Tuy nhiên, các hoạt động và vai trò xã hội của Yakuza rất khác so với các tổ chức tội phạm khác. Dưới đây là 8 sự thật ít biết về tổ chức tội phạm khét tiếng xứ Phù Tang này.
8. Sokaiya
|
Ảnh minh họa.
|
Một trong những hoạt động liên quan đến Yakuza không thể không nhắc là “sokaiya”, tức một nhóm người mua cổ phần công ty để có thể trở thành cổ đông chính thức và được dự các cuộc họp cổ đông. Tuy nhiên, nếu chỉ vậy thì chẳng có gì đáng nói. Trước khi họp cổ đông, sokaiya thu thập mọi thông tin tiêu cực về công ty và ban lãnh đạo công ty (chẳng hạn bồ nhí, trốn thuế, điều kiện an toàn lao động kém, ô nhiễm môi trường…), sau đó gặp ban lãnh đạo công ty và đe dọa tiết lộ tất cả, nếu không được “bồi thường”. Và nếu nạn nhân từ chối, sokaiya sẽ nói huỵch toẹt trong phiên họp cổ đông.
Tại Nhật, nơi người ta sợ hoen ố thanh danh còn hơn lo ngại đến tính mạng mình, kiểu tống tiền như sokaiya gần như luôn thành công. Và hoạt động sokaiya không giới hạn tại đó. Có khi sokaiya thành lập câu lạc bộ ma, tổ chức “chương trình gây quỹ” và “vé mời” thường được phát cho doanh nhân tên tuổi. Ai không dự hoặc dự mà không góp quỹ thì khó có đường sống với Yakuza. Theo cùng cách, sokaiya cũng tổ chức các chương trình xã hội chẳng hạn “thi hoa hậu” hoặc “giải golf thiếu niên” cốt để kiếm tiền “tài trợ”.
Đến năm 1982, khi mà sokaiya đã quá lộng hành trong nền kinh tế Nhật Bản, chính phủ nước này đã phải ban hành luật để các công ty không trả cho bọn tống tiền. Thật không may, đạo luật không hiệu quả lắm, ngược lại còn khiến các hoạt động ngầm của Yakuza ngày càng phức tạp hơn. Cảnh sát dễ bị rò rỉ thông tin mật, còn các nhà quản lý thì né tránh Yakuza vì sợ trả thù. Chiến thuật hiệu quả nhất được đưa ra cho đến nay là các công ty lớn ở Nhật Bản đều sắp xếp các cuộc họp cổ đông vào cùng một ngày, như vậy các băng đảng này không thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi. Hiện nay, có tới 90% các công ty trên thị trường chứng khoán Tokyo tổ chức các cuộc họp cổ đông hàng năm vào cùng một ngày.
7. Yakuza cũng làm việc tốt
Khi Nhật Bản gặp phải thảm họa sóng thần năm 2011, chính lực lượng Yakuza là những người đầu tiên gửi hàng nhân đạo tới các khu vực thảm họa. Đó cũng không phải là lần đầu tiên. Năm 1995, khi trận động đất lớn xảy ra tại Kobe - thành phố lớn thứ 5 của Nhật Bản, chính Yakuza đã dùng xe máy, tàu, thậm chí cả máy bay trực thăng để vận chuyển hàng cứu trợ đi khắp thành phố.
Một số người cho rằng, sự giúp sức của yakura là cần thiết bởi trong một số trường hợp, chính phủ chưa thể ứng cứu kịp thời hoăc không thể đầy đủ cho nơi gặp nạn. Trong khi một số khác thì coi đây chỉ là một chiêu trò phô trương thanh thế của Yakuza, gây khó khăn cho lực lượng cảnh sát nếu muốn đàn áp lực lượng này sau những cuộc thiện nguyện khá quy mô.
Ngoài mục tiêu thiện nguyện, Yakuza còn có những mục đích lợi nhuận. Một vài tháng sau khi trận động đất năm 2011, các tổ chức Yakuza tranh giành nhau những hợp đồng xây dựng của chính phủ. Quy mô của thảm họa và nhu cầu tái thiết sau thảm họa quá lớn khiến chính phủ không thể “tẩy chay” Yakuza.
6. Tạp chí Yakuza
Yamaguchi-gumi là tổ chức Yakuza lớn nhất Nhật Bản. Đầu năm nay, Yamaguchi-gumi đã phân phát những trang tin cho gần 28.000 thành viên. Với cái tên Yamaguchi-gumi Shinpo, tờ tạp chí này bao gồm các bài thơ haiku và những bài viết về câu cá. Trong đó cũng có một bài xã luận của lãnh đạo băng đảng chia sẻ về khoảng thời gian khó khăn cho tổ chức. Số thành viên Yakuza giảm nên tạp chí được xem là một cách để khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Tạp chí trên, hiện chưa được bán công khai ra ngoài thị trường, mà mới chỉ được phát hành riêng cho các thành viên trong nhóm vì sợ thông tin bị lộ ra ngoài.
5. Chặt ngón tay
Một điều đặc biệt của các thành viên Yakuza có thể nhận dạng dễ dàng đó là phần lớn đều có ngón tay út ngắn hơn bình thường hoặc mất hẳn.
Nếu một thành viên Yakuza làm ông chủ không hài lòng, hình phạt mà người đó phải nhận là bị chặt đứt đốt cuối của ngón tay út; nếu tái phạm lần hai thì bị chặt đứt đốt thứ hai của ngón tay đó. Thêm một lần mang trọng tội nữa thì hình phạt sẽ được áp dụng tương tự với ngón tay áp út.
Một thành viên tự giác biết mình có tội sẽ phải tự chặt đứt đốt tay khi được đưa cho một con dao và một sợi dây để băng bó vết thương. Chính vì thế, phần lớn thành viên Yakuza mang những bàn tay không nguyên vẹn
Nhằm tránh bị người ngoài phát hiện, nhiều thành viên của Yakuza đã tìm cách làm ngón tay giả. Chính nhu cầu này đã sinh ra một nghề khá kỳ lạ ở Nhật Bản, đó là nghề làm ngón tay giả cho các thành viên của Yakuza. Giáo sư Alan Roberts, một chuyên gia về da đến từ Anh, với nghề làm chân tay giả đã được các cựu thành viên Yakuza đặt biệt danh là “Ông ngón tay”.
4. Hình xăm
Một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của Yakuza là nghệ thuật xăm phức tạp trên toàn bộ cơ thể. Hình thức xăm này sử dụng phương pháp truyền thống bằng tay chèn mực dưới da, được gọi là irezumi. Các hình xăm này được xem là một dấu hiệu của lòng dũng cảm bởi sự đau đớn do phương pháp này gây ra. Trong những năm gần đây, số lượng những người không phải là Yakuza muốn xăm theo phong cách này tăng nhanh đáng kể. Phổ biến là hình xăm rồng, núi đồi và phụ nữ.
Dù xu hướng này ngày càng lan rộng trong giới trẻ và cả những người không tham gia vào Yakuza, thì các hình xăm này vẫn bị xã hội Nhật Bản kỳ thị.
3. Tham gia thi cử
Năm 2009, Yamaguci-gumi đưa ra một bài thi dài 12 trang cho các thành viên của mình. Động thái này diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản thông qua một đạo luật nghiêm khắc đối với các tội phạm có tổ chức. Bài kiểm tra này giúp các thành viên của Yamaguci-gumi tránh được những rắc rối nhờ nắm rõ luật pháp. Các chủ đề của bài thi khá toàn diện từ chất thải công nghiệp bị chôn lấp cho tới ăn cắp xe.
Hình ảnh một băng đảng xăm trổ đầy mình ngồi trong phòng thi có thể là điều khá thú vị đối với người phương Tây.
2. Nghi lễ gia nhập
Yakuza có một cơ cấu lãnh đạo phức tạp và phải từ thấp đến cao. Thành viên mới bắt buộc phải tham gia một buổi lễ mà ở đó, người này sẽ phải chích máu từ ngón tay trỏ và nhỏ máu lên bức hình của một vị thánh. Bức hình sau đó sẽ được đốt cháy trên bàn tay của người xin nhập hội trong khi anh ta thề trung thành với tổ chức tội phạm.
Trong lễ kết nạp của Yakuza, máu được tượng trưng bởi sake (rượu vang đỏ). Thủ lĩnh và người xin gia nhập ngồi đối diện với nhau trong khi rượu của họ được chuẩn bị. Sake được trộn với muối và vảy cá, sau đó được rót cẩn thận vào các chén. Chén của thủ lĩnh được rót đầy tới miệng, cho phù hợp với đẳng cấp của người đó; thành viên mới được rót ít hơn. Họ uống một chút, rồi đổi chén cho nhau và người này lại uống cạn chén rượu của người kia. Khi đó, người xin gia nhập đã chứng tỏ được sự tận tụy của mình đối với ông chủ. Kể từ thời khắc đó, vợ và các con của ngưòi gia nhập đều phải có bổn phận đối với ông chủ.
1. Yakuza tham gia chính trị
Trong năm 2012, Bộ trưởng Tư pháp của Nhật Bản, Keishu Tanaka, đã buộc phải từ chức sau khi bị cáo buộc có dính líu đến Yakuza. Đảng Dân chủ Tự do (LDP), cầm quyền ở Nhật 54 năm, được cho là có những liên kết rộng rãi với các Yakuza. Thủ tướng Nobusuke Kishi cũng từng có quan hệ chặt chẽ với Yamaguchi-gumi. Năm 1971, ông cùng với các chính trị gia khác, bảo lãnh cho một nhà lãnh đạo Yamaguchi-gumi bị kết tội giết người. Vị thủ tướng này cũng tham dự các đám tang và đám cưới của giới Yakuza.
Các thành viên Yakuza hoạt động như các nhân viên và vệ sĩ trong cuộc bầu cử. Ngoài ra, các băng nhóm Yakuza có thể đảm bảo một số lượng nhất định của phiếu bầu cho ứng cử viên yêu thích của họ. Chủ tịch của một băng đảng Yakuza ở Kyoto khoe khoang rằng ông nắm trong tay 30.000 phiếu để bầu một thống đốc nhất định. Có ít nhất bốn Thủ tướng khác bị nghi ngờ có liên quan đến Yakuza, đáng chú ý nhất Noboru Takeshita, người lên nắm quyền vào năm 1987.