Lịch của người Balinese: Nếu bạn sống ở Bali hay Java, Indonesia, bạn sẽ phải điều chỉnh rất nhiều quan niệm về thời gian. Vì lịch Pawukon của người Balinese truyền thống tính thời gian bằng chu kì các tuần khác nhau. Những tuần này có thể từ 1-10 ngày. Theo lịch Pawukon, một năm có 420 ngày được chia thành 2 chu kì Pawukon với 10 hệ thống tuần khác nhau. Thậm chí, một ngày có thể là một tuần. Điều này được tính toán trên cơ sở phương trình toán học phức tạp của người Balinese truyền thống.Lịch theo hệ thống mét của người Pháp: Trong suốt thời kì Cách mạng Pháp, những lãnh tụ của cuộc Cách mạng đã quyết định chuyển đổi lịch Gregorian từ tuần, giờ, phút, giây sang các đơn vị trong hệ thống đo lường mét. Chính vì vậy, vào năm 1793, lịch Cộng hòa Pháp được áp dụng rộng rãi. Tính theo hệ đo lường độ dài, một tuần có 10 ngày, mỗi ngày có 10 giờ, mỗi giờ có 100 phút, mỗi phút có 100 giây.
Nhưng nếu vậy thì hệ thống lịch Cộng hòa Pháp sẽ có rất nhiều ngày trong tuần và tháng, nên họ đã lấy hệ thống số La Mã để gọi tên. Khi cách gọi tên này không được nhiều người hưởng ứng, nhà thơ Fabre d'Eglantine đã được thuê để đặt tên cho các tháng trong lịch Cách mạng này. Thật không may, tài năng thow ca của Fabre cũng chỉ ngang hàng với tài năng những người nghĩ ra loại lịch mới này. Nên các tháng trong năm được đặt những cái tên tuyệt vời, giàu trí tưởng tượng như: “tuyết”, “mưa”, “nóng”, “hoa quả”. Ông cũng đặt tên cho mỗi ngày trong năm một cái tên. Các tên này được đọc theo thơ cho dễ thuộc. Dân nghèo phải nhớ 365 ngày khác nhau, với những cái tên như “cái chĩa”, “con ngỗng”, “con lừa”, “chì than”, “chuồng gà”, thậm chí là “bệnh dịch”.Lịch nhìn - xem của người đạo Hồi: Loại lịch này hoạt động dựa trên nguyên lý về ngắm mặt trăng. Tức là, họ quy định bắt đầu một tháng mới trong lịch này vào buổi tối có trăng khuyết. Và trăng khuyết lại phải được mắt người nhìn thấy. Nếu trời nhiều mây, sương mù thì phải đợi đến ngày có trăng khuyết mới được tính theo tháng mới. Tuy nhiên, vào những ngày thời tiết xấu, mọi người đứng ở nhiều vị trí khác nhau trên Trái Đất nên sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau, khiến con người rất khó tính toán mốc khởi đầu của tháng mới. Vì vậy, các quốc gia Hồi giáo không có chung quy tắc ngắm mặt trăng.Lịch tự do của người Hy Lạp cổ đại: Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, người dân tại các thành phố khác nhau có quan niệm khác nhau về thời gian và họ không chấp nhận cách tính lịch của vùng khác. Các tháng có tên khác nhau ở các thành phố khác nhau, năm nhuận cũng khác và dĩ nhiên, tuần, tháng, năm ở thành phố này cũng không đồng nhất với thành phố khác. Với những rắc rối như vậy, các nhà sử học Hy Lạp phải dùng Olympic Games như là khung thời gian để tham chiếu.
Lịch của người Balinese: Nếu bạn sống ở Bali hay Java, Indonesia, bạn sẽ phải điều chỉnh rất nhiều quan niệm về thời gian. Vì lịch Pawukon của người Balinese truyền thống tính thời gian bằng chu kì các tuần khác nhau. Những tuần này có thể từ 1-10 ngày.
Theo lịch Pawukon, một năm có 420 ngày được chia thành 2 chu kì Pawukon với 10 hệ thống tuần khác nhau. Thậm chí, một ngày có thể là một tuần. Điều này được tính toán trên cơ sở phương trình toán học phức tạp của người Balinese truyền thống.
Lịch theo hệ thống mét của người Pháp: Trong suốt thời kì Cách mạng Pháp, những lãnh tụ của cuộc Cách mạng đã quyết định chuyển đổi lịch Gregorian từ tuần, giờ, phút, giây sang các đơn vị trong hệ thống đo lường mét.
Chính vì vậy, vào năm 1793, lịch Cộng hòa Pháp được áp dụng rộng rãi. Tính theo hệ đo lường độ dài, một tuần có 10 ngày, mỗi ngày có 10 giờ, mỗi giờ có 100 phút, mỗi phút có 100 giây.
Nhưng nếu vậy thì hệ thống lịch Cộng hòa Pháp sẽ có rất nhiều ngày trong tuần và tháng, nên họ đã lấy hệ thống số La Mã để gọi tên. Khi cách gọi tên này không được nhiều người hưởng ứng, nhà thơ Fabre d'Eglantine đã được thuê để đặt tên cho các tháng trong lịch Cách mạng này. Thật không may, tài năng thow ca của Fabre cũng chỉ ngang hàng với tài năng những người nghĩ ra loại lịch mới này.
Nên các tháng trong năm được đặt những cái tên tuyệt vời, giàu trí tưởng tượng như: “tuyết”, “mưa”, “nóng”, “hoa quả”. Ông cũng đặt tên cho mỗi ngày trong năm một cái tên. Các tên này được đọc theo thơ cho dễ thuộc. Dân nghèo phải nhớ 365 ngày khác nhau, với những cái tên như “cái chĩa”, “con ngỗng”, “con lừa”, “chì than”, “chuồng gà”, thậm chí là “bệnh dịch”.
Lịch nhìn - xem của người đạo Hồi: Loại lịch này hoạt động dựa trên nguyên lý về ngắm mặt trăng. Tức là, họ quy định bắt đầu một tháng mới trong lịch này vào buổi tối có trăng khuyết. Và trăng khuyết lại phải được mắt người nhìn thấy. Nếu trời nhiều mây, sương mù thì phải đợi đến ngày có trăng khuyết mới được tính theo tháng mới.
Tuy nhiên, vào những ngày thời tiết xấu, mọi người đứng ở nhiều vị trí khác nhau trên Trái Đất nên sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau, khiến con người rất khó tính toán mốc khởi đầu của tháng mới. Vì vậy, các quốc gia Hồi giáo không có chung quy tắc ngắm mặt trăng.
Lịch tự do của người Hy Lạp cổ đại: Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, người dân tại các thành phố khác nhau có quan niệm khác nhau về thời gian và họ không chấp nhận cách tính lịch của vùng khác.
Các tháng có tên khác nhau ở các thành phố khác nhau, năm nhuận cũng khác và dĩ nhiên, tuần, tháng, năm ở thành phố này cũng không đồng nhất với thành phố khác. Với những rắc rối như vậy, các nhà sử học Hy Lạp phải dùng Olympic Games như là khung thời gian để tham chiếu.