Theo thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, một người đàn ông sinh năm 1964 sống ở thị trấn Phước Hải - Bà Rịa Vũng Tàu khi đang làm cỏ trong vườn thì bất ngờ bị một con rắn lạ cắn vào chân.Người này lập tức được đưa vào bênh viện Chợ Rẫy TP.HCM với vết cắn sưng to và có bỏng phồng nước. Dù không còn nguy hiểm tính mạng nhưng ông đã phải thanh toán tiền viện phí lên tới 100 triệu đồng.Được biết, "hung thủ" gây ra vết cắn là một loài rắn đặc biệt nguy hiểm có tên chàm quạp, hay còn gọi là rắn lục nưa (Calloselasma rhodostoma). Loài bò sát này có chiều dài khoảng 100cm với chín vảy che rắn chắc và cân đối ở phía trên đỉnh đầu.Mõm nhọn và chĩa lên phía trên. Sống mũi kéo dài từ mắt đến mõm. Thân không dày lắm, các vảy trơn nhẵn. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt.Loài rắn này được mệnh danh mà "mìn sống" vì hoa văn dễ ngụy trang trên mặt đất, cộng với thói quen nằm im phục kích nên rất dễ giẫm phải.Là loài ăn đêm và thích độ ẩm cao, thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi. Thực ăn của chúng là ếch, nhái, một số loài lưỡng cư khác, đôi khi chúng còn ăn cả loài gặm nhấm, chim và các loài rắn khác. thường tấn công con mồi một cách bất ngờ.Các con cái đẻ tử 13 đến 30 trúng và canh giữ trong suốt khoảng thời gian từ 5 đến 7 tuần lễ ấp trứng. Rắn con dài từ 13 – 20cm trông giống như rắn trưởng thành. Loài rắn sống trên cạn này thích những khu đất rừng thấp, khô ráo nhưng đã được tìm thấy ở độ cao 2.000m.Rắn Chàm Quạp là loại rắn đặc biệt nguy hiểm vì nó là một trong những loại rắn độc nhất Việt Nam. Đây là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây tai nạn ở các nước vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á như Thái Lan, Mi An Ma, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia trong đó có cả Việt Nam.Ở Việt Nam, rắn Chàm Quạp chiếm tỉ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn nhập bệnh viện Chợ Rẫy, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong và thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su và cây điều.Những khu vực này thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang) và khu vực núi đá vôi Nam bộ như Kiên Lương, Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang.Răng nanh của rắn chàm quạp có cấu tạo như một móc câu dài, có thể tiêm nọc vào sâu cơ thể nạn nhân. Nọc độc của rắn chàm quạp khá nguy hiểm.Triệu chứng ban đầu tại vết thương khi bị rắn cắn có thể kể tới là sưng phồng, đau nhức, xuất hiện bóng nước. Tiếp đến là triệu chứng toàn thân với cảm giác mệt mỏi, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tụt huyết áp...Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Theo thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, một người đàn ông sinh năm 1964 sống ở thị trấn Phước Hải - Bà Rịa Vũng Tàu khi đang làm cỏ trong vườn thì bất ngờ bị một con rắn lạ cắn vào chân.
Người này lập tức được đưa vào bênh viện Chợ Rẫy TP.HCM với vết cắn sưng to và có bỏng phồng nước. Dù không còn nguy hiểm tính mạng nhưng ông đã phải thanh toán tiền viện phí lên tới 100 triệu đồng.
Được biết, "hung thủ" gây ra vết cắn là một loài rắn đặc biệt nguy hiểm có tên chàm quạp, hay còn gọi là rắn lục nưa (Calloselasma rhodostoma). Loài bò sát này có chiều dài khoảng 100cm với chín vảy che rắn chắc và cân đối ở phía trên đỉnh đầu.
Mõm nhọn và chĩa lên phía trên. Sống mũi kéo dài từ mắt đến mõm. Thân không dày lắm, các vảy trơn nhẵn. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt.
Loài rắn này được mệnh danh mà "mìn sống" vì hoa văn dễ ngụy trang trên mặt đất, cộng với thói quen nằm im phục kích nên rất dễ giẫm phải.
Là loài ăn đêm và thích độ ẩm cao, thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi. Thực ăn của chúng là ếch, nhái, một số loài lưỡng cư khác, đôi khi chúng còn ăn cả loài gặm nhấm, chim và các loài rắn khác. thường tấn công con mồi một cách bất ngờ.
Các con cái đẻ tử 13 đến 30 trúng và canh giữ trong suốt khoảng thời gian từ 5 đến 7 tuần lễ ấp trứng. Rắn con dài từ 13 – 20cm trông giống như rắn trưởng thành. Loài rắn sống trên cạn này thích những khu đất rừng thấp, khô ráo nhưng đã được tìm thấy ở độ cao 2.000m.
Rắn Chàm Quạp là loại rắn đặc biệt nguy hiểm vì nó là một trong những loại rắn độc nhất Việt Nam. Đây là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây tai nạn ở các nước vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á như Thái Lan, Mi An Ma, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia trong đó có cả Việt Nam.
Ở Việt Nam, rắn Chàm Quạp chiếm tỉ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn nhập bệnh viện Chợ Rẫy, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong và thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su và cây điều.
Những khu vực này thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang) và khu vực núi đá vôi Nam bộ như Kiên Lương, Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang.
Răng nanh của rắn chàm quạp có cấu tạo như một móc câu dài, có thể tiêm nọc vào sâu cơ thể nạn nhân. Nọc độc của rắn chàm quạp khá nguy hiểm.
Triệu chứng ban đầu tại vết thương khi bị rắn cắn có thể kể tới là sưng phồng, đau nhức, xuất hiện bóng nước. Tiếp đến là triệu chứng toàn thân với cảm giác mệt mỏi, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tụt huyết áp...