Diễn biến thời tiết miền Bắc tuần tới khi có không khí lạnh tăng cường
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 8-13/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ đón không khí lạnh tăng cường gây mưa vài nơi. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Trung Trung Bộ khoảng từ ngày 9/1 trời rét, đôi lúc có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Dự báo thời tiết tuần từ 6-12/1, miền Bắc đón thêm không khí lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông. Trong tháng 1/2025, không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với thời kỳ tháng 12/2024; khả năng cao gây ra nhiều ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc.
Tuần tới miền Bắc đón mưa rét.
Hiện nay (5/1), rãnh áp thấp có trục ở khoảng 5-8 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 13h có vị trí ở vào khoảng 5,5-6,5 độ Vĩ Bắc; 111,5-112,5 độ Kinh Đông. Ở trạm Phú Quý có gió giật mạnh cấp 7-8; trạm Huyền Trân có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8.
Dự báo đêm nay và ngày mai 6/1, ở phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) sẽ có gió Đông Bắc đến Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao từ 3-5m;
Khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động. Sóng biển cao từ 2-4,5m;
Ngoài ra, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có thể xuất hiện lốc xoáy và gió giật mạnh.
Cảnh báo đêm 6 và ngày 7/1, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận sẽ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2-4m.
Dự báo thời tiết các khu vực từ đêm 5/1 đến ngày 7/1
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.
Khu vực Trung Trung Bộ: có mưa vài nơi. Đêm và sáng trời rét.
Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi.
Nhận định thời tiết từ đêm 7/1 đến ngày 15/1
Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại; riêng thời kỳ từ 7-8/1 đêm và sáng trời rét. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi từ khoảng 9-12/1 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trời rét; riêng thời kỳ từ 7-8/1 đêm và sáng trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội kéo dài đến khi nào?
Ngày 5/1, ô nhiễm không khí tiếp tục bao trùm Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
Hệ thống theo dõi chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, ô nhiễm sáng nay tại miền Bắc phổ biến ở ngưỡng xấu (có hại cho sức khỏe mọi người).
Tại một số điểm đo lên ngưỡng rất xấu như tại Thái Nguyên, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) và thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình). Đây là mức rất có hại cho sức khỏe mọi người. Kết quả ghi nhận tương đương tại các hệ thống theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ, PAM Air.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội kéo dài những ngày tới.
Trên ứng dụng theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ ghi nhận, đợt ô nhiễm có thể kéo dài thêm khoảng 3-4 ngày tới. Trong đó hai ngày 6-7/1, mức độ ô nhiễm phổ biến ở ngưỡng rất xấu, rất có hại cho sức khỏe mọi người. Thời gian ô nhiễm có thể bao trùm cả ngày.
Khoảng 9-10/1, một đợt gió mùa đông bắc mạnh có thể tràn xuống nước ta, chấm dứt tình trạng ô nhiễm kéo dài suốt nhiều ngày qua ở miền Bắc. Ngày 9/1, ô nhiễm có thể chỉ xuất hiện trong buổi sáng. Chiều 9/1 và ngày 10/1, ô nhiễm không khí có thể được cải thiện. Tuy nhiên, những ngày sau đó, nguy cơ ô nhiễm không khí tái diễn.
Năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó 3 đợt tháng 1-4 và 1 đợt vào đầu tháng 10. Thời gian ô nhiễm tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết ô nhiễm ở Hà Nội ngày càng tăng, xu hướng không rõ ràng. Nguyên nhân có thể do việc kiểm soát nguồn thải từ sản xuất, xây dựng, giao thông, đốt rơm rác. Ngoài ra, điều kiện thời tiết mùa đông không thuận lợi cho phát tán không khí nên khí thải ra ngoài môi trường bị lưu cữu ở tầng thấp khiến nồng độ ô nhiễm không khí cao.
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khuyến cáo người dân Hà Nội thường xuyên theo dõi chất lượng không khí để chủ động hạn chế tác động do ô nhiễm không khí gây ra.
Cục Quản lý Môi trường y tế khuyến cáo khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (201-300), người bình thường tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức; khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà; tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.
Nhân viên cứu hộ bị sóng biển cuốn mất tích
Ngày 5-1, UBND phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) thông tin đang phối hợp với các lực lượng triển khai tìm kiếm một nhân viên cứu hộ bị sóng biển cuốn mất tích.
Vị trí ông N bị sóng cuốn ra xa. Ảnh: MT.
Theo đó, chiều 4-1, tại khu vực biển Tân Trà (phường Hòa Hải) có một du khách tắm biển thì bị sóng cuốn ra xa. Thấy người kêu cứu, ông P.V.N (38 tuổi, quận Sơn Trà) nhân viên cứu hộ của một khu nghỉ dưỡng đã cầm phao lao ra biển.
Nhiều lực lượng đang triển khai tìm kiếm. Ảnh: MT.
Tiếp cận được nạn nhân, ông N đưa phao cho du khách để những người khác hỗ trợ đưa lên bờ. Vì gặp dòng nước xoáy nên ông N bị cuốn ra xa rồi mất tích.
Nhiều người vẫn vi phạm nồng độ cồn, có trường hợp khoác ba lô "bỏ về"
Theo ghi nhận của PV, tối ngày 4/1/2024, Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội triển khai tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông, xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện ở nút giao Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân.
Khoảng 19h lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra nồng độ cồn người dân điều khiển phương tiện giao thông.
Nhiều phương tiện được dừng để kiểm tra nồng độ cồn.
Từ xe máy cho đến ô tô.
Bất kỳ phương tiện nào có biểu hiện sẽ được dừng kiểm tra, không có vùng cấm hay ngoại lệ.
Đáng chú ý, sau thời gian dài kiểm tra, khoảng 20h lực lượng chức năng đã ra hiệu lệnh dừng xe và yêu cầu người đàn ông điều khiển xe máy có biểu hiện nghi vấn vào kiểm tra nồng độ cồn.
Người đàn ông có biểu hiện nghi vấn sử dụng nồng độ cồn dắt xe vào vỉa hè nơi tổ tuần tra CSGT đang làm việc.
Tuy nhiên, sau đó người đàn ông này không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, sử dụng điện thoại nhằm liên hệ để "cầu cứu".
Đáng chú ý, sau thời gian đưa xe vào chốt kiểm tra và sử dụng điện thoại "cầu cứu" được một lúc, người đàn ông này xác định bỏ xe và đi về. Trước sự việc này, lực lượng CSGT đã yêu cầu chủ phương tiện khai báo thông tin. Được biết, tài xế tên T. H (ở Đống Đa), sau khi chơi thể thao về đã uống 5 cốc bia nên đã không chấp hành việc thổi nồng độ cồn. Sau khi khai báo xong, người này đã bỏ về, lực lượng chức năng đã lập biên bản với nhiều lỗi vi phạm.
Ngoài trường hợp trên, trong đêm 4/1, lực lượng CSGT cũng đã phát hiện thêm nhiều trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.
Nồng độ cồn của một tài xế được lực lượng chức năng kiểm tra.
Được biết, từ ngày 1/1/2025 đến nay, Đội CSGT số 7 đã xử lý 30 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và tạm giữ 30 phương tiện liên quan lỗi này.