Phố Hàng Khay là con phố dài 170m, nối liền phố Tràng Tiền với phố Tràng Thi ở bờ Nam hồ Gươm của Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Vũ Thạch thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.Tên gọi phố Hàng Khay gắn liền với một nghề thủ công truyền thống đặc sắc là nghề khảm. Từ hàng thế kỷ trước, dọc phố Hàng Khay có những cửa hàng chuyên làm và bán các đồ khảm xà cừ như khay, sập, ghế, bàn, tủ chè… Trên phố từng có đền thờ Tổ nghề khảm mà nay không còn dấu tích.Phố Hàng Khay xưa bao gồm cả đoạn phía Nam phố Tràng Tiền ngày nay. Đầu thời Pháp thuộc, người Pháp gọi chung phố này và phố Tràng Tiền là “rue des Incrusteurs”, hay phố Thợ Khảm. Năm 1886, phố đổi tên là phố Paul Bert.Năm 1945, phố Paul Bert tách thành phố Tràng Tiền – Hàng Khay. Thời kỳ tạm chiếm 1947 – 1952, tuyến phố này nang một cái tên lạ lẫm là phố Anh Quốc. Sau ngày ngày phóng thủ đô năm 1954, cái tên Tràng Tiền – Hàng Khay được khôi phục.Khi quân Pháp chiếm Hà Nội, phố Tràng Thi là một trong những phố người Pháp mở mang đầu tiên. Từ năm 1886, đốc lý Hà Nội là Halais đã cho mở đường xá mới. Có một ngôi nhà xây vào năm đó đến nay vẫn tồn tại, là nhà số 3 Hàng Khay. Trên nóc tòa nhà còn dòng chữ số 1886.Tuyến Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi thời đó là tâm điểm của khu phố Tây ở Hà Nội. Trên phố Hàng Khay, các cửa hàng của người Pháp dần dần thay thế các hiệu khảm truyền thống. Có thể kể đến cửa hàng thuốc tây ở nhà số 1, hiệu tơ lụa ở số 25, khách sạn – nhà hàng Ritz ở số 37...Bên mạn bờ hồ Gươm của phố Hàng Khay khi ấy có một dãy quầy hàng hình bán nguyệt, tập trung 10 cửa hàng hoa do người làng Ngọc Hà sớm sớm gánh hoa lên đây bán.Sau năm 1945, một sự thay đổi lớn diễn ra trên phố Hàng Khay. Con phố dần dần xuất hiện nhiều hiệu ảnh, mà hiệu đầu tiên là hiệu ảnh Quốc Tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Xuân Thúy mở năm 1946. Điều này có lẽ là do vị trí đắc địa bên hồ Gươm của khu phố.Trong nhiều thập niên, phố Hàng Khay đã trở thành một “phố nhiếp ảnh” của Hà Nội, nơi người dân thủ đô đến chụp ảnh lưu niệm ở studio, những người thợ chụp ảnh bên bờ hồ đến tráng rửa ảnh hay mua sắm vật tư ngành ảnh...Thời nay, nhiếp ảnh truyền thống đang dần nhường chỗ cho các thiết bị cầm tay tiện dụng nên nghề ảnh trên phố Hàng Khay đã mai một khá nhiều. Trên phố chỉ còn vài ba cửa hàng kinh doanh ngành nhiếp ảnh.Nghề khảm trai thì đã hoàn toàn biến mất trên phố Hàng Khay. Rất khó tìm ra các mặt hàng khảm trai trong các cửa hàng bán đồ mỹ nghệ trên con phố này.Chỉ có một điều mà phố Hàng Khay mãi mãi không thay đổi cùng thời cuộc, đó là khung cảnh tuyệt vời của bờ hồ Gươm.Đây là nơi người dân và du khách có thể rảo bước dưới hàng cây mát rượi, phóng tầm mắt nhìn những công trình biểu tượng của Hà Nội như Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Bưu điện Hà Nội.Ngày ngày, rất người tìm đến với con phố này để ghi lại những khoảnh khắc đẹp, có thể sẽ trở thành kỷ niệm không thể nào quên trong cả một đời người...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Khay là con phố dài 170m, nối liền phố Tràng Tiền với phố Tràng Thi ở bờ Nam hồ Gươm của Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Vũ Thạch thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Tên gọi phố Hàng Khay gắn liền với một nghề thủ công truyền thống đặc sắc là nghề khảm. Từ hàng thế kỷ trước, dọc phố Hàng Khay có những cửa hàng chuyên làm và bán các đồ khảm xà cừ như khay, sập, ghế, bàn, tủ chè… Trên phố từng có đền thờ Tổ nghề khảm mà nay không còn dấu tích.
Phố Hàng Khay xưa bao gồm cả đoạn phía Nam phố Tràng Tiền ngày nay. Đầu thời Pháp thuộc, người Pháp gọi chung phố này và phố Tràng Tiền là “rue des Incrusteurs”, hay phố Thợ Khảm. Năm 1886, phố đổi tên là phố Paul Bert.
Năm 1945, phố Paul Bert tách thành phố Tràng Tiền – Hàng Khay. Thời kỳ tạm chiếm 1947 – 1952, tuyến phố này nang một cái tên lạ lẫm là phố Anh Quốc. Sau ngày ngày phóng thủ đô năm 1954, cái tên Tràng Tiền – Hàng Khay được khôi phục.
Khi quân Pháp chiếm Hà Nội, phố Tràng Thi là một trong những phố người Pháp mở mang đầu tiên. Từ năm 1886, đốc lý Hà Nội là Halais đã cho mở đường xá mới. Có một ngôi nhà xây vào năm đó đến nay vẫn tồn tại, là nhà số 3 Hàng Khay. Trên nóc tòa nhà còn dòng chữ số 1886.
Tuyến Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi thời đó là tâm điểm của khu phố Tây ở Hà Nội. Trên phố Hàng Khay, các cửa hàng của người Pháp dần dần thay thế các hiệu khảm truyền thống. Có thể kể đến cửa hàng thuốc tây ở nhà số 1, hiệu tơ lụa ở số 25, khách sạn – nhà hàng Ritz ở số 37...
Bên mạn bờ hồ Gươm của phố Hàng Khay khi ấy có một dãy quầy hàng hình bán nguyệt, tập trung 10 cửa hàng hoa do người làng Ngọc Hà sớm sớm gánh hoa lên đây bán.
Sau năm 1945, một sự thay đổi lớn diễn ra trên phố Hàng Khay. Con phố dần dần xuất hiện nhiều hiệu ảnh, mà hiệu đầu tiên là hiệu ảnh Quốc Tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Xuân Thúy mở năm 1946. Điều này có lẽ là do vị trí đắc địa bên hồ Gươm của khu phố.
Trong nhiều thập niên, phố Hàng Khay đã trở thành một “phố nhiếp ảnh” của Hà Nội, nơi người dân thủ đô đến chụp ảnh lưu niệm ở studio, những người thợ chụp ảnh bên bờ hồ đến tráng rửa ảnh hay mua sắm vật tư ngành ảnh...
Thời nay, nhiếp ảnh truyền thống đang dần nhường chỗ cho các thiết bị cầm tay tiện dụng nên nghề ảnh trên phố Hàng Khay đã mai một khá nhiều. Trên phố chỉ còn vài ba cửa hàng kinh doanh ngành nhiếp ảnh.
Nghề khảm trai thì đã hoàn toàn biến mất trên phố Hàng Khay. Rất khó tìm ra các mặt hàng khảm trai trong các cửa hàng bán đồ mỹ nghệ trên con phố này.
Chỉ có một điều mà phố Hàng Khay mãi mãi không thay đổi cùng thời cuộc, đó là khung cảnh tuyệt vời của bờ hồ Gươm.
Đây là nơi người dân và du khách có thể rảo bước dưới hàng cây mát rượi, phóng tầm mắt nhìn những công trình biểu tượng của Hà Nội như Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Bưu điện Hà Nội.
Ngày ngày, rất người tìm đến với con phố này để ghi lại những khoảnh khắc đẹp, có thể sẽ trở thành kỷ niệm không thể nào quên trong cả một đời người...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.