Gia Cát Lượng với biểu tự Khổng Minh, vốn là nhà chính trị, chỉ huy quân sự, đồng thời là nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.Ông đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam Quốc, liên minh Thục - Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của mình, thậm chí được so sánh với một vị chiến lược gia tài ba khác là Tôn Tử.Tuy nhiên, trong năm chiến dịch đánh Tào Ngụy do ông phát động không thành công, cuối cùng, ở tuổi 53, Khổng Minh bị trọng bệnh không qua khỏi và mất ở doanh trại vào năm 234 sau Công Nguyên.Vào giai đoạn "cứ mười mộ thì chín mộ rỗng" lúc bấy giờ thì mộ của Gia Cát Lượng lại là một ngoại lệ hiếm có. Trải qua hơn 1700 năm, phần mộ của Gia Cát Lượng vẫn nguyên vẹn. Thậm chí, vị trí mộ huyệt của ông vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.Khi được tìm thấy, ngôi mộ của Khổng Minh không hề có dấu hiệu bị xâm phạm mà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn sau gần 2 thiên niên kỷ. Phần mộ được phát hiện ở núi Định Quân có quy mô tương đối nhỏ, chỉ vừa đủ chôn một chiếc quan tài.Thuộc hạ của Gia Cát Lượng đã tuân thủ theo lời trăn trối của ông, nên bên trong ngôi mộ cũng không chôn theo bất kỳ vật phẩm đáng giá nào. Hơn nữa, bên trên mộ bia của Khổng Minh còn có khắc một dòng chữ với nội dung đại ý là: "Ta đời này rất nghèo, không có vật tùy táng, các người cũng đừng tốn công vô ích".Vì mục tiêu của mộ tặc là những vật phẩm giá trị nên dòng chữ này đã khiến chúng từ bỏ ý định xâm phạm đến mộ của Gia Cát Lượng. Một nguyên nhân khác lý giải cho việc ngôi mộ của Gia Cát Lượng không bị xâm phạm còn nằm ở chỗ: Hậu thế đều kính nể và ngưỡng mộ đức hạnh, tài năng của ông.Hơn nữa, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện từng cho lập miếu thờ ông, cũng hạ lệnh bách tính hàng năm đều tới lễ bái, cúng tế Khổng Minh. Theo quan niệm của người xưa, sau khi đã được lập miếu thờ, địa vị của Gia Cát Lượng sẽ được xem như thần tiên.Xuất phát từ lòng tôn kính của bách tính đối với ông, ngay tới ngôi miếu thờ Khổng Minh từ trước tới nay cũng chưa từng bị kẻ trộm ghé thăm.Tương truyền rằng, để giữ bí mật vị trí an nghỉ của mình, Gia Cát Lượng từng để lại lời trăn trối về việc chọn nơi chôn cất: Cho 4 người lính khiêng quan tài đi một mạch về phía nam, tới khi dây đứt, gậy gãy ở nơi nào thì hạ táng nơi đó.Lưu Thiện đã thực hiện theo di ngôn của Khổng Minh, nhưng không ngờ rằng 4 người lính kia vì quá mệt mỏi, chỉ đi được một đoạn đã đem quan tài của Gia Cát Lượng chôn bừa một chỗ.Sau khi bị phát hiện, những kẻ này đều bị Lưu Thiện hạ lệnh xử tử. Tung tích ngôi mộ thực sự của Gia Cát Khổng Minh cũng biến mất từ đó.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Gia Cát Lượng với biểu tự Khổng Minh, vốn là nhà chính trị, chỉ huy quân sự, đồng thời là nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
Ông đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam Quốc, liên minh Thục - Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của mình, thậm chí được so sánh với một vị chiến lược gia tài ba khác là Tôn Tử.
Tuy nhiên, trong năm chiến dịch đánh Tào Ngụy do ông phát động không thành công, cuối cùng, ở tuổi 53, Khổng Minh bị trọng bệnh không qua khỏi và mất ở doanh trại vào năm 234 sau Công Nguyên.
Vào giai đoạn "cứ mười mộ thì chín mộ rỗng" lúc bấy giờ thì mộ của Gia Cát Lượng lại là một ngoại lệ hiếm có. Trải qua hơn 1700 năm, phần mộ của Gia Cát Lượng vẫn nguyên vẹn. Thậm chí, vị trí mộ huyệt của ông vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Khi được tìm thấy, ngôi mộ của Khổng Minh không hề có dấu hiệu bị xâm phạm mà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn sau gần 2 thiên niên kỷ. Phần mộ được phát hiện ở núi Định Quân có quy mô tương đối nhỏ, chỉ vừa đủ chôn một chiếc quan tài.
Thuộc hạ của Gia Cát Lượng đã tuân thủ theo lời trăn trối của ông, nên bên trong ngôi mộ cũng không chôn theo bất kỳ vật phẩm đáng giá nào. Hơn nữa, bên trên mộ bia của Khổng Minh còn có khắc một dòng chữ với nội dung đại ý là: "Ta đời này rất nghèo, không có vật tùy táng, các người cũng đừng tốn công vô ích".
Vì mục tiêu của mộ tặc là những vật phẩm giá trị nên dòng chữ này đã khiến chúng từ bỏ ý định xâm phạm đến mộ của Gia Cát Lượng. Một nguyên nhân khác lý giải cho việc ngôi mộ của Gia Cát Lượng không bị xâm phạm còn nằm ở chỗ: Hậu thế đều kính nể và ngưỡng mộ đức hạnh, tài năng của ông.
Hơn nữa, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện từng cho lập miếu thờ ông, cũng hạ lệnh bách tính hàng năm đều tới lễ bái, cúng tế Khổng Minh. Theo quan niệm của người xưa, sau khi đã được lập miếu thờ, địa vị của Gia Cát Lượng sẽ được xem như thần tiên.
Xuất phát từ lòng tôn kính của bách tính đối với ông, ngay tới ngôi miếu thờ Khổng Minh từ trước tới nay cũng chưa từng bị kẻ trộm ghé thăm.
Tương truyền rằng, để giữ bí mật vị trí an nghỉ của mình, Gia Cát Lượng từng để lại lời trăn trối về việc chọn nơi chôn cất: Cho 4 người lính khiêng quan tài đi một mạch về phía nam, tới khi dây đứt, gậy gãy ở nơi nào thì hạ táng nơi đó.
Lưu Thiện đã thực hiện theo di ngôn của Khổng Minh, nhưng không ngờ rằng 4 người lính kia vì quá mệt mỏi, chỉ đi được một đoạn đã đem quan tài của Gia Cát Lượng chôn bừa một chỗ.
Sau khi bị phát hiện, những kẻ này đều bị Lưu Thiện hạ lệnh xử tử. Tung tích ngôi mộ thực sự của Gia Cát Khổng Minh cũng biến mất từ đó.