Phố Hàng Mắm là con phố dài khoảng 190 mét, kéo dài từ đường Trần Quang Khải đến ngã ba Hàng Bạc – Hàng Bè, ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội.Xưa kia, phố Hàng Mắm gồm hai phố. Đoạn phía Đông là phố Hàng Trứng, nằm trên đất thôn Thanh Yên, tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương cũ, là nơi có nhiều cửa hàng buôn bán trứng. Đoạn phía Tây là phố Hàng Mắm (cũ), thuộc thôn Mỹ Lộc, cùng tổng Phúc Lâm, có nhiều cửa hàng bán mắm.Hai phố Hàng Trứng – Hàng Mắm được ngăn cách bởi cửa ô Mỹ Lộc và bức tường bằng đất, mà vị trí có lẽ lòng đường Nguyễn Hữu Huân bây giờ. Bên trong cửa ô là phố Hàng Mắm, bên ngoài là phố Hàng Trứng.Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp phá bỏ cửa ô Mỹ Lộc và bức tường cũ, sáp nhập hai phố làm một và nối thông với đường Quai Guillemoto (bến Guillemoto) mà dân ta hồi đó vẫn gọi là đường Bờ Sông do được xây dọc đê sông Hồng (phố Trần Quang Khải bây giờ).Chính quyền thuộc địa đặt tên con phố mới sáp nhập là rue de la Saumure, nghĩa là “phố hàng ướp mặn”. Có lẽ lúc đó người Pháp đã bối rối khi tìm cách chuyển dịch từ “Mắm” sang tiếng Pháp. Tên gọi phố Hàng Mắm được chính thức sử dụng lại từ năm 1945.Về nghề bán mắm ở phố Hàng Mắm, từ năm 1884, bác sĩ Hocquard đã mô tả: “…Trong cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”. Năm 1934, Bonifaci viết: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà bán tôm, cá khô…”.Theo học giả Hoàng Đạo Thúy, sau Thế chiến I (1914 – 1918), phố Hàng Mắm còn nhiều cửa hàng bán mắm tôm đặc đựng trong chậu sành, gạt bằng xương sườn trâu; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, vợi ra thùng gỗ bán dần; cua rạm muối v.v...Mắm trên phố được bán buôn là chính, mỗi chuyến cất hàng năm bảy tạ do thương lái mang đi các tỉnh. Những năm 1930, phố có thêm cửa hàng buôn các đồ hải sản để nấu cỗ như vây cá mập, bóng cá dưa, bóng cá thủ, sá sùng, tôm, mực khô...Nhà trong phố Hàng Mắm thế kỷ 19 đa số là nhà kiểu cổ, hẹp và ngắn. Vào năm 1891, một vụ cháy lớn xảy ra đã khiến nhiều nhà cổ bị thiêu rụi. Sau này, một số nhà đã làm mới lại hoặc cải tạo, sửa chữa lại mặt tiền thành cửa hàng để buôn bán.Ngày nay, dấu tích nghề bám mắm không còn hiện diện trên phố Hàng Mắm. Nhắc đến con phố này, nhiều người Hà Nội sẽ nghĩ đến một nghề khác đặc biệt, đó là nghề làm bia mộ.Các cửa hàng bia mộ tập trung gần ngã tư Hàng Mắm – Nguyễn Hữu Huân. Bia mộ ở đây làm bằng đá, họ tên người quá cố, ngày sinh, ngày mất, hoa văn trang trí được chạm khắc tinh xảo, kiểu mẫu đa dạng tùy theo yêu cầu khách hàng.Những người thợ tiến hành chạm khắc, mài giũa, đánh bóng... bia đá ngay trên vỉa hè.Cửa hàng bia mộ cũng bán cả tiểu sành dùng đề đựng tro cốt người đã khuất.Ngoài các cửa hàng bia mộ, phố Hàng Mắm còn có một số cửa hàng chuyên bán đồ làm bằng chất liệu sành, sứ, đất nung, đá...Các mặt hàng này chủ yếu là đồ dùng trong các gian bếp truyền thống như vại, âu, liễn, chày, cối, đá mài... được bày tràn trên vỉa hè tạo nên cảnh tượng khá lạ mắt.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Mắm là con phố dài khoảng 190 mét, kéo dài từ đường Trần Quang Khải đến ngã ba Hàng Bạc – Hàng Bè, ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội.
Xưa kia, phố Hàng Mắm gồm hai phố. Đoạn phía Đông là phố Hàng Trứng, nằm trên đất thôn Thanh Yên, tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương cũ, là nơi có nhiều cửa hàng buôn bán trứng. Đoạn phía Tây là phố Hàng Mắm (cũ), thuộc thôn Mỹ Lộc, cùng tổng Phúc Lâm, có nhiều cửa hàng bán mắm.
Hai phố Hàng Trứng – Hàng Mắm được ngăn cách bởi cửa ô Mỹ Lộc và bức tường bằng đất, mà vị trí có lẽ lòng đường Nguyễn Hữu Huân bây giờ. Bên trong cửa ô là phố Hàng Mắm, bên ngoài là phố Hàng Trứng.
Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp phá bỏ cửa ô Mỹ Lộc và bức tường cũ, sáp nhập hai phố làm một và nối thông với đường Quai Guillemoto (bến Guillemoto) mà dân ta hồi đó vẫn gọi là đường Bờ Sông do được xây dọc đê sông Hồng (phố Trần Quang Khải bây giờ).
Chính quyền thuộc địa đặt tên con phố mới sáp nhập là rue de la Saumure, nghĩa là “phố hàng ướp mặn”. Có lẽ lúc đó người Pháp đã bối rối khi tìm cách chuyển dịch từ “Mắm” sang tiếng Pháp. Tên gọi phố Hàng Mắm được chính thức sử dụng lại từ năm 1945.
Về nghề bán mắm ở phố Hàng Mắm, từ năm 1884, bác sĩ Hocquard đã mô tả: “…Trong cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”. Năm 1934, Bonifaci viết: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà bán tôm, cá khô…”.
Theo học giả Hoàng Đạo Thúy, sau Thế chiến I (1914 – 1918), phố Hàng Mắm còn nhiều cửa hàng bán mắm tôm đặc đựng trong chậu sành, gạt bằng xương sườn trâu; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, vợi ra thùng gỗ bán dần; cua rạm muối v.v...
Mắm trên phố được bán buôn là chính, mỗi chuyến cất hàng năm bảy tạ do thương lái mang đi các tỉnh. Những năm 1930, phố có thêm cửa hàng buôn các đồ hải sản để nấu cỗ như vây cá mập, bóng cá dưa, bóng cá thủ, sá sùng, tôm, mực khô...
Nhà trong phố Hàng Mắm thế kỷ 19 đa số là nhà kiểu cổ, hẹp và ngắn. Vào năm 1891, một vụ cháy lớn xảy ra đã khiến nhiều nhà cổ bị thiêu rụi. Sau này, một số nhà đã làm mới lại hoặc cải tạo, sửa chữa lại mặt tiền thành cửa hàng để buôn bán.
Ngày nay, dấu tích nghề bám mắm không còn hiện diện trên phố Hàng Mắm. Nhắc đến con phố này, nhiều người Hà Nội sẽ nghĩ đến một nghề khác đặc biệt, đó là nghề làm bia mộ.
Các cửa hàng bia mộ tập trung gần ngã tư Hàng Mắm – Nguyễn Hữu Huân. Bia mộ ở đây làm bằng đá, họ tên người quá cố, ngày sinh, ngày mất, hoa văn trang trí được chạm khắc tinh xảo, kiểu mẫu đa dạng tùy theo yêu cầu khách hàng.
Những người thợ tiến hành chạm khắc, mài giũa, đánh bóng... bia đá ngay trên vỉa hè.
Cửa hàng bia mộ cũng bán cả tiểu sành dùng đề đựng tro cốt người đã khuất.
Ngoài các cửa hàng bia mộ, phố Hàng Mắm còn có một số cửa hàng chuyên bán đồ làm bằng chất liệu sành, sứ, đất nung, đá...
Các mặt hàng này chủ yếu là đồ dùng trong các gian bếp truyền thống như vại, âu, liễn, chày, cối, đá mài... được bày tràn trên vỉa hè tạo nên cảnh tượng khá lạ mắt.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.