Bữa ăn trong ngày Lễ Tạ ơn: Trong thực đơn ăn uống vào Ngày Lễ Tạ ơn, người theo đạo Công giáo không thể bỏ qua một chú gà tây và nước sốt nam việt quất. Ước tính có khoảng triệu con gà tây được nuôi và giết mổ tại Mỹ trong năm 2012, tăng 2% so với năm 2011. Con số trên do Cục thống kê Nông nghiệp Quốc gia Mỹ công bố.
Theo Liên đoàn Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 46 triệu con gà tây được làm thịt trong ngày Lễ Tạ ơn hay người dân Mỹ đã tiêu thụ khoảng 334 triệu kg thịt gà tây trong ngày đặc biệt này.
Minnesota là tiểu bang dẫn đầu trong lĩnh vực nuôi gà tây tại Mỹ. Đứng tiếp theo là Bắc Carolina, Arkansas, Missouri, Virginia, Indiana và California. Nông dân Mỹ cũng sản xuất khoảng 348 triệu kg nam việt quất vào năm 2012. Những nơi sản xuất nam việt quất hàng đầu là Wisconsin và Massachusetts.
Mỹ cũng trồng 1,18 tỷ kg khoai tây ngọt ở Bắc Carolina, Mississippi, California và Louisiana và sản xuất hơn 544 triệu kg bí ngô. Bang Illinois, California, Pennsylvania , Ohio là những nơi trồng bí ngô lớn mạnh nhất ở Mỹ.
Thực đơn Lễ Tạ ơn đầu tiên: Bữa ăn tối vào ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên diễn ra ở Plimoth (còn được đánh vần là Plymouth ) vào tháng 10/1621, với sự tham dự của 50 người thực dân Anh và khoảng 90 nam giới Mỹ bản địa Wampanoag mà bây giờ là tiểu bang Massachusetts. "Chúng tôi không có nhiều thông tin về những gì đã có trên bàn ăn vào ngày Lễ Tạ ơn đó", Kathleen Wall ở Plimoth Plantation cho hay.
Chúng ta chỉ biết rằng, người Wampanoag đã giết 5 con nai vào ngày lễ đó cũng như người Anh đã săn bắn nhiều loại động vật hoang dã như chim bồ câu, gà tây, ngỗng, vịt, chim cút. Trong một số trường hợp, người ta còn sử dụng ngô Ấn Độ.
“Ngô là một thực phẩm mới của con người và họ chỉ đang học cách sử dụng nó. Họ nấu chín ngô vào cháo yến mạch giống như món ăn hiện nay", Wall giải thích. Wall cũng cho hay những vị khách dự tiệc ăn các món theo mùa và có khả năng bổ sung thịt nai, các loài chim với cá, sò, cá chình, những loại hạt cũng như rau xanh, bí ngô, bí, cà rốt, đậu Hà Lan vào thực đơn ăn uống giàu chất dinh dưỡng trong ngày Lễ Tạ ơn.
Giống như nhiều vị khách hiện đại được mời đến dự ăn tối trong ngày đặc biệt ấy, họ rất ngạc nhiên bởi số lượng và sự đa dạng của những món ăn được bày biện trên bàn tiệc.
Một thời gian trước khi diễn ra Lễ Tạ ơn đầu tiên, người Mỹ bản địa, người châu Âu và những người dân đến từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới thường tổ chức lễ hội vào mùa thu hoạch để tỏ lòng biết ơn một mùa vụ bội thu đã cung cấp lương thực dồi dào, giúp con người tiếp tục duy trì cuộc sống. Năm 1541, Francisco Vásquez de Coronado (người Tây Ban Nha) và binh sĩ của ông đã tổ chức "Lễ Tạ ơn" trong khi tìm kiếm vùng đất mang tên "Thế giới vàng mới" mà bây giờ là Panhandle Texas.
Sau đó, người ta tổ chức ngày lễ như vậy tại Jacksonville, Florida (năm 1564). Thực dân Anh và người Abenaki (Ấn Độ) cũng tổ chức lễ hội này tại sông Kennebec, bang Maine (năm 1607) và ở Jamestown, Virginia (năm 1610). Nhưng đến năm 1621, Lễ Tạ ơn ở Plimoth được cho là có mối liên hệ với nguồn gốc ra đời của ngày lễ này hiện nay. Theo các chuyên gia, Lễ Tạ ơn "thực sự" đầu tiên diễn ra vào hai thế kỷ sau đó.
Tất cả những điều chúng ta biết về ngày lễ kéo dài 3 ngày ở Plimoth xuất phát từ mô tả trong lá thư được viết vào năm 1621 của Edward Winslow, lãnh đạo của Plimoth Colony. Lá thư đã biến mất trong 200 năm và được tái phát hiện trong những năm 1800.
Năm 1841, nhà xuất bản Boston Alexander Young đã viết về Lễ Tạ ơn đầu tiên vào năm 1621. Trong thư, ngày lễ đó được miêu tả là sự kiện chỉ diễn ra một lần đánh dấu mùa thu hoạch trong thế kỷ XVII.
Nhưng vào giữa những năm 1800, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln tuyên bố ngày Lễ Tạ ơn là một trong những ngày lễ quốc gia vào năm 1863. Năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt quyết định ngày Lễ Tạ ơn sẽ rơi vào thứ năm, tuần thứ 4 của tháng 11. Ảnh: Internet.
Bữa ăn trong ngày Lễ Tạ ơn: Trong thực đơn ăn uống vào Ngày Lễ Tạ ơn, người theo đạo Công giáo không thể bỏ qua một chú gà tây và nước sốt nam việt quất. Ước tính có khoảng triệu con gà tây được nuôi và giết mổ tại Mỹ trong năm 2012, tăng 2% so với năm 2011. Con số trên do Cục thống kê Nông nghiệp Quốc gia Mỹ công bố.
Theo Liên đoàn Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 46 triệu con gà tây được làm thịt trong ngày Lễ Tạ ơn hay người dân Mỹ đã tiêu thụ khoảng 334 triệu kg thịt gà tây trong ngày đặc biệt này.
Minnesota là tiểu bang dẫn đầu trong lĩnh vực nuôi gà tây tại Mỹ. Đứng tiếp theo là Bắc Carolina, Arkansas, Missouri, Virginia, Indiana và California. Nông dân Mỹ cũng sản xuất khoảng 348 triệu kg nam việt quất vào năm 2012. Những nơi sản xuất nam việt quất hàng đầu là Wisconsin và Massachusetts.
Mỹ cũng trồng 1,18 tỷ kg khoai tây ngọt ở Bắc Carolina, Mississippi, California và Louisiana và sản xuất hơn 544 triệu kg bí ngô. Bang Illinois, California, Pennsylvania , Ohio là những nơi trồng bí ngô lớn mạnh nhất ở Mỹ.
Thực đơn Lễ Tạ ơn đầu tiên: Bữa ăn tối vào ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên diễn ra ở Plimoth (còn được đánh vần là Plymouth ) vào tháng 10/1621, với sự tham dự của 50 người thực dân Anh và khoảng 90 nam giới Mỹ bản địa Wampanoag mà bây giờ là tiểu bang Massachusetts. "Chúng tôi không có nhiều thông tin về những gì đã có trên bàn ăn vào ngày Lễ Tạ ơn đó", Kathleen Wall ở Plimoth Plantation cho hay.
Chúng ta chỉ biết rằng, người Wampanoag đã giết 5 con nai vào ngày lễ đó cũng như người Anh đã săn bắn nhiều loại động vật hoang dã như chim bồ câu, gà tây, ngỗng, vịt, chim cút. Trong một số trường hợp, người ta còn sử dụng ngô Ấn Độ.
“Ngô là một thực phẩm mới của con người và họ chỉ đang học cách sử dụng nó. Họ nấu chín ngô vào cháo yến mạch giống như món ăn hiện nay", Wall giải thích. Wall cũng cho hay những vị khách dự tiệc ăn các món theo mùa và có khả năng bổ sung thịt nai, các loài chim với cá, sò, cá chình, những loại hạt cũng như rau xanh, bí ngô, bí, cà rốt, đậu Hà Lan vào thực đơn ăn uống giàu chất dinh dưỡng trong ngày Lễ Tạ ơn.
Giống như nhiều vị khách hiện đại được mời đến dự ăn tối trong ngày đặc biệt ấy, họ rất ngạc nhiên bởi số lượng và sự đa dạng của những món ăn được bày biện trên bàn tiệc.
Một thời gian trước khi diễn ra Lễ Tạ ơn đầu tiên, người Mỹ bản địa, người châu Âu và những người dân đến từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới thường tổ chức lễ hội vào mùa thu hoạch để tỏ lòng biết ơn một mùa vụ bội thu đã cung cấp lương thực dồi dào, giúp con người tiếp tục duy trì cuộc sống. Năm 1541, Francisco Vásquez de Coronado (người Tây Ban Nha) và binh sĩ của ông đã tổ chức "Lễ Tạ ơn" trong khi tìm kiếm vùng đất mang tên "Thế giới vàng mới" mà bây giờ là Panhandle Texas.
Sau đó, người ta tổ chức ngày lễ như vậy tại Jacksonville, Florida (năm 1564). Thực dân Anh và người Abenaki (Ấn Độ) cũng tổ chức lễ hội này tại sông Kennebec, bang Maine (năm 1607) và ở Jamestown, Virginia (năm 1610). Nhưng đến năm 1621, Lễ Tạ ơn ở Plimoth được cho là có mối liên hệ với nguồn gốc ra đời của ngày lễ này hiện nay. Theo các chuyên gia, Lễ Tạ ơn "thực sự" đầu tiên diễn ra vào hai thế kỷ sau đó.
Tất cả những điều chúng ta biết về ngày lễ kéo dài 3 ngày ở Plimoth xuất phát từ mô tả trong lá thư được viết vào năm 1621 của Edward Winslow, lãnh đạo của Plimoth Colony. Lá thư đã biến mất trong 200 năm và được tái phát hiện trong những năm 1800.
Năm 1841, nhà xuất bản Boston Alexander Young đã viết về Lễ Tạ ơn đầu tiên vào năm 1621. Trong thư, ngày lễ đó được miêu tả là sự kiện chỉ diễn ra một lần đánh dấu mùa thu hoạch trong thế kỷ XVII.
Nhưng vào giữa những năm 1800, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln tuyên bố ngày Lễ Tạ ơn là một trong những ngày lễ quốc gia vào năm 1863. Năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt quyết định ngày Lễ Tạ ơn sẽ rơi vào thứ năm, tuần thứ 4 của tháng 11. Ảnh: Internet.