mà chỉ có những ngọn nến soi hàng khiến không gian chợ mờ ảo hơn bao giờ hết. Những người đi chợ tuyệt nhiên không nói cười ồn ào vì sợ những linh hồn hoảng sợ, nên họ chỉ mua bán, trao đổi thầm thì với nhau càng tạo thêm vẻ liêu trai.
Người đến chợ Âm Dương phần nhiều chỉ để cầu may, không quá quan tâm đến việc buôn bán. Vì thế thường không có những lời mặc cả của người mua hoặc những lời thách giá từ người bán.
Chợ Âm Dương chủ yếu bán hàng mã, hương dùng để đốt cho người đã khuất, ngoài ra còn bán rượu, trầu cau, muối và hoa quả cúng trên bàn thờ như đu đủ, táo…
Có một loại hàng rất đặc biệt bán ở chợ là gà đen, biểu tượng của sự thần bí, của tâm linh. Chỉ những người nào may mắn mới có thể chen chân và chọn lấy cho mình một con gà đen. Vì thế hàng bán gà đen bao giờ cũng đông đúc, nhộn nhịp, người ra kẻ vào liên tục.
Giữa ngã ba chợ, người ta bày một mâm cháo cúng với ý nguyện cho người âm được no đủ.
Chợ tan, nhiều người mời nhau uống nước, ăn trầu, hát quan họ. Những người đi chợ trở về đều vui vẻ vì cho rằng đây là dịp làm phúc, thể hiện tâm ý với người đã khuất.