1. Nằm ở số 24 đường Chánh Hưng, phường 10, quận 8, chùa An Phú hay chùa Miểng Sành là một ngôi chùa độc đáo của TP HCM. Chùa được trang hoàng bằng hàng vạn mảnh sành sứ trên các bề mặt tường trụ cột, mái và đỉnh tháp...Theo thống kê của chùa, từ năm 1961 - 2004, chùa đã sử dụng hơn 30 tấn sành sứ phế liệu các loại, được thu mua từ nhiều nơi. Trong hàng thập niên, Tăng Ni và Phật tử của chùa đã tỉ mẩn chọn lựa, cắt dán những mảnh phế liệu theo những đề tài và những mảng màu sắc thích hợp.Phải mất khoảng 20.000 ngày công lao động để có thể gắn hết mảnh sành sứ trên diện tích 3.886m2 của ngôi chùa "ve chai" này. Công sức mà nhà chùa và Phật tử bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng khi các tác phẩm gốm sứ đã khiến tiếng tăm của ngôi chùa ngày một lan xa.Năm 2007, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Chùa An Phú là ngôi chùa được tạo tác bằng mảnh sành nhiều nhất Việt Nam.2. Tọa lạc tại số 502 trên tỉnh lộ 43, thuộc phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức, chùa Vạn Đức là ngôi chùa có kiến trúc "cao ốc" độc nhất vô nhị của Việt Nam.Chùa có nguồn gốc từ một ngôi nhà xưa do thí chủ Nguyễn Thị Hương hiến cúng. Năm 1954, Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 - 2014) đã xây dựng lại thành chùa và đặt hiệu là “Vạn Đức tự”. Từ năm 2003 đến năm 2005, chùa được đại trùng tu, trở nên khang trang như ngày nay.Về phương diện kiến trúc, chùa Vạn Đức được coi là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình chùa Việt thời hiện đại. Tòa chính điện mới của chùa cao 43,5 mét. Nhìn từ xa trông như ngọn tháp chín tầng nhưng bên trong chỉ có hai tầng chính.Tầng trệt là giảng đường, tầng trên là nội điện thờ Phật. Khu điện thờ với nhiều ô cửa sổ, ở giữa tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật. Nổi bật trên nền kiến trúc nội điện là bức phù điêu cội bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền.3. Nằm trên đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, TP HCM, Nam Thiên Nhất Trụ hay chùa Một Cột Thủ Đức cũng là ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc lạ.Được hòa thượng Thích Trí Dũng cho xây dựng vào năm 1958, tâm điểm của Nam Thiên Nhất Trụ là ngôi chùa một cột nằm giữa lòng hồ Long Nhãn (Mắt Rồng) phía sau cổng tam quan với diện tích mặt nước khoảng hơn 600m2, phỏng theo kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội.Ngôi chùa một cột này được đặt trên cột cao khoảng 12 mét, đúc vĩnh cửu bằng xi măng cốt thép. Mái chùa lợp ngói uốn cong như chùa Một Cột Hà Nội, nhưng thấp và nhỏ hơn.Phía sau chùa một cột là các công trình khác của Nam Thiên Nhất Trụ như chánh điện, nhà Tú Ân, giảng đường, nhà lưu niệm... Nhìn chung, các hạng mục của ngôi chùa mang nhiều ảnh hưởng từ kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm ở số 24 đường Chánh Hưng, phường 10, quận 8, chùa An Phú hay chùa Miểng Sành là một ngôi chùa độc đáo của TP HCM. Chùa được trang hoàng bằng hàng vạn mảnh sành sứ trên các bề mặt tường trụ cột, mái và đỉnh tháp...
Theo thống kê của chùa, từ năm 1961 - 2004, chùa đã sử dụng hơn 30 tấn sành sứ phế liệu các loại, được thu mua từ nhiều nơi. Trong hàng thập niên, Tăng Ni và Phật tử của chùa đã tỉ mẩn chọn lựa, cắt dán những mảnh phế liệu theo những đề tài và những mảng màu sắc thích hợp.
Phải mất khoảng 20.000 ngày công lao động để có thể gắn hết mảnh sành sứ trên diện tích 3.886m2 của ngôi chùa "ve chai" này. Công sức mà nhà chùa và Phật tử bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng khi các tác phẩm gốm sứ đã khiến tiếng tăm của ngôi chùa ngày một lan xa.
Năm 2007, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Chùa An Phú là ngôi chùa được tạo tác bằng mảnh sành nhiều nhất Việt Nam.
2. Tọa lạc tại số 502 trên tỉnh lộ 43, thuộc phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức, chùa Vạn Đức là ngôi chùa có kiến trúc "cao ốc" độc nhất vô nhị của Việt Nam.
Chùa có nguồn gốc từ một ngôi nhà xưa do thí chủ Nguyễn Thị Hương hiến cúng. Năm 1954, Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 - 2014) đã xây dựng lại thành chùa và đặt hiệu là “Vạn Đức tự”. Từ năm 2003 đến năm 2005, chùa được đại trùng tu, trở nên khang trang như ngày nay.
Về phương diện kiến trúc, chùa Vạn Đức được coi là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình chùa Việt thời hiện đại. Tòa chính điện mới của chùa cao 43,5 mét. Nhìn từ xa trông như ngọn tháp chín tầng nhưng bên trong chỉ có hai tầng chính.
Tầng trệt là giảng đường, tầng trên là nội điện thờ Phật. Khu điện thờ với nhiều ô cửa sổ, ở giữa tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật. Nổi bật trên nền kiến trúc nội điện là bức phù điêu cội bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền.
3. Nằm trên đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, TP HCM, Nam Thiên Nhất Trụ hay chùa Một Cột Thủ Đức cũng là ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc lạ.
Được hòa thượng Thích Trí Dũng cho xây dựng vào năm 1958, tâm điểm của Nam Thiên Nhất Trụ là ngôi chùa một cột nằm giữa lòng hồ Long Nhãn (Mắt Rồng) phía sau cổng tam quan với diện tích mặt nước khoảng hơn 600m2, phỏng theo kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội.
Ngôi chùa một cột này được đặt trên cột cao khoảng 12 mét, đúc vĩnh cửu bằng xi măng cốt thép. Mái chùa lợp ngói uốn cong như chùa Một Cột Hà Nội, nhưng thấp và nhỏ hơn.
Phía sau chùa một cột là các công trình khác của Nam Thiên Nhất Trụ như chánh điện, nhà Tú Ân, giảng đường, nhà lưu niệm... Nhìn chung, các hạng mục của ngôi chùa mang nhiều ảnh hưởng từ kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.