Mặc dù được nhiều người ca ngợi vẻ đẹp nhưng những bong bóng màu trắng kỳ lạ bị mắc kẹt chỉ vài cm dưới mặt băng đông lạnh thực tế là một túi chứa chất metan dễ cháy và vô cùng độc hại với tác động có khả năng gây chết người. Các nhà khoa học tin rằng nếu nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng, metan có thể được thải vào khí quyển và tiêu diệt mọi sinh vật sống xung quanh vùng đó. Đây cũng được coi là một trong những hiện tượng thiên nhiên đáng sợ nhất nếu xảy ra. Nguồn: L25Hiện tượng sóng nhiệt cực đoan là một hiện tượng thiên nhiên gây ám ảnh bởi tác động kinh hoàng mà nó để lại. Hiện tượng sóng nhiệt xảy ra khi thời tiết nắng nóng kéo dài liên tục kèm với độ ẩm cao. Một khi xảy ra nó sẽ tàn phá thiên nhiên, con người và động vật, không bỏ qua bất cứ một sinh vật sống nào. Nguồn: L25Động đất, không có gì phải bàn cãi khi đây là một trong những thảm họa tự nhiên nguy hiểm nhất, tai hại nhất và thảm khốc nhất mà con người phải chịu đựng. Chỉ một trận động đất cũng có thể giết chết hàng trăm ngàn người và san bằng toàn bộ một thành phố. Nguồn: L25Hố sụt, hiện tượng này xuất hiện là do quá trình phân rã của đá (như đá vôi, đá carbonate và muối nền). Nước ngầm chảy và làm xói mòn đá, khi đá bị bào mòn, tan đi, không gian hổng được tạo ra và làm suy yếu nền tảng chung. Tùy vào mức độ xói mòn mà kích thước của các hố sụt nhỏ từ vài mét hay lớn đến vài trăm mét. Hiện tượng này đã từng giết chết 15 người ở Guatemala vào năm 2010. Nguồn: L25Hạn hán, đây cũng là một hiện tượng thiên nhiên dị thường tiêu cực, xảy ra khi thiếu hụt lượng mưa trong một thời gian dài, dẫn đến tình trạng khô hạn nặng nề. Hạn hán gây ảnh hưởng xấu đến thảm thực vật, động vật và con người. Hàng triệu người đã chết trong suốt chiều dài lịch sử của loài người vì hạn hán khắc nghiệt. Nguồn: L25Bão bụi hoặc bão cát là một hiện tượng khí tượng phổ biến ở các vùng khô hạn và bán khô hạn như sa mạc. Bão bụi phát sinh khi xảy ra gió mạnh, thổi cát lỏng và bụi bẩn lên cao hàng trăm mét, di chuyển với tốc độ chóng mặt từ nơi này đến nơi khác. Một cơn bão bụi lớn có thể chôn vùi cả đoàn người, thậm chí cả một khu vực dân cư trong cát bụi. Nguồn: L25Một cơn bão bẩn hoặc cơn giông "bẩn" là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm hiếm hoi và rất ngoạn mục, kết hợp giữa mưa giông lớn và phun trào núi lửa mạnh mẽ. Cụm từ "cơn bão bẩn" có nghĩa là "sét đánh liên tục trong một đám mây bụi khổng lồ phun trào từ miệng núi lửa". Sự khác biệt chính giữa một cơn bão bẩn và một cơn bão thông thường là trong một đám mây bụi phun trào, các hạt tro va chạm thay vì các tinh thể nước và kết quả sinh ra một hiện tượng thiên nhiên vô cùng đáng sợ. Nguồn: L25Bão Derecho, đây là loại bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất, xảy ra trên diện rộng kèm sấm sét, lốc xoáy, mưa lớn, mưa đá, lũ quét, di chuyển rất nhanh. Bảo Derecho được cảnh báo là vô cùng mạnh và nguy hiểm, có sức hủy diệt trên diện rộng. Từ Derecho trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "trực tiếp" hay "thẳng về phía trước", không có bất cứ thứ gì có thể ngăn chặn được cơn bão Derecho. Nguồn: L25Bão tuyết, bão tuyết xảy ra khi tuyết rơi dày, liên tục trong khi sức gió đạt tới 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài. Bão tuyết có thể khiến tất cả mọi di chuyển của con người tê liệt đồng thời các hoạt động sản xuất cũng đình trệ nghiêm trọng. Nếu xảy ra trong thời gian quá lâu, bão tuyết sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Nguồn: L25Tuyết lở, tỷ lệ người sống sót trong một trận tuyết lở luôn là 0. Tuyết lở được coi là kẻ thù lớn nhất của những người trượt tuyết và leo núi. Sức mạnh tàn phá của nó cũng được so sánh ngang với những trận lở đất có sức công phá, san bằng mọi chướng ngại vật trên đường đi. Nguồn: L25Phun trào Limnic hay còn gọi là phun trào khí CO2, là một dạng thiên tai hiếm gặp với lượng khí Cacbon điôxít (CO2) bất ngờ bốc lên từ hồ nước sâu, gây ra nguy cơ làm chết ngạt động vật hoang dã, gia súc và con người. Phun trào này có thể gây ra sóng thần ở hồ, khi khí CO2 bốc lên. Nguyên nhân gây ra các vụ phun trào Limnic là các vụ lở đất, hoạt động núi lửa hay các vụ nổ… Nguồn: L25Cháy rừng thường bắt đầu ở các vùng đất hoang. Nguyên nhân thường gặp bao gồm sét và hạn hán nhưng cháy rừng cũng có thể là kết quả của sự cẩu thả hoặc cố tình đốt phá của con người. Cháy rừng sẽ thiêu rụi môi trường sống của những động vật hoang dã sống trong môi trường đó, nếu không khống chế kịp thời có thể lây lan sang các khu vực dân cư và đe dọa mạng sống của con người. Theo một nghiên cứu, cháy rừng giết chết khoảng 339.000 người trên thế giới mỗi năm. Nguồn: L25
Mặc dù được nhiều người ca ngợi vẻ đẹp nhưng những bong bóng màu trắng kỳ lạ bị mắc kẹt chỉ vài cm dưới mặt băng đông lạnh thực tế là một túi chứa chất metan dễ cháy và vô cùng độc hại với tác động có khả năng gây chết người. Các nhà khoa học tin rằng nếu nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng, metan có thể được thải vào khí quyển và tiêu diệt mọi sinh vật sống xung quanh vùng đó. Đây cũng được coi là một trong những hiện tượng thiên nhiên đáng sợ nhất nếu xảy ra. Nguồn: L25
Hiện tượng sóng nhiệt cực đoan là một hiện tượng thiên nhiên gây ám ảnh bởi tác động kinh hoàng mà nó để lại. Hiện tượng sóng nhiệt xảy ra khi thời tiết nắng nóng kéo dài liên tục kèm với độ ẩm cao. Một khi xảy ra nó sẽ tàn phá thiên nhiên, con người và động vật, không bỏ qua bất cứ một sinh vật sống nào. Nguồn: L25
Động đất, không có gì phải bàn cãi khi đây là một trong những thảm họa tự nhiên nguy hiểm nhất, tai hại nhất và thảm khốc nhất mà con người phải chịu đựng. Chỉ một trận động đất cũng có thể giết chết hàng trăm ngàn người và san bằng toàn bộ một thành phố. Nguồn: L25
Hố sụt, hiện tượng này xuất hiện là do quá trình phân rã của đá (như đá vôi, đá carbonate và muối nền). Nước ngầm chảy và làm xói mòn đá, khi đá bị bào mòn, tan đi, không gian hổng được tạo ra và làm suy yếu nền tảng chung. Tùy vào mức độ xói mòn mà kích thước của các hố sụt nhỏ từ vài mét hay lớn đến vài trăm mét. Hiện tượng này đã từng giết chết 15 người ở Guatemala vào năm 2010. Nguồn: L25
Hạn hán, đây cũng là một hiện tượng thiên nhiên dị thường tiêu cực, xảy ra khi thiếu hụt lượng mưa trong một thời gian dài, dẫn đến tình trạng khô hạn nặng nề. Hạn hán gây ảnh hưởng xấu đến thảm thực vật, động vật và con người. Hàng triệu người đã chết trong suốt chiều dài lịch sử của loài người vì hạn hán khắc nghiệt. Nguồn: L25
Bão bụi hoặc bão cát là một hiện tượng khí tượng phổ biến ở các vùng khô hạn và bán khô hạn như sa mạc. Bão bụi phát sinh khi xảy ra gió mạnh, thổi cát lỏng và bụi bẩn lên cao hàng trăm mét, di chuyển với tốc độ chóng mặt từ nơi này đến nơi khác. Một cơn bão bụi lớn có thể chôn vùi cả đoàn người, thậm chí cả một khu vực dân cư trong cát bụi. Nguồn: L25
Một cơn bão bẩn hoặc cơn giông "bẩn" là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm hiếm hoi và rất ngoạn mục, kết hợp giữa mưa giông lớn và phun trào núi lửa mạnh mẽ. Cụm từ "cơn bão bẩn" có nghĩa là "sét đánh liên tục trong một đám mây bụi khổng lồ phun trào từ miệng núi lửa". Sự khác biệt chính giữa một cơn bão bẩn và một cơn bão thông thường là trong một đám mây bụi phun trào, các hạt tro va chạm thay vì các tinh thể nước và kết quả sinh ra một hiện tượng thiên nhiên vô cùng đáng sợ. Nguồn: L25
Bão Derecho, đây là loại bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất, xảy ra trên diện rộng kèm sấm sét, lốc xoáy, mưa lớn, mưa đá, lũ quét, di chuyển rất nhanh. Bảo Derecho được cảnh báo là vô cùng mạnh và nguy hiểm, có sức hủy diệt trên diện rộng. Từ Derecho trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "trực tiếp" hay "thẳng về phía trước", không có bất cứ thứ gì có thể ngăn chặn được cơn bão Derecho. Nguồn: L25
Bão tuyết, bão tuyết xảy ra khi tuyết rơi dày, liên tục trong khi sức gió đạt tới 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài. Bão tuyết có thể khiến tất cả mọi di chuyển của con người tê liệt đồng thời các hoạt động sản xuất cũng đình trệ nghiêm trọng. Nếu xảy ra trong thời gian quá lâu, bão tuyết sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Nguồn: L25
Tuyết lở, tỷ lệ người sống sót trong một trận tuyết lở luôn là 0. Tuyết lở được coi là kẻ thù lớn nhất của những người trượt tuyết và leo núi. Sức mạnh tàn phá của nó cũng được so sánh ngang với những trận lở đất có sức công phá, san bằng mọi chướng ngại vật trên đường đi. Nguồn: L25
Phun trào Limnic hay còn gọi là phun trào khí CO2, là một dạng thiên tai hiếm gặp với lượng khí Cacbon điôxít (CO2) bất ngờ bốc lên từ hồ nước sâu, gây ra nguy cơ làm chết ngạt động vật hoang dã, gia súc và con người. Phun trào này có thể gây ra sóng thần ở hồ, khi khí CO2 bốc lên. Nguyên nhân gây ra các vụ phun trào Limnic là các vụ lở đất, hoạt động núi lửa hay các vụ nổ… Nguồn: L25
Cháy rừng thường bắt đầu ở các vùng đất hoang. Nguyên nhân thường gặp bao gồm sét và hạn hán nhưng cháy rừng cũng có thể là kết quả của sự cẩu thả hoặc cố tình đốt phá của con người. Cháy rừng sẽ thiêu rụi môi trường sống của những động vật hoang dã sống trong môi trường đó, nếu không khống chế kịp thời có thể lây lan sang các khu vực dân cư và đe dọa mạng sống của con người. Theo một nghiên cứu, cháy rừng giết chết khoảng 339.000 người trên thế giới mỗi năm. Nguồn: L25