Theo nhiều giả thuyết truyền, từ “kiss” (tức nụ hôn) bắt nguồn từ tiếng Anh cổ “cyssan”. Trong khi đó, người La Mã cổ đại lại có khá nhiều từ để mô tả sắc thái của những nụ hôn. Cụ thể, họ dùng từ “saviolum” nói về nụ hôn nồng nàn, nụ hôn trên má hoặc tay lại gọi là “osculum”.Không một ai biết nụ hôn lan truyền rộng khắp bằng cách nào. Một số giả thuyết tranh cãi cho rằng, nụ hôn là một sự thôi thúc bản năng... Tuy nhiên, nhiều sử gia tin rằng, người Hy Lạp đã học người Ấn Độ cách hôn nhau sau khi Alexander Đại đế thôn tính Ấn Độ vào năm 36 TCN.10% nhân loại không hôn nhau. Có nhiều lý do vì điều này. Ví dụ, người Eskimos thể hiện tình cảm không phải bằng nụ hôn mà là hành động cọ xát mũi vào nhau. Còn người Sudan lại không hôn nhau vì họ sợ sẽ đánh mất linh hồn mình.Một vài quốc gia nghiêm cấm hôn nhau ở nơi công cộng. Một nam công dân Ả-rập Xê-út đã bị nhận 30 đòn roi và ngồi tù bốn tháng ròng vì hôn và ôm một người phụ nữ nơi công cộng.Nụ hôn lâu nhất thế giới thuộc về cặp đôi Thái Lan Laksana và Ekkachai Tiranarat trong khoảng thời gian là 58 giờ, 35 phút, 58 giây.Nụ hôn giúp loại bỏ căng thẳng. Các nhà khoa học cho rằng, nụ hôn cháy bỏng giúp giải phóng chất oxytocin, khiến bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái và... hết stress.Các loại động vật như tinh tinh hay voi cũng trao nhau nụ hôn.Hôn nhau có lợi cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng, trong lúc hôn, một số vi khuẩn có ích được trao đổi qua lại giữa hai người, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho họ.Trong một nghiên cứu cho thấy, có tới 66% nữ giới và 59% nam giới thú nhận đã kết thúc quan hệ do đối tác hôn không đúng cách.Ám ảnh sợ hôn. Có nhiều người cảm thấy lo sợ trong hoặc trước lúc hôn. Đây là hiện tượng philemaphobia.
Theo nhiều giả thuyết truyền, từ “kiss” (tức nụ hôn) bắt nguồn từ tiếng Anh cổ “cyssan”. Trong khi đó, người La Mã cổ đại lại có khá nhiều từ để mô tả sắc thái của những nụ hôn. Cụ thể, họ dùng từ “saviolum” nói về nụ hôn nồng nàn, nụ hôn trên má hoặc tay lại gọi là “osculum”.
Không một ai biết nụ hôn lan truyền rộng khắp bằng cách nào. Một số giả thuyết tranh cãi cho rằng, nụ hôn là một sự thôi thúc bản năng... Tuy nhiên, nhiều sử gia tin rằng, người Hy Lạp đã học người Ấn Độ cách hôn nhau sau khi Alexander Đại đế thôn tính Ấn Độ vào năm 36 TCN.
10% nhân loại không hôn nhau. Có nhiều lý do vì điều này. Ví dụ, người Eskimos thể hiện tình cảm không phải bằng nụ hôn mà là hành động cọ xát mũi vào nhau. Còn người Sudan lại không hôn nhau vì họ sợ sẽ đánh mất linh hồn mình.
Một vài quốc gia nghiêm cấm hôn nhau ở nơi công cộng. Một nam công dân Ả-rập Xê-út đã bị nhận 30 đòn roi và ngồi tù bốn tháng ròng vì hôn và ôm một người phụ nữ nơi công cộng.
Nụ hôn lâu nhất thế giới thuộc về cặp đôi Thái Lan Laksana và Ekkachai Tiranarat trong khoảng thời gian là 58 giờ, 35 phút, 58 giây.
Nụ hôn giúp loại bỏ căng thẳng. Các nhà khoa học cho rằng, nụ hôn cháy bỏng giúp giải phóng chất oxytocin, khiến bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái và... hết stress.
Các loại động vật như tinh tinh hay voi cũng trao nhau nụ hôn.
Hôn nhau có lợi cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng, trong lúc hôn, một số vi khuẩn có ích được trao đổi qua lại giữa hai người, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho họ.
Trong một nghiên cứu cho thấy, có tới 66% nữ giới và 59% nam giới thú nhận đã kết thúc quan hệ do đối tác hôn không đúng cách.
Ám ảnh sợ hôn. Có nhiều người cảm thấy lo sợ trong hoặc trước lúc hôn. Đây là hiện tượng philemaphobia.