Trong thế giới động vật linh trưởng, vượn cáo chuột khổng lồ phía bắc, Mirza ZaZa, có tinh hoàn khổng lồ nhất so với kích thước cơ thể. Nếu vượn cáo là người, tinh hoàn của nó sẽ to bằng... quả bưởi. Điều này đồng nghĩa với việc nó có nhiều tinh trùng để cạnh tranh với đối thủ.Đến tận năm 2005, vượn cáo chuột khổng lồ mới được các nhà khoa học miêu tả. Chúng thường sống ở tây bắc Madagascar với trọng lượng chỉ khoảng 300 gram cùng đôi mắt lớn điển hình cho loài động vật ăn đêm.Hiện nay, nạn phá rừng đang làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống của vượn cáo Mirza ZaZa khiến chúng được coi là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.Để nghiên cứu thêm về loài này, các nhà khoa học đeo lên cổ chúng một chiếc vòng cùng cần phát sóng để theo dõi các chuyển động của chúng trong thiên nhiên hoang dã.Tuy nhiên, phần lớn thời gian chúng được tán cây bao bọc, che chở cho nên rất khó phát hiện hành tung của chúng.Vượn cáo chuột khổng lồ phía Bắc là loài vượn cáo có đặc điểm sinh sản khá kỳ quặc. Chúng có thể giao phối quanh năm nên không có mùa sinh sản cụ thể.
Trong thế giới động vật linh trưởng, vượn cáo chuột khổng lồ phía bắc, Mirza ZaZa, có tinh hoàn khổng lồ nhất so với kích thước cơ thể. Nếu vượn cáo là người, tinh hoàn của nó sẽ to bằng... quả bưởi. Điều này đồng nghĩa với việc nó có nhiều tinh trùng để cạnh tranh với đối thủ.
Đến tận năm 2005, vượn cáo chuột khổng lồ mới được các nhà khoa học miêu tả. Chúng thường sống ở tây bắc Madagascar với trọng lượng chỉ khoảng 300 gram cùng đôi mắt lớn điển hình cho loài động vật ăn đêm.
Hiện nay, nạn phá rừng đang làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống của vượn cáo Mirza ZaZa khiến chúng được coi là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Để nghiên cứu thêm về loài này, các nhà khoa học đeo lên cổ chúng một chiếc vòng cùng cần phát sóng để theo dõi các chuyển động của chúng trong thiên nhiên hoang dã.
Tuy nhiên, phần lớn thời gian chúng được tán cây bao bọc, che chở cho nên rất khó phát hiện hành tung của chúng.
Vượn cáo chuột khổng lồ phía Bắc là loài vượn cáo có đặc điểm sinh sản khá kỳ quặc. Chúng có thể giao phối quanh năm nên không có mùa sinh sản cụ thể.