Mới đây, các nhà khảo cổ tìm thấy một bộ hài cốt phụ nữ với hộp sọ dài như quả trứng trong cuộc khai quật ở khu định cư Gamurzievsky ở thành phố Nazran, Ingushetia, Nga. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người này sống vào khoảng năm 400 - 600 sau Công nguyên.Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia tìm thấy hộp sọ dài. Trước đó, các nhà khảo cổ khai quật được nhiều hộp sọ dài tại nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ...Những hộp sọ này có niên đại từ vài trăm đến gần 2.000 tuổi. Chúng thuộc về nhiều nền văn minh khác nhau và ở trong độ tuổi từ 3 - 40.Dựa trên những tài liệu và kết quả kiểm tra các bộ hài cốt, các chuyên gia phát hiện ra những bí mật thú vị về tập tục kéo dài hộp sọ của người xưa.Các chuyên gia tiết lộ mỗi nền văn minh thời xưa thực hiện tập tục kéo dài hộp sọ vì những mục đích khác nhau.Trong số này, một số nền văn hóa thực hiện kéo dài hộp sọ để thể hiện địa vị, sự giàu có và quyền lực trong cộng đồng.Những nền văn minh khác thực hiện tập tục làm biến dạng hộp sọ để bảo vệ quá trình phát triển trí não.Điểm chung giữa các nền văn minh này là quá trình thực hiện kéo dài hộp sọ thường bắt đầu khi đối tượng khoảng dưới 10 tuổi.Để kéo dài hộp sọ, người xưa thường dùng hai tấm nẹp và cố định hộp sọ bằng vải quấn xung quanh. Nhờ vậy, những đứa trẻ khi trưởng thành có hộp sọ thuôn dài giống hình quả trứng mà không chịu tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức. Mời độc giả xem video: Peru: Phát hiện 11 ngôi mộ cổ. Nguồn: THĐT1.
Mới đây, các nhà khảo cổ tìm thấy một bộ hài cốt phụ nữ với hộp sọ dài như quả trứng trong cuộc khai quật ở khu định cư Gamurzievsky ở thành phố Nazran, Ingushetia, Nga. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người này sống vào khoảng năm 400 - 600 sau Công nguyên.
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia tìm thấy hộp sọ dài. Trước đó, các nhà khảo cổ khai quật được nhiều hộp sọ dài tại nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ...
Những hộp sọ này có niên đại từ vài trăm đến gần 2.000 tuổi. Chúng thuộc về nhiều nền văn minh khác nhau và ở trong độ tuổi từ 3 - 40.
Dựa trên những tài liệu và kết quả kiểm tra các bộ hài cốt, các chuyên gia phát hiện ra những bí mật thú vị về tập tục kéo dài hộp sọ của người xưa.
Các chuyên gia tiết lộ mỗi nền văn minh thời xưa thực hiện tập tục kéo dài hộp sọ vì những mục đích khác nhau.
Trong số này, một số nền văn hóa thực hiện kéo dài hộp sọ để thể hiện địa vị, sự giàu có và quyền lực trong cộng đồng.
Những nền văn minh khác thực hiện tập tục làm biến dạng hộp sọ để bảo vệ quá trình phát triển trí não.
Điểm chung giữa các nền văn minh này là quá trình thực hiện kéo dài hộp sọ thường bắt đầu khi đối tượng khoảng dưới 10 tuổi.
Để kéo dài hộp sọ, người xưa thường dùng hai tấm nẹp và cố định hộp sọ bằng vải quấn xung quanh. Nhờ vậy, những đứa trẻ khi trưởng thành có hộp sọ thuôn dài giống hình quả trứng mà không chịu tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức.
Mời độc giả xem video: Peru: Phát hiện 11 ngôi mộ cổ. Nguồn: THĐT1.