Theo phân tích của các chuyên gia động vật, gà lôi đuôi dài có một biện pháp sinh tồn ở sa mạc rất hữu hiệu, và cũng rất… ghê tởm, cũng liên quan đến chất thải bài tiết của cơ thể: tự tận dụng lại phân và nước tiểu của mình.Theo cơ chế của cơ thể, hệ tiêu hóa của chúng sẽ hấp thụ nước kể cả khi đã đến giai đoạn hình thành chất thải ở ruột già. Trước khi được hoàn toàn thải ra ngoài, nước nếu còn ở phân sẽ được rút lại một cách triệt để, bằng những ông lông tơ ở đoạn cuối ruột, dẫn thẳng nước đến mạch máu.Qua nhiều thông tin theo dõi trên loài thằn lằn gai Australia và kết cấu da vảy sừng, một đặc điểm thích nghi đột phá mới đã được khám phá. Không chỉ ngăn ngừa sự thoát nước, da thằn lằn còn có thể hấp thụ nước từ không khí nhưng được tiến hóa và phát triển hơn nhiều so với thông thường.Tương tự như cơ chế tiếp nhận nước qua da ở loài thằn lằn gai Australia, những con thằn lằn sa mạc này sử dụng các đường truyền nước rất nhỏ, dạng ống, có tác dụng điều hướng nước đến thẳng miệng và hệ tiêu hóa của thằn lằn. Từ đó, mọi nguồn nước như mưa, cát ẩm đều được tận dụng triệt để. Chim gõ kiến Gila đục vào bên trong thân cây xương rồng, tạo thành tổ trú ẩn và sinh sống bên trong đó. Tương tự, những con cú nhỏ tí hon cũng có chung tập tính sống trên hốc ở thân cây xương rồng như vậy. Tựu chung lại, xương rồng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sa mạc.Hầu như không có loại bọ nào trên thế giới hiện nay có khả năng vượt qua độ khắc nghiệt của loài gián này trên sa mạc đầy nắng và gió. Arenivaga erratica (tiếng Latin là “kẻ lang thang trên cát”) là tên khoa học của chúng, sinh sống ở Mỹ. Để lại những đụn cát khi di chuyển, loài vật nhỏ bé này lại được trang bị những kỹ năng tuyệt vời để sống sót và tồn tại hoàn hảo.Rùa sa mạc “Gopherus agassizii” cùng với họ hàng thân thuộc “Gopherus morafkai” đã xuất sắc trở thành những cái tên xứng đáng là chuyên gia sinh tồn trên sa mạc nóng bức. Với vẻ ngoài trông như một tảng đá vô tri vô giác, chúng lại có những bí quyết phi thường giúp sống sót bên trong chính những ngôi nhà đá cứng rắn ấy, liên quan đến nguồn dự trữ nước đặc biệt.Mèo sa mạc có vẻ ngoài khá tương đồng với mèo nhà thông thường nhưng lại xứng danh là giống mèo duy nhất có khả năng đấu tranh và tồn tại ở sa mạc. Chỉ cao có 24-30cm, trọng lượng 1-3kg, những con mèo đặc biệt này mang trong mình những kỹ năng thích nghi siêu hạng.Cáo Fennec (Vulpes zerda) là loài cáo hoạt động về đếm môi trường sinh sống chủ yếu ở sa mạc Sahara, bán đảo Sinai, sa mạc Arava và sa mạc Ả Rập. Để sống sót tốt trong điều kiện khắc nghiệt ở sa mạc khô cằn loài cáo Fennec là đôi tai cực kỳ lớn. Đôi tai lớn không chỉ khiến khuôn mặt trở lên dễ thương mà còn là công cụ cụ xử lý nhiệt độ cơ thể đặc biệt hữu hiệu.Thường được biết đến với tên tiếng Anh “Sandfish” nhưng lại không hoàn toàn là “cá” mà thực ra đó là một con thằn lằn. Loài vật nhỏ bé này lại chứng tỏ mình là một chuyên gia sắc sảo trong môi trường khắc nghiệt bậc nhất thế giới.Loài trăn sa mạc này lại chứng tỏ mình là một ngoại lệ hiếm có khi chấp nhận “làm mưa làm gió” ở những vùng đất khô cằn thay vì môi trường ẩm ướt. Được biết đến là một trong những giống trăn nhỏ nhất trên thế giới, trăn sa mạc Kenya dành hầu hết phần đời của chúng ẩn sâu dưới lớp cát hoặc một tảng đá.Cầy Meerkat còn có tên gọi khác cầy vằn, chồn đất, Chồn đất châu Phi, hồ cầy, chồn cầy là một loài động vật có vú nhỏ sinh sống tại các vùng sa mạc. Chúng sở hữu đôi mặt đặc biệt giúp chúng có thể kiếm ăn giữa trưa nắng gắt. Trong đôi mắt của chúng có các mảng màu đen, hoạt động như chiếc kính mát tự nhiên vậy.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Theo phân tích của các chuyên gia động vật, gà lôi đuôi dài có một biện pháp sinh tồn ở sa mạc rất hữu hiệu, và cũng rất… ghê tởm, cũng liên quan đến chất thải bài tiết của cơ thể: tự tận dụng lại phân và nước tiểu của mình.
Theo cơ chế của cơ thể, hệ tiêu hóa của chúng sẽ hấp thụ nước kể cả khi đã đến giai đoạn hình thành chất thải ở ruột già. Trước khi được hoàn toàn thải ra ngoài, nước nếu còn ở phân sẽ được rút lại một cách triệt để, bằng những ông lông tơ ở đoạn cuối ruột, dẫn thẳng nước đến mạch máu.
Qua nhiều thông tin theo dõi trên loài thằn lằn gai Australia và kết cấu da vảy sừng, một đặc điểm thích nghi đột phá mới đã được khám phá. Không chỉ ngăn ngừa sự thoát nước, da thằn lằn còn có thể hấp thụ nước từ không khí nhưng được tiến hóa và phát triển hơn nhiều so với thông thường.
Tương tự như cơ chế tiếp nhận nước qua da ở loài thằn lằn gai Australia, những con thằn lằn sa mạc này sử dụng các đường truyền nước rất nhỏ, dạng ống, có tác dụng điều hướng nước đến thẳng miệng và hệ tiêu hóa của thằn lằn. Từ đó, mọi nguồn nước như mưa, cát ẩm đều được tận dụng triệt để.
Chim gõ kiến Gila đục vào bên trong thân cây xương rồng, tạo thành tổ trú ẩn và sinh sống bên trong đó. Tương tự, những con cú nhỏ tí hon cũng có chung tập tính sống trên hốc ở thân cây xương rồng như vậy. Tựu chung lại, xương rồng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sa mạc.
Hầu như không có loại bọ nào trên thế giới hiện nay có khả năng vượt qua độ khắc nghiệt của loài gián này trên sa mạc đầy nắng và gió. Arenivaga erratica (tiếng Latin là “kẻ lang thang trên cát”) là tên khoa học của chúng, sinh sống ở Mỹ. Để lại những đụn cát khi di chuyển, loài vật nhỏ bé này lại được trang bị những kỹ năng tuyệt vời để sống sót và tồn tại hoàn hảo.
Rùa sa mạc “Gopherus agassizii” cùng với họ hàng thân thuộc “Gopherus morafkai” đã xuất sắc trở thành những cái tên xứng đáng là chuyên gia sinh tồn trên sa mạc nóng bức. Với vẻ ngoài trông như một tảng đá vô tri vô giác, chúng lại có những bí quyết phi thường giúp sống sót bên trong chính những ngôi nhà đá cứng rắn ấy, liên quan đến nguồn dự trữ nước đặc biệt.
Mèo sa mạc có vẻ ngoài khá tương đồng với mèo nhà thông thường nhưng lại xứng danh là giống mèo duy nhất có khả năng đấu tranh và tồn tại ở sa mạc. Chỉ cao có 24-30cm, trọng lượng 1-3kg, những con mèo đặc biệt này mang trong mình những kỹ năng thích nghi siêu hạng.
Cáo Fennec (Vulpes zerda) là loài cáo hoạt động về đếm môi trường sinh sống chủ yếu ở sa mạc Sahara, bán đảo Sinai, sa mạc Arava và sa mạc Ả Rập. Để sống sót tốt trong điều kiện khắc nghiệt ở sa mạc khô cằn loài cáo Fennec là đôi tai cực kỳ lớn. Đôi tai lớn không chỉ khiến khuôn mặt trở lên dễ thương mà còn là công cụ cụ xử lý nhiệt độ cơ thể đặc biệt hữu hiệu.
Thường được biết đến với tên tiếng Anh “Sandfish” nhưng lại không hoàn toàn là “cá” mà thực ra đó là một con thằn lằn. Loài vật nhỏ bé này lại chứng tỏ mình là một chuyên gia sắc sảo trong môi trường khắc nghiệt bậc nhất thế giới.
Loài trăn sa mạc này lại chứng tỏ mình là một ngoại lệ hiếm có khi chấp nhận “làm mưa làm gió” ở những vùng đất khô cằn thay vì môi trường ẩm ướt. Được biết đến là một trong những giống trăn nhỏ nhất trên thế giới, trăn sa mạc Kenya dành hầu hết phần đời của chúng ẩn sâu dưới lớp cát hoặc một tảng đá.
Cầy Meerkat còn có tên gọi khác cầy vằn, chồn đất, Chồn đất châu Phi, hồ cầy, chồn cầy là một loài động vật có vú nhỏ sinh sống tại các vùng sa mạc. Chúng sở hữu đôi mặt đặc biệt giúp chúng có thể kiếm ăn giữa trưa nắng gắt. Trong đôi mắt của chúng có các mảng màu đen, hoạt động như chiếc kính mát tự nhiên vậy.