Gia Cát Lượng là quân sư kiệt xuất, Thừa tướng quyền lực của nhà Thục Hán. Ông là người có công lớn trong việc giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục.Sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh tiếp tục trung thành và phò tá Lưu Thiện. Nhờ những đóng góp và cống hiến vì nước của Gia Cát Lượng, con trai Lưu Bị tận hưởng cuộc sống đế vương mà không phải lo lắng quá nhiều về chuyện triều chính.Nhiều người cứ nghĩ Gia Cát Lượng là trọng thần của nhà Thục Hán và có 20 năm giữ chức Thừa tướng nên gia sản có lẽ rất nhiều. Từ đây, người ta tin rằng Khổng Minh để lại khối tài sản khổng lồ cho con cháu sau khi qua đời.Thế nhưng, điều này không chính xác. Bí mật về tổng tài sản của Gia Cát Lượng được giải mã thông qua một bức thư mà ông gửi cho Lưu Thiện khi biết bản thân không còn sống được bao lâu.Theo sử sách, khi nằm trên giường bệnh, Gia Cát Lượng đã viết một lá thư gửi Lưu Thiện. Nội dụng không quá 150 chữ và được chia làm 2 phần.Trong phần đầu tiên của lá thư, Gia Cát Lượng khuyên Lưu Thiện sau này cần phải yêu cầu về bản thân nghiêm khắc hơn, trải nghiệm nỗi khổ của người dân trong thiên hạ, không thể ham chơi như trước.Sang phần thứ hai của bức thư, Gia Cát Lượng liệt kê tài sản của bản thân gồm 15ha ruộng và hơn 800 cây dâu. Ngôi nhà của ông rất giản dị đủ cho vợ con sử dụng.Sau khi đọc thư, Lưu Thiện cảm thấy bất ngờ, thậm chí hoài nghi vì sao Gia Cát Lượng có ít tài sản như vậy. Để làm sáng tỏ điều này, ông hoàng này cho người tới nhà Khổng Minh xác minh thông tin.Những người được Lưu Thiện cử đi điều tra đều quay về bẩm báo tài sản của Gia Cát Lượng đúng như nội dung viết trong thư.Nghe xong, Lưu Thiện cảm động đến rơi nước mắt vì biết được Thừa tướng cả đời sống giản dị, thanh liêm mà không mưu cầu tiền bạc như nhiều quan lại khác. Vì vậy, Lưu Thiện càng kính trọng tài năng và tấm lòng tận trung vì nước của Gia Cát Lượng.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Gia Cát Lượng là quân sư kiệt xuất, Thừa tướng quyền lực của nhà Thục Hán. Ông là người có công lớn trong việc giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh tiếp tục trung thành và phò tá Lưu Thiện. Nhờ những đóng góp và cống hiến vì nước của Gia Cát Lượng, con trai Lưu Bị tận hưởng cuộc sống đế vương mà không phải lo lắng quá nhiều về chuyện triều chính.
Nhiều người cứ nghĩ Gia Cát Lượng là trọng thần của nhà Thục Hán và có 20 năm giữ chức Thừa tướng nên gia sản có lẽ rất nhiều. Từ đây, người ta tin rằng Khổng Minh để lại khối tài sản khổng lồ cho con cháu sau khi qua đời.
Thế nhưng, điều này không chính xác. Bí mật về tổng tài sản của Gia Cát Lượng được giải mã thông qua một bức thư mà ông gửi cho Lưu Thiện khi biết bản thân không còn sống được bao lâu.
Theo sử sách, khi nằm trên giường bệnh, Gia Cát Lượng đã viết một lá thư gửi Lưu Thiện. Nội dụng không quá 150 chữ và được chia làm 2 phần.
Trong phần đầu tiên của lá thư, Gia Cát Lượng khuyên Lưu Thiện sau này cần phải yêu cầu về bản thân nghiêm khắc hơn, trải nghiệm nỗi khổ của người dân trong thiên hạ, không thể ham chơi như trước.
Sang phần thứ hai của bức thư, Gia Cát Lượng liệt kê tài sản của bản thân gồm 15ha ruộng và hơn 800 cây dâu. Ngôi nhà của ông rất giản dị đủ cho vợ con sử dụng.
Sau khi đọc thư, Lưu Thiện cảm thấy bất ngờ, thậm chí hoài nghi vì sao Gia Cát Lượng có ít tài sản như vậy. Để làm sáng tỏ điều này, ông hoàng này cho người tới nhà Khổng Minh xác minh thông tin.
Những người được Lưu Thiện cử đi điều tra đều quay về bẩm báo tài sản của Gia Cát Lượng đúng như nội dung viết trong thư.
Nghe xong, Lưu Thiện cảm động đến rơi nước mắt vì biết được Thừa tướng cả đời sống giản dị, thanh liêm mà không mưu cầu tiền bạc như nhiều quan lại khác. Vì vậy, Lưu Thiện càng kính trọng tài năng và tấm lòng tận trung vì nước của Gia Cát Lượng.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.