Ngày 11/1, Hạt Kiểm lâm Lạng Giang - TP Bắc Giang phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp Chế, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang; Ban Quản lý Bảo tồn Tây Yên Tử; UBND thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã thả 2 cá thể khỉ, trong đó có một cá thể khỉ đuôi lợn và một cá thể khỉ mặt đỏ, về môi trường rừng tự nhiên khu vực thị trấn Tây Yên Tử.Những con khỉ này trước đó được phát hiện bị lạc và ốm yếu, sau đó được đưa về chăm sóc và được xác định thuộc loài động vật rừng hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB. Sau khi hồi phục khỏe, 2 cá thể khỉ đã được thả và nhanh chóng hòa nhập vào thiên nhiên hoang dã của núi rừng Tây Yên Tử.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ, chúng thường phân bố ở các nước gồm: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia..Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32 của Chính phủ. Do đó, loài khỉ này được bảo vệ nghiêm ngặt.Khỉ đuôi lợn có đặc điểm nổi bật là 2 bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Ở đỉnh đầu lông màu hung sẫm hoặc xám đen tạo thành “xoáy” tỏa ra xung quanh gần giống cái mũ. Sau trán có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm. Thân của khỉ đuôi lợn phủ lông dài màu xám. Lông đuôi của chúng rất ngắn, trống giống đuôi lợn. Má của khỉ có túi, chai mông lớn.Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biến đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường tỏa ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má tỏa ra phía sau.Ngoài khuôn mặt và bụng dưới có màu đỏ, loài khỉ này có đặc điểm nổi bật là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi có màu giống thân.Trước năm 1975, loài này còn rất phổ biến ở các khu rừng từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh phía Nam trên tổng diện tích ước tính khoảng 30.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh.Nguyên nhân của việc này là do nơi cư trú của khỉ mặt đỏ bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Nguy hiểm hơn, loài khỉ này là mục tiêu cho các đối tượng xấu săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.Hiện khỉ mặt đỏ Macaca arctoides được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IIB, được quy định trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.
Ngày 11/1, Hạt Kiểm lâm Lạng Giang - TP Bắc Giang phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp Chế, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang; Ban Quản lý Bảo tồn Tây Yên Tử; UBND thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã thả 2 cá thể khỉ, trong đó có một cá thể khỉ đuôi lợn và một cá thể khỉ mặt đỏ, về môi trường rừng tự nhiên khu vực thị trấn Tây Yên Tử.
Những con khỉ này trước đó được phát hiện bị lạc và ốm yếu, sau đó được đưa về chăm sóc và được xác định thuộc loài động vật rừng hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB. Sau khi hồi phục khỏe, 2 cá thể khỉ đã được thả và nhanh chóng hòa nhập vào thiên nhiên hoang dã của núi rừng Tây Yên Tử.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ, chúng thường phân bố ở các nước gồm: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia..
Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32 của Chính phủ. Do đó, loài khỉ này được bảo vệ nghiêm ngặt.
Khỉ đuôi lợn có đặc điểm nổi bật là 2 bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Ở đỉnh đầu lông màu hung sẫm hoặc xám đen tạo thành “xoáy” tỏa ra xung quanh gần giống cái mũ. Sau trán có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm. Thân của khỉ đuôi lợn phủ lông dài màu xám. Lông đuôi của chúng rất ngắn, trống giống đuôi lợn. Má của khỉ có túi, chai mông lớn.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biến đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường tỏa ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má tỏa ra phía sau.
Ngoài khuôn mặt và bụng dưới có màu đỏ, loài khỉ này có đặc điểm nổi bật là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi có màu giống thân.
Trước năm 1975, loài này còn rất phổ biến ở các khu rừng từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh phía Nam trên tổng diện tích ước tính khoảng 30.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh.
Nguyên nhân của việc này là do nơi cư trú của khỉ mặt đỏ bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Nguy hiểm hơn, loài khỉ này là mục tiêu cho các đối tượng xấu săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Hiện khỉ mặt đỏ Macaca arctoides được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IIB, được quy định trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.