Năm 1994, tại huyện Kỳ Liên, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, người chăn cừu Mã Thiên Phúc nhặt được một miếng vàng đẹp có hoa văn tinh xảo trong đàn cừu của mình khi chúng đang chạy vòng quanh một chỗ trong lúc chăn cỏ.Tưởng rằng đây là một miếng vàng vô giá, ông đã đem nó đi định giá tại một tiệm vàng lớn.Tuy nhiên, ông chủ tiệm vàng cho rằng miếng vàng này có vẻ giống một di vật văn hóa, do đó khuyên Mã Thiên Phúc nên tìm các chuyên gia khảo cổ để xác định giá trị của nó.Sau khi được các chuyên gia khảo cổ xác nhận, miếng vàng này thực chất là một di vật văn hóa được chôn dưới lòng đất, không phải là một miếng vàng thông thường.Điều này cho thấy nơi đó có thể chứa một ngôi mộ cổ hoặc là nơi tế lễ của người dân. (Ảnh minh họa)Nhóm chuyên gia đã tiến hành khai quật và tìm thấy nhiều đồ tạo tác bằng vàng và bạc, được xác định là từ thời nhà Hán (206 TCN - 220).Miếng vàng này có hoa văn độc đáo và tinh xảo, với hình ảnh một con sói đang đuổi và cắn một con bò, phản ánh quy luật tự nhiên.Các chuyên gia kết luận rằng đây là đồ vật của người du mục từng sống ở huyện Kỳ Liên, thuộc nhánh của người Hung Nô. Bộ tộc này đã bị sụp đổ sau khi liên minh với triều đại Bắc Ngụy (386 - 534) bị phá vỡ.Mã Thiên Phúc trao trả lại miếng vàng cổ cho cơ quan chức năng và nhận được sự khen ngợi và phần thưởng từ Cục di tích văn hóa địa phương vì đã phát hiện và chấp nhận trao trả lại di vật văn hóa này.Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.
Năm 1994, tại huyện Kỳ Liên, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, người chăn cừu Mã Thiên Phúc nhặt được một miếng vàng đẹp có hoa văn tinh xảo trong đàn cừu của mình khi chúng đang chạy vòng quanh một chỗ trong lúc chăn cỏ.
Tưởng rằng đây là một miếng vàng vô giá, ông đã đem nó đi định giá tại một tiệm vàng lớn.
Tuy nhiên, ông chủ tiệm vàng cho rằng miếng vàng này có vẻ giống một di vật văn hóa, do đó khuyên Mã Thiên Phúc nên tìm các chuyên gia khảo cổ để xác định giá trị của nó.
Sau khi được các chuyên gia khảo cổ xác nhận, miếng vàng này thực chất là một di vật văn hóa được chôn dưới lòng đất, không phải là một miếng vàng thông thường.
Điều này cho thấy nơi đó có thể chứa một ngôi mộ cổ hoặc là nơi tế lễ của người dân. (Ảnh minh họa)
Nhóm chuyên gia đã tiến hành khai quật và tìm thấy nhiều đồ tạo tác bằng vàng và bạc, được xác định là từ thời nhà Hán (206 TCN - 220).
Miếng vàng này có hoa văn độc đáo và tinh xảo, với hình ảnh một con sói đang đuổi và cắn một con bò, phản ánh quy luật tự nhiên.
Các chuyên gia kết luận rằng đây là đồ vật của người du mục từng sống ở huyện Kỳ Liên, thuộc nhánh của người Hung Nô. Bộ tộc này đã bị sụp đổ sau khi liên minh với triều đại Bắc Ngụy (386 - 534) bị phá vỡ.
Mã Thiên Phúc trao trả lại miếng vàng cổ cho cơ quan chức năng và nhận được sự khen ngợi và phần thưởng từ Cục di tích văn hóa địa phương vì đã phát hiện và chấp nhận trao trả lại di vật văn hóa này.