Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng nổi lên là một trong những nhân vật túc trí đa mưu, giỏi binh pháp và hết mực trung thành với Lưu Bị cùng nhà Thục Hán.Gia Cát Lượng cống hiến phần lớn cuộc đời cho nhà Thục, giúp Lưu Bị xây dựng một vương triều lớn mạnh. Là người thông minh, học rộng hiểu sâu, Khổng Minh là người giỏi chiêu mộ nhân tài và biết dùng đúng người đúng việc để họ phát huy được tối đa khả năng của mình.Trong số những nhân tài được Gia Cát Lượng tin tưởng và đánh giá cao là Trương Bào. Ông là một mãnh tướng quan trọng của nhà Thục và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phục hưng nhà Hán của Lưu Bị.Theo sử sách, Trương Bào là con trai Trương Phi - anh em kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị. Không thua kém cha, Trương Bào là một vị tướng anh dũng, thiện chiến và có tài cầm quân.Chính vì vậy, Trương Bào được Gia Cát Lượng tin tưởng nên cùng Thừa tướng tham gia các cuộc Bắc phạt, tấn công nhà Tào Ngụy và lập được không ít công lao.Điển hình là vào năm 229, Trương Bào dẫn quân đội nhà Thục công phá Âm Bình, hạ Vũ Đô. Khi ấy, đại tướng của Tào Ngụy là Quách Hoài hoàn toàn bị lực lượng của Trương Bào đánh bại. Thậm chí, Quách Hoài phải vứt bỏ đao, cởi giáp tháo chạy bảo toàn tính mạng.Vì muốn bắt sống Quách Hoài, Trương Bào dẫn theo đội kỵ binh đuổi theo. Trong lúc truy đuổi Quách Hoài, Trương Bào không may ngã xuống vách núi và bị thương nghiêm trọng.Mặc dù được binh sĩ dưới trướng nhanh chóng đưa về doanh trại để thầy thuốc cứu chữa nhưng Trương Bào không lâu sau qua đời vì vết thương quá nặng.Khi nhận được tin báo Trương Bào chết, Gia Cát Lượng đau đớn tột độ vì mất đi một vị tướng trẻ tuổi, tài năng hơn người và được xem là trụ cột tương lai của nhà Thục. Do đó, Khổng Minh đau buồn tới mức khóc lớn và nôn ra máu rồi ngất xỉu.Kể từ đó, bệnh tình của Gia Cát Lượng ngày càng có chuyển biến xấu. Việc mất đi một nhân tài như Trương Bào khiến triều đình nhà Thục ngày càng khó thực hiện được kế hoạch thống nhất Trung Nguyên.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng nổi lên là một trong những nhân vật túc trí đa mưu, giỏi binh pháp và hết mực trung thành với Lưu Bị cùng nhà Thục Hán.
Gia Cát Lượng cống hiến phần lớn cuộc đời cho nhà Thục, giúp Lưu Bị xây dựng một vương triều lớn mạnh. Là người thông minh, học rộng hiểu sâu, Khổng Minh là người giỏi chiêu mộ nhân tài và biết dùng đúng người đúng việc để họ phát huy được tối đa khả năng của mình.
Trong số những nhân tài được Gia Cát Lượng tin tưởng và đánh giá cao là Trương Bào. Ông là một mãnh tướng quan trọng của nhà Thục và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phục hưng nhà Hán của Lưu Bị.
Theo sử sách, Trương Bào là con trai Trương Phi - anh em kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị. Không thua kém cha, Trương Bào là một vị tướng anh dũng, thiện chiến và có tài cầm quân.
Chính vì vậy, Trương Bào được Gia Cát Lượng tin tưởng nên cùng Thừa tướng tham gia các cuộc Bắc phạt, tấn công nhà Tào Ngụy và lập được không ít công lao.
Điển hình là vào năm 229, Trương Bào dẫn quân đội nhà Thục công phá Âm Bình, hạ Vũ Đô. Khi ấy, đại tướng của Tào Ngụy là Quách Hoài hoàn toàn bị lực lượng của Trương Bào đánh bại. Thậm chí, Quách Hoài phải vứt bỏ đao, cởi giáp tháo chạy bảo toàn tính mạng.
Vì muốn bắt sống Quách Hoài, Trương Bào dẫn theo đội kỵ binh đuổi theo. Trong lúc truy đuổi Quách Hoài, Trương Bào không may ngã xuống vách núi và bị thương nghiêm trọng.
Mặc dù được binh sĩ dưới trướng nhanh chóng đưa về doanh trại để thầy thuốc cứu chữa nhưng Trương Bào không lâu sau qua đời vì vết thương quá nặng.
Khi nhận được tin báo Trương Bào chết, Gia Cát Lượng đau đớn tột độ vì mất đi một vị tướng trẻ tuổi, tài năng hơn người và được xem là trụ cột tương lai của nhà Thục. Do đó, Khổng Minh đau buồn tới mức khóc lớn và nôn ra máu rồi ngất xỉu.
Kể từ đó, bệnh tình của Gia Cát Lượng ngày càng có chuyển biến xấu. Việc mất đi một nhân tài như Trương Bào khiến triều đình nhà Thục ngày càng khó thực hiện được kế hoạch thống nhất Trung Nguyên.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.