Loài giun có họ hàng xa với con người này được gọi là giun acorn hay giun hang hồng, một loại sinh vật biển không xương sống cư trú dưới đáy đại dương.Theo các nhà khoa học, rất có thể giun acorn/giun hang hồng phát sinh liên hệ với loài người vào kỷ Cambri, một cao trào trong sự đa dạng tiến hóa xảy ra cách đây khoảng 550 triệu năm. Trong thời gian này, khoảng 50 nhóm sinh vật chính tách biệt hay "ngành" xuất hiện một cách đột ngột, phần lớn các trường hợp đều không có tổ tiên một cách rõ ràng. Sự bùng nổ các ngành này được nói đến như là sự bùng nổ kỷ Cambri.Theo nghiên cứu, giun hang chiếm một vị trí tiến hóa trọng yếu đối với con người. Chính vì vậy, các nhà khoa học của Viện đại học Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) đã tiến hành thu thập các cá thể thuộc hai phân loài giun hang Ptychodera flava ở Hawaii và Saccoglossus kowalevskii ở Đại Tây Dương và giải trình mã gen của cả hai loài.Kết quả của nghiên cứu khiến mọi người ngạc nhiên vì loài giun hang hồng có hệ gen tương đồng tới 70% so với hệ gen của con người.Ở cả giun hang và các loài động vật có xương sống, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một nhóm gen cổ có niên đại hơn nửa tỉ năm có liên quan đến sự phát triển của hầu, đường nối giữa khoang mũi với miệng và cổ họng.Mặc dù nhóm gen này xuất hiện ở giun hang và con người, nhưng chúng không được tìm thấy ở các loài côn trùng, bạch tuộc, giun đất và sán.Theo tiến sĩ Oleg Simakov, người đứng đầu nghiên cứu, phân tích hệ gen của giun hang đã hé lộ sự phức tạp của các tổ tiên của chúng ta ở kỷ Cambri đồng thời cung cấp bằng chứng về mối liên hệ cổ xưa giữa sự phát triển của hầu họng với kiểu sống ăn qua màng lọc, về cơ bản đã đóng góp cho sự tiến hóa của loài người.Cận cảnh phần đầu của loài giun hang hồng.
Loài giun có họ hàng xa với con người này được gọi là giun acorn hay giun hang hồng, một loại sinh vật biển không xương sống cư trú dưới đáy đại dương.
Theo các nhà khoa học, rất có thể giun acorn/giun hang hồng phát sinh liên hệ với loài người vào kỷ Cambri, một cao trào trong sự đa dạng tiến hóa xảy ra cách đây khoảng 550 triệu năm. Trong thời gian này, khoảng 50 nhóm sinh vật chính tách biệt hay "ngành" xuất hiện một cách đột ngột, phần lớn các trường hợp đều không có tổ tiên một cách rõ ràng. Sự bùng nổ các ngành này được nói đến như là sự bùng nổ kỷ Cambri.
Theo nghiên cứu, giun hang chiếm một vị trí tiến hóa trọng yếu đối với con người. Chính vì vậy, các nhà khoa học của Viện đại học Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) đã tiến hành thu thập các cá thể thuộc hai phân loài giun hang Ptychodera flava ở Hawaii và Saccoglossus kowalevskii ở Đại Tây Dương và giải trình mã gen của cả hai loài.
Kết quả của nghiên cứu khiến mọi người ngạc nhiên vì loài giun hang hồng có hệ gen tương đồng tới 70% so với hệ gen của con người.
Ở cả giun hang và các loài động vật có xương sống, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một nhóm gen cổ có niên đại hơn nửa tỉ năm có liên quan đến sự phát triển của hầu, đường nối giữa khoang mũi với miệng và cổ họng.
Mặc dù nhóm gen này xuất hiện ở giun hang và con người, nhưng chúng không được tìm thấy ở các loài côn trùng, bạch tuộc, giun đất và sán.
Theo tiến sĩ Oleg Simakov, người đứng đầu nghiên cứu, phân tích hệ gen của giun hang đã hé lộ sự phức tạp của các tổ tiên của chúng ta ở kỷ Cambri đồng thời cung cấp bằng chứng về mối liên hệ cổ xưa giữa sự phát triển của hầu họng với kiểu sống ăn qua màng lọc, về cơ bản đã đóng góp cho sự tiến hóa của loài người.
Cận cảnh phần đầu của loài giun hang hồng.