1. Lễ hội Pacu Jawi, Indonesia: Vào cuối mỗi vụ thu hoạch lúa, người nông dân ở Tây Sumatra thường tổ chức một lễ hội đua bò độc đáo. 2. Lễ hội Crop Over: Hồi thế kỉ 18, Barbados nổi tiếng là nước xuất khẩu đường nhiều nhất trên thế giới, do vậy lễ hội Crop Over được những người dân tổ chức vào mỗi vụ thu hoạch mía. Giờ đây, nó trở thành một nét độc đáo trong văn hóa của quốc gia nhỏ bé này. 3. Lễ hội Hounen Matsuri (còn gọi là Lễ hội sinh sản Tagata): Người dân ở thị trấn Komaki thường hay rước các biểu tượng chạm khắc bằng gỗ hình dương vật để cầu xin thần linh đem lại một vụ mùa bội thu vào năm sau. 4. Cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của Macy ở Mỹ: Dịp này, hàng ngàn chú hề, cá xe hoa trang trí đẹp mắt, hay các quả bóng bay lơ lửng trên bầu trời đã trở thành nét đặc trưng của lễ hội gần như được tổ chức hàng năm kể từ hồi 1924.5. Lễ hội Pearly Kings & Queens hay còn gọi là lễ hội của những người hành khất. Đây là sự kiện từ thiện truyền thống do những người công nhân ở London tổ chức, bắt đầu từ thế kỉ 19. 6. Lễ hội Blessing of the Sea (còn gọi là Epiphany Day): Ở cộng đồng người dân ở Hy Lạp và Síp, trong dịp này, một giám mục sẽ ném cây thánh giá xuống biển, sau đó có rất nhiều người nhảy xuống để tìm. Theo quan niệm, ai tìm được sẽ là người nhận được may mắn suốt trong năm đó.7. Trong đức tin của người Do Thái, Sukkot là một lễ hội kéo dài 7 ngày vào cuối vụ thu hoạch. Dịp này, người dân hay xây dựng một “sukkah” (tức là nhà tạm) được trang trí với các loại hoa quả. 8. Chuseok là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Hàn Quốc và Triều Tiên, kéo dài trong 3 ngày. Đây là cơ hội để những người thân trong gia đình có dịp quây quần bên nhau. 9. Pongal (Lễ Tạ Mùa) là lễ hội kéo dài 4 ngày, được tổ chức rộng rãi ở miền Nam Ấn Độ. 10. Diễn ra hàng năm, lễ hội Madeira thực chất là một lễ diễu hành nổi bật với hàng ngàn bông hoa rực rỡ sắc màu.
1. Lễ hội Pacu Jawi, Indonesia: Vào cuối mỗi vụ thu hoạch lúa, người nông dân ở Tây Sumatra thường tổ chức một lễ hội đua bò độc đáo.
2. Lễ hội Crop Over: Hồi thế kỉ 18, Barbados nổi tiếng là nước xuất khẩu đường nhiều nhất trên thế giới, do vậy lễ hội Crop Over được những người dân tổ chức vào mỗi vụ thu hoạch mía. Giờ đây, nó trở thành một nét độc đáo trong văn hóa của quốc gia nhỏ bé này.
3. Lễ hội Hounen Matsuri (còn gọi là Lễ hội sinh sản Tagata): Người dân ở thị trấn Komaki thường hay rước các biểu tượng chạm khắc bằng gỗ hình dương vật để cầu xin thần linh đem lại một vụ mùa bội thu vào năm sau.
4. Cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của Macy ở Mỹ: Dịp này, hàng ngàn chú hề, cá xe hoa trang trí đẹp mắt, hay các quả bóng bay lơ lửng trên bầu trời đã trở thành nét đặc trưng của lễ hội gần như được tổ chức hàng năm kể từ hồi 1924.
5. Lễ hội Pearly Kings & Queens hay còn gọi là lễ hội của những người hành khất. Đây là sự kiện từ thiện truyền thống do những người công nhân ở London tổ chức, bắt đầu từ thế kỉ 19.
6. Lễ hội Blessing of the Sea (còn gọi là Epiphany Day): Ở cộng đồng người dân ở Hy Lạp và Síp, trong dịp này, một giám mục sẽ ném cây thánh giá xuống biển, sau đó có rất nhiều người nhảy xuống để tìm. Theo quan niệm, ai tìm được sẽ là người nhận được may mắn suốt trong năm đó.
7. Trong đức tin của người Do Thái, Sukkot là một lễ hội kéo dài 7 ngày vào cuối vụ thu hoạch. Dịp này, người dân hay xây dựng một “sukkah” (tức là nhà tạm) được trang trí với các loại hoa quả.
8. Chuseok là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Hàn Quốc và Triều Tiên, kéo dài trong 3 ngày. Đây là cơ hội để những người thân trong gia đình có dịp quây quần bên nhau.
9. Pongal (Lễ Tạ Mùa) là lễ hội kéo dài 4 ngày, được tổ chức rộng rãi ở miền Nam Ấn Độ.
10. Diễn ra hàng năm, lễ hội Madeira thực chất là một lễ diễu hành nổi bật với hàng ngàn bông hoa rực rỡ sắc màu.