Vào thời nhà Đường (618-907), một loại "phòng mát mẻ" ra đời gần giống phòng có điều hòa như ngày nay. Theo đó, các "phòng mát mẻ" được xây dựng bên cạnh các dòng suối.Người ta sử dụng các thiết bị để đưa nước lên mái nhà rồi từ từ đổ xuống từ đó khiến không khí trong phòng trở nên mát mẻ hơn trong điều kiện thời tiết oi bức. Phương pháp này khá tốn kém nên thường những gia đình hoàng gia mới có đủ điều kiện làm như vậy. Đây là một trong số nhiều độc chiêu làm mát của Trung Quốc cổ đại.Một phương pháp làm mát khác của người Trung Quốc cổ xưa đó là lấy đá từ mùa đông sau đó bảo quản, cất giữ trong phòng chứa để dùng vào mùa hè. Phương pháp dùng đá lạnh từ mùa đông này bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Chu.Quan chức nhà Chu đã cho người phá vỡ lớp băng và lấy những tảng băng lớn vào tháng 11 sau đó bảo quản ở một nơi mát mẻ.Khi mùa hè nóng nực đến, quan lại nhà Chu sẽ lấy dần đá từ trong hầm ra để chế biến vào trong các món ăn khiến người ăn cảm thấy mát lạnh, sảng khoái và giải nhiệt cơ thể."Phòng ướp lạnh" cổ xưa là một phát minh của người Trung Quốc. Theo đó, người ta xây dựng một phòng ướp lạnh nhỏ để cất giữ, bảo quản rượu trong thời tiết mùa hè nóng nực."Phòng ướp lạnh" cổ xưa khi đó được gọi là Jian. Đó là một bình chứa bằng đồng, gồm hai lớp trong đó lớp bên trong sẽ được đổ đầy đá để rượu luôn được bảo quản trong điều kiện mát mẻ.Những người thợ thủ công của nhà Hán đã phát minh ra quạt làm mát. Nó bao gồm 7 cái quạt được bố trí lên một bánh xe. Sau đó, một người sẽ quay nhanh bánh xe trên khiến quạt quay đều và tạo ra luồng không khí mát giống như quạt ngày nay nhưng còn khá thô sơ và vận hành bằng sức người.
Vào thời nhà Đường (618-907), một loại "phòng mát mẻ" ra đời gần giống phòng có điều hòa như ngày nay. Theo đó, các "phòng mát mẻ" được xây dựng bên cạnh các dòng suối.
Người ta sử dụng các thiết bị để đưa nước lên mái nhà rồi từ từ đổ xuống từ đó khiến không khí trong phòng trở nên mát mẻ hơn trong điều kiện thời tiết oi bức. Phương pháp này khá tốn kém nên thường những gia đình hoàng gia mới có đủ điều kiện làm như vậy. Đây là một trong số nhiều độc chiêu làm mát của Trung Quốc cổ đại.
Một phương pháp làm mát khác của người Trung Quốc cổ xưa đó là lấy đá từ mùa đông sau đó bảo quản, cất giữ trong phòng chứa để dùng vào mùa hè. Phương pháp dùng đá lạnh từ mùa đông này bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Chu.
Quan chức nhà Chu đã cho người phá vỡ lớp băng và lấy những tảng băng lớn vào tháng 11 sau đó bảo quản ở một nơi mát mẻ.
Khi mùa hè nóng nực đến, quan lại nhà Chu sẽ lấy dần đá từ trong hầm ra để chế biến vào trong các món ăn khiến người ăn cảm thấy mát lạnh, sảng khoái và giải nhiệt cơ thể.
"Phòng ướp lạnh" cổ xưa là một phát minh của người Trung Quốc. Theo đó, người ta xây dựng một phòng ướp lạnh nhỏ để cất giữ, bảo quản rượu trong thời tiết mùa hè nóng nực.
"Phòng ướp lạnh" cổ xưa khi đó được gọi là Jian. Đó là một bình chứa bằng đồng, gồm hai lớp trong đó lớp bên trong sẽ được đổ đầy đá để rượu luôn được bảo quản trong điều kiện mát mẻ.
Những người thợ thủ công của nhà Hán đã phát minh ra quạt làm mát. Nó bao gồm 7 cái quạt được bố trí lên một bánh xe. Sau đó, một người sẽ quay nhanh bánh xe trên khiến quạt quay đều và tạo ra luồng không khí mát giống như quạt ngày nay nhưng còn khá thô sơ và vận hành bằng sức người.