Vào ngày 4/4, Thống đốc tỉnh Kherson Vladimir Sardo, tuyên bố rằng quân đội Nga (RFAF) đã phong tỏa hoàn toàn các cảng thương mại trên biển của tỉnh Mykolaiv, Ukraine từ bán đảo Kimbern. Điểm chiến lược này nằm ở cửa sông Dnieper-Bug, từng là cửa ngõ quan trọng của Ukraine vào Biển Đen, nhưng giờ đây đã trở thành tâm điểm của cuộc chiến kinh tế giữa Nga và Ukraine.Kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2022, số phận của cảng Nikolayev đã trải qua nhiều thăng trầm - từ việc bị RFAF kiểm soát một phần trong những ngày đầu, đến phải vật lộn để duy trì hoạt động một phần sau cuộc phản công của quân đội Ukraine (AFU), rồi bị phong tỏa hoàn toàn như hiện nay. Sự trỗi dậy và sụp đổ của cảng này, phản ánh những cú sốc lớn trong cơ cấu quyền lực dọc theo bờ Biển Đen.Việc phong tỏa cảng Nikolayev không phải là sự cố đơn lẻ. Ngay từ năm 2023, RFAF đã dần thắt chặt "thòng lọng" trên bờ biển Biển Đen của Ukraine, bằng cách kiểm soát các cảng Kherson và Mariupol. Việc triển khai quân sự trên bán đảo Kimbern, cho phép RFAF kiểm soát cửa sông Dnieper-Bug và cắt đứt đường tiếp cận trực tiếp tới cảng Nikolayev từ Biển Đen.Động thái này không chỉ chặn đứng hoạt động xuất khẩu hàng hóa số lượng lớn của Ukraine như quặng sắt và ngũ cốc (năm 2024, Ukraine đã xuất khẩu 33,7 triệu tấn quặng sắt qua tuyến đường thủy của nước này, chiếm 70% công suất sản xuất của ngành luyện kim), mà còn khiến huyết mạch kinh tế của Ukraine, bị đe dọa trước hỏa lực quân sự của Nga.Điều đáng chú ý là các biện pháp phong tỏa đã được nâng cấp từ biện pháp “răn đe hải quân” truyền thống, lên "chiến thuật hỗn hợp". RFAF gần đây thường xuyên sử dụng UAV Lancet, để tấn công chính xác vào các trạm radar và tàu tuần tra ở Odessa, Nikolayev và nhiều nơi khác.Đồng thời RFAF thực hiện phối hợp giữa hỏa lực chế áp với tác chiến điện tử, để can thiệp vào hệ thống thông tin liên lạc của AFU, nhằm hình thành mạng lưới phong tỏa ba chiều. Chiến thuật linh hoạt, chi phí thấp này đang dần làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Ukraine dọc theo bờ Biển Đen.Hiện 90% lượng thực phẩm xuất khẩu của Ukraine phụ thuộc vào các cảng Biển Đen và việc phong tỏa cảng Nikolayev đã tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ tháng 1 đến tháng 2/2025, cảng Odessa duy nhất còn lại của Ukraine bị tấn công trung bình cứ ba ngày một lần và khối lượng xuất khẩu của cảng này giảm mạnh 45% so với cùng kỳ năm trước.Việc Ukraine không thể xuất khẩu lương thực, khiến giá thực phẩm quốc tế sau đó tăng vọt, giá lúa mì vượt ngưỡng 400 USD/tấn, mức cao nhất trong một thập kỷ.Moscow đã gắn chặt lệnh phong tỏa với các trò chơi địa chính trị. Trong thỏa thuận ngừng bắn ở Biển Đen đạt được vào tháng 3/2025, Nga đã sử dụng "mở cửa cảng" làm con bài mặc cả, yêu cầu phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các nhà xuất khẩu nông sản của Nga và loại Mỹ khỏi khuôn khổ đàm phán.Tuy nhiên các chuyên gia Ukraine chỉ ra một cách gay gắt rằng, điều này về cơ bản là "vũ khí hóa" vấn đề nhân đạo và buộc Kiev phải lựa chọn giữa nhượng bộ chủ quyền hoặc sự sống còn về kinh tế.Trên mạng xã hội, những người ủng hộ Nga và Ukraine đã xảy ra xung đột dữ dội. Một số cư dân mạng Nga gọi cuộc phong tỏa này là "phòng thủ hợp pháp": "AFU sử dụng cảng này để vận chuyển vũ khí của NATO, và RFAF có quyền cắt đứt tuyến tiếp tế chiến tranh này". Những người ủng hộ Ukraine đáp trả: "Việc chặn các cảng dân sự là vi phạm luật pháp quốc tế ".Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, mặc dù việc RFAF phong tỏa cảng Nikolayev sẽ kìm hãm nền kinh tế Ukraine trong ngắn hạn, nhưng có thể gây ra phản ứng dữ dội trong dài hạn. Tên lửa chống hạm Harpoon do Đan Mạch viện trợ và hệ thống tên lửa tầm xa của Mỹ mà Ukraine mới nhận được, có khả năng đe dọa Hạm đội Biển Đen của Nga.Còn cựu chỉ huy NATO, James Stavridis tin rằng, nếu quân đội Ukraine thiết lập một "khu vực chống tiếp cận và phong tỏa khu vực AD/AD2" với sự hỗ trợ của phương Tây, họ có thể phá vỡ được lệnh phong tỏa, nhưng "điều này đòi hỏi sự hỗ trợ tình báo chính xác và các cuộc đột kích chiến thuật mạo hiểm".Nga đã đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao, thông qua các cuộc phong tỏa, và mặc dù đã thu được lợi nhuận từ xuất khẩu năng lượng và lương thực trong ngắn hạn, nhưng điều này đã làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng trong sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào Nga và Ukraine.Thậm chí, điều này có thể dẫn đến sự hình thành một liên minh chống Nga mới. Ví dụ, Ấn Độ đã hợp tác với Brazil và Nam Phi để đề xuất "Sáng kiến an ninh lương thực" nhằm bỏ qua Nga và Ukraine, nhằm thiết lập chuỗi cung ứng thay thế.Cuộc phong tỏa của Nga trên Biển Đen, về cơ bản là một hình ảnh thu nhỏ của cuộc tranh giành tài nguyên trong thế kỷ 21. Bằng cách kiểm soát các cảng dọc theo bờ biển Biển Đen, Nga không chỉ bóp nghẹt không gian sống của Ukraine, mà còn cố gắng định hình lại tuyến đường thương mại của lục địa Á-Âu - tuyến đường từ Biển Đen qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ đến Biển Địa Trung Hải.Tuyến đường biển này hiện đảm nhiệm vận chuyển 12% thực phẩm và 8% năng lượng của thế giới. Nếu Nga kiểm soát kênh này trong thời gian dài, họ sẽ giành được "đòn bẩy hàng hải" trong cuộc chơi với NATO và thậm chí ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi năng lượng của EU.Lịch sử luôn lặp lại, vào thế kỷ 19, Anh đã thiết lập quyền bá chủ của mình bằng cách kiểm soát Kênh đào Suez. Hiện nay, Nga đang sử dụng lệnh phong tỏa như một điểm tựa để phá vỡ thế cân bằng địa chính trị hiện đại.Sự khác biệt là vũ khí trong trò chơi này không còn là tàu chiến hơi nước nữa mà là tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm và đường truyền dữ liệu; vậy Nga sẽ tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa như thế nào, và Ukraine sẽ hóa giải ra sao, điều này sẽ kéo thêm nhiều tổ chức và quốc gia liên quan vào cuộc. (nguồn ảnh Wikipedia, Ukrinform, Sputnik).
Vào ngày 4/4, Thống đốc tỉnh Kherson Vladimir Sardo, tuyên bố rằng quân đội Nga (RFAF) đã phong tỏa hoàn toàn các cảng thương mại trên biển của tỉnh Mykolaiv, Ukraine từ bán đảo Kimbern. Điểm chiến lược này nằm ở cửa sông Dnieper-Bug, từng là cửa ngõ quan trọng của Ukraine vào Biển Đen, nhưng giờ đây đã trở thành tâm điểm của cuộc chiến kinh tế giữa Nga và Ukraine.
Kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2022, số phận của cảng Nikolayev đã trải qua nhiều thăng trầm - từ việc bị RFAF kiểm soát một phần trong những ngày đầu, đến phải vật lộn để duy trì hoạt động một phần sau cuộc phản công của quân đội Ukraine (AFU), rồi bị phong tỏa hoàn toàn như hiện nay. Sự trỗi dậy và sụp đổ của cảng này, phản ánh những cú sốc lớn trong cơ cấu quyền lực dọc theo bờ Biển Đen.
Việc phong tỏa cảng Nikolayev không phải là sự cố đơn lẻ. Ngay từ năm 2023, RFAF đã dần thắt chặt "thòng lọng" trên bờ biển Biển Đen của Ukraine, bằng cách kiểm soát các cảng Kherson và Mariupol. Việc triển khai quân sự trên bán đảo Kimbern, cho phép RFAF kiểm soát cửa sông Dnieper-Bug và cắt đứt đường tiếp cận trực tiếp tới cảng Nikolayev từ Biển Đen.
Động thái này không chỉ chặn đứng hoạt động xuất khẩu hàng hóa số lượng lớn của Ukraine như quặng sắt và ngũ cốc (năm 2024, Ukraine đã xuất khẩu 33,7 triệu tấn quặng sắt qua tuyến đường thủy của nước này, chiếm 70% công suất sản xuất của ngành luyện kim), mà còn khiến huyết mạch kinh tế của Ukraine, bị đe dọa trước hỏa lực quân sự của Nga.
Điều đáng chú ý là các biện pháp phong tỏa đã được nâng cấp từ biện pháp “răn đe hải quân” truyền thống, lên "chiến thuật hỗn hợp". RFAF gần đây thường xuyên sử dụng UAV Lancet, để tấn công chính xác vào các trạm radar và tàu tuần tra ở Odessa, Nikolayev và nhiều nơi khác.
Đồng thời RFAF thực hiện phối hợp giữa hỏa lực chế áp với tác chiến điện tử, để can thiệp vào hệ thống thông tin liên lạc của AFU, nhằm hình thành mạng lưới phong tỏa ba chiều. Chiến thuật linh hoạt, chi phí thấp này đang dần làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Ukraine dọc theo bờ Biển Đen.
Hiện 90% lượng thực phẩm xuất khẩu của Ukraine phụ thuộc vào các cảng Biển Đen và việc phong tỏa cảng Nikolayev đã tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ tháng 1 đến tháng 2/2025, cảng Odessa duy nhất còn lại của Ukraine bị tấn công trung bình cứ ba ngày một lần và khối lượng xuất khẩu của cảng này giảm mạnh 45% so với cùng kỳ năm trước.
Việc Ukraine không thể xuất khẩu lương thực, khiến giá thực phẩm quốc tế sau đó tăng vọt, giá lúa mì vượt ngưỡng 400 USD/tấn, mức cao nhất trong một thập kỷ.
Moscow đã gắn chặt lệnh phong tỏa với các trò chơi địa chính trị. Trong thỏa thuận ngừng bắn ở Biển Đen đạt được vào tháng 3/2025, Nga đã sử dụng "mở cửa cảng" làm con bài mặc cả, yêu cầu phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các nhà xuất khẩu nông sản của Nga và loại Mỹ khỏi khuôn khổ đàm phán.
Tuy nhiên các chuyên gia Ukraine chỉ ra một cách gay gắt rằng, điều này về cơ bản là "vũ khí hóa" vấn đề nhân đạo và buộc Kiev phải lựa chọn giữa nhượng bộ chủ quyền hoặc sự sống còn về kinh tế.
Trên mạng xã hội, những người ủng hộ Nga và Ukraine đã xảy ra xung đột dữ dội. Một số cư dân mạng Nga gọi cuộc phong tỏa này là "phòng thủ hợp pháp": "AFU sử dụng cảng này để vận chuyển vũ khí của NATO, và RFAF có quyền cắt đứt tuyến tiếp tế chiến tranh này". Những người ủng hộ Ukraine đáp trả: "Việc chặn các cảng dân sự là vi phạm luật pháp quốc tế ".
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, mặc dù việc RFAF phong tỏa cảng Nikolayev sẽ kìm hãm nền kinh tế Ukraine trong ngắn hạn, nhưng có thể gây ra phản ứng dữ dội trong dài hạn. Tên lửa chống hạm Harpoon do Đan Mạch viện trợ và hệ thống tên lửa tầm xa của Mỹ mà Ukraine mới nhận được, có khả năng đe dọa Hạm đội Biển Đen của Nga.
Còn cựu chỉ huy NATO, James Stavridis tin rằng, nếu quân đội Ukraine thiết lập một "khu vực chống tiếp cận và phong tỏa khu vực AD/AD2" với sự hỗ trợ của phương Tây, họ có thể phá vỡ được lệnh phong tỏa, nhưng "điều này đòi hỏi sự hỗ trợ tình báo chính xác và các cuộc đột kích chiến thuật mạo hiểm".
Nga đã đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao, thông qua các cuộc phong tỏa, và mặc dù đã thu được lợi nhuận từ xuất khẩu năng lượng và lương thực trong ngắn hạn, nhưng điều này đã làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng trong sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào Nga và Ukraine.
Thậm chí, điều này có thể dẫn đến sự hình thành một liên minh chống Nga mới. Ví dụ, Ấn Độ đã hợp tác với Brazil và Nam Phi để đề xuất "Sáng kiến an ninh lương thực" nhằm bỏ qua Nga và Ukraine, nhằm thiết lập chuỗi cung ứng thay thế.
Cuộc phong tỏa của Nga trên Biển Đen, về cơ bản là một hình ảnh thu nhỏ của cuộc tranh giành tài nguyên trong thế kỷ 21. Bằng cách kiểm soát các cảng dọc theo bờ biển Biển Đen, Nga không chỉ bóp nghẹt không gian sống của Ukraine, mà còn cố gắng định hình lại tuyến đường thương mại của lục địa Á-Âu - tuyến đường từ Biển Đen qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ đến Biển Địa Trung Hải.
Tuyến đường biển này hiện đảm nhiệm vận chuyển 12% thực phẩm và 8% năng lượng của thế giới. Nếu Nga kiểm soát kênh này trong thời gian dài, họ sẽ giành được "đòn bẩy hàng hải" trong cuộc chơi với NATO và thậm chí ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi năng lượng của EU.
Lịch sử luôn lặp lại, vào thế kỷ 19, Anh đã thiết lập quyền bá chủ của mình bằng cách kiểm soát Kênh đào Suez. Hiện nay, Nga đang sử dụng lệnh phong tỏa như một điểm tựa để phá vỡ thế cân bằng địa chính trị hiện đại.
Sự khác biệt là vũ khí trong trò chơi này không còn là tàu chiến hơi nước nữa mà là tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm và đường truyền dữ liệu; vậy Nga sẽ tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa như thế nào, và Ukraine sẽ hóa giải ra sao, điều này sẽ kéo thêm nhiều tổ chức và quốc gia liên quan vào cuộc. (nguồn ảnh Wikipedia, Ukrinform, Sputnik).