Gà ăn mày. Gà ăn mày được xem là đặc sản nổi tiếng vùng Chiết Giang. Không giống như những món khác được chế biến từ nguyên liệu này, gà ăn mày có hương vị thơm ngon, mềm mại từng thớ thịt, tươi ngon và rất ít mỡ. Khi thưởng thức, gà thường được đặt trên một chiếc lá sen dân dã.
Món ăn có tên gọi như vậy khi một người ăn mày sống tại Hàng Châu tình cờ phát hiện ra cách chế biến độc lạ. Dù rất muốn làm chín gà để khỏa lấp cơn đói song anh chỉ có một con dao và đám lửa. “Cái khó ló cái khôn”, anh ta mổ rồi đắp bùn lên khắp mình chú gà rồi đem nướng. Khi chín, gà bốc khói nghi ngút, tỏa hương thơm vô cùng hấp dẫn. Cơm lam. Thành phần chính của cơm lam Trung Quốc gồm thịt lợn, gạo vo sạch rồi cho vào ống nưá. Tiếp đó, người ta nướng ống nứa cho đến khi chín tới. Món ăn có được sự béo ngậy từ thịt lợn, hương thơm mát của tre, ngọt bùi từ hạt gạo.
Giống như ở Việt Nam, cơm lam của Trung Quốc phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Muốn thưởng thức cơm lam kiểu Trung Quốc, bạn có thể đến vùng các dân tộc thiểu số tại Quế Lâm, Quý Châu. Trứng thế kỷ. Nếu như những loại trứng khác có màu trắng kết hợp lòng đỏ thì loại trứng này lại có màu xám hoặc đen, cô đặc giống như thạch. Được biết, món ăn có từ thời nhà Minh (1368-1644). Ngoài hương vị độc đáo, trứng thế kỷ được tin rất hữu ích cho việc trị khàn giọng, giải rượu. Quá trình chế biến trứng thế kỷ đòi hỏi thời gian và sự cẩn trọng cao độ. Món ăn thường được phục vụ tại các nhà hàng với mù tạt, cháo thịt lợn. Tuy nhiên, trẻ em không được khuyến khích ăn nhiều bởi nó có khả năng dẫn đến tình trạng nhiễm chì nguy hiểm. Đậu phụ thối. Nhiều người “lạnh nhạt” với đậu phụ thối bởi mùi thum thủm và hình dạng bên ngoài xấu xí. Tuy nhiên, khi thưởng thức bạn sẽ nhanh chóng bị chinh phục bởi sự kết hợp hoàn hảo từ độ giòn, vị ngọt, cay hấp dẫn.
Sự độc đáo khiến đậu phụ thối phổ biến khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, đậu được làm tại Trường Sa, Nam Kinh và Thiệu Hưng nổi tiếng thơm ngon hơn cả. Nhộng ong chiên. Nhộng ong giàu chất dinh dưỡng, được sử dụng làm nguyên liệu món ăn ở nhiều vùng như Trương Gia Giới, Phượng hoàng Cổ trấn, Đông nam Quý Châu và Vân Nam.
Có nhiều cách để chế biến nguyên liệu này như hấp, xào, làm bánh và làm nước sốt. Trong số các cách này, ngon và phổ biến hơn cả là chiên vàng.
Bên cạnh nhộng ong, các loại côn trùng khác như bọ cánh cứng đen, rết, bọ cạp, châu chấu chiên cũng được chế biến thành món ăn. Muốn thưởng thức, bạn có thể ghé thăm chợ đêm Donghuamen tại Bắc Kinh.
Gà ăn mày. Gà ăn mày được xem là đặc sản nổi tiếng vùng Chiết Giang. Không giống như những món khác được chế biến từ nguyên liệu này, gà ăn mày có hương vị thơm ngon, mềm mại từng thớ thịt, tươi ngon và rất ít mỡ. Khi thưởng thức, gà thường được đặt trên một chiếc lá sen dân dã.
Món ăn có tên gọi như vậy khi một người ăn mày sống tại Hàng Châu tình cờ phát hiện ra cách chế biến độc lạ. Dù rất muốn làm chín gà để khỏa lấp cơn đói song anh chỉ có một con dao và đám lửa. “Cái khó ló cái khôn”, anh ta mổ rồi đắp bùn lên khắp mình chú gà rồi đem nướng. Khi chín, gà bốc khói nghi ngút, tỏa hương thơm vô cùng hấp dẫn.
Cơm lam. Thành phần chính của cơm lam Trung Quốc gồm thịt lợn, gạo vo sạch rồi cho vào ống nưá. Tiếp đó, người ta nướng ống nứa cho đến khi chín tới. Món ăn có được sự béo ngậy từ thịt lợn, hương thơm mát của tre, ngọt bùi từ hạt gạo.
Giống như ở Việt Nam, cơm lam của Trung Quốc phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Muốn thưởng thức cơm lam kiểu Trung Quốc, bạn có thể đến vùng các dân tộc thiểu số tại Quế Lâm, Quý Châu.
Trứng thế kỷ. Nếu như những loại trứng khác có màu trắng kết hợp lòng đỏ thì loại trứng này lại có màu xám hoặc đen, cô đặc giống như thạch. Được biết, món ăn có từ thời nhà Minh (1368-1644). Ngoài hương vị độc đáo, trứng thế kỷ được tin rất hữu ích cho việc trị khàn giọng, giải rượu.
Quá trình chế biến trứng thế kỷ đòi hỏi thời gian và sự cẩn trọng cao độ. Món ăn thường được phục vụ tại các nhà hàng với mù tạt, cháo thịt lợn. Tuy nhiên, trẻ em không được khuyến khích ăn nhiều bởi nó có khả năng dẫn đến tình trạng nhiễm chì nguy hiểm.
Đậu phụ thối. Nhiều người “lạnh nhạt” với đậu phụ thối bởi mùi thum thủm và hình dạng bên ngoài xấu xí. Tuy nhiên, khi thưởng thức bạn sẽ nhanh chóng bị chinh phục bởi sự kết hợp hoàn hảo từ độ giòn, vị ngọt, cay hấp dẫn.
Sự độc đáo khiến đậu phụ thối phổ biến khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, đậu được làm tại Trường Sa, Nam Kinh và Thiệu Hưng nổi tiếng thơm ngon hơn cả.
Nhộng ong chiên. Nhộng ong giàu chất dinh dưỡng, được sử dụng làm nguyên liệu món ăn ở nhiều vùng như Trương Gia Giới, Phượng hoàng Cổ trấn, Đông nam Quý Châu và Vân Nam.
Có nhiều cách để chế biến nguyên liệu này như hấp, xào, làm bánh và làm nước sốt. Trong số các cách này, ngon và phổ biến hơn cả là chiên vàng.
Bên cạnh nhộng ong, các loại côn trùng khác như bọ cánh cứng đen, rết, bọ cạp, châu chấu chiên cũng được chế biến thành món ăn. Muốn thưởng thức, bạn có thể ghé thăm chợ đêm Donghuamen tại Bắc Kinh.