Năm "bông hoa thép" :Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Đội trưởng; Đại úy Phan Thị Ngọc Anh, Đội phó; Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan; Thượng úy Trần Thị Thủy, Thiếu úy Nguyễn Thị Lụa thuộc biên chế đội cứu hộ, cứu nạn - Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy thành phố Hà Nội.Trong cuộc trò chuyện với PV những cô gái này thể hiện rõ chất lính: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.Các đồng đội nam giới có thể hình, thể lực vượt trội, thì những nữ chiến sỹ cứu nạn cứu hộ (CNCH) lại thể hiện rõ sự khéo léo, nhanh nhẹn và tinh tế của người phụ nữ nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.Khác với những cô gái khác thường có đôi bàn tay mềm mại, sơn móng điệu đà, bàn tay của những cô gái thuộc lực lượng cứu nạn, cứu hộ chai sần, săn chắc và khi bắt tay vào công việc luôn dứt khoát và chính xác.Những động tác khó như leo tường 90 độ bằng dây được các "bông hồng thép" thực hiện thành thục và chính xác.Học chuyên ngành y, Đại úy Ngọc Lan công tác tại bộ phận y tế của Cục Cảnh sát bảo vệ; đến năm 2014, chị chuyển sang Phòng Cứu nạn cứu hộ - Cảnh sát PCCC Hà Nội. Để đáp ứng công việc chuyên môn, vừa học thêm văn bằng 2 về nghiệp vụ của Cảnh sát PCCC-CNCH, chị vừa tích cực cùng anh em tập luyện các phương án cứu chữa người bị nạn trong các vụ cháy.Ban đầu, chị thường đóng vai những người gặp nạn, bị kẹt trong các đám cháy trên cao, chờ Cảnh sát PCCC đến cứu nạn.Nhưng khi "máu nghề đã lên" chị quyết định thử thách mình trong những nhiệm vụ CNCH khó khăn hơn.Không khí luyện tập luôn nghiêm túc, chuẩn xác và không thiếu những tiếng cười. Chia sẻ về điều này Đại úy Phan Thị Ngọc Anh cho biết "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Chính vì vậy, việc ngày leo tường, tối đu dây, sáng chạy bộ đã trở thành phản xạ tự nhiên của những người đã theo nghề này. Ai cũng căng thẳng để thực hiện những nhiệm vụ khó nên mọi người thường đùa vui cùng nhau cho bớt căng thẳng".Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan thực hiện nhiệm vụ đưa nạn nhân theo cáng từ nhà cao tầng xuống đất.Đây là một trong những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, vừa phải đảm bảo an toàn cho nạn nhân xuống đất vừa đảm an toàn cho mình khi phải di chuyển trên những bức tường thẳng đứng.Tháng 7-2017, khi Cảnh sát PCCC Hà Nội thành lập Đội CNCH dưới nước, vừa hoàn thành xong văn bằng 2 về nghiệp vụ PCCC-CNCH, Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan đã xung phong về đơn vị mới này. Không ít đồng nghiệp là nam giới ngạc nhiên trước quyết định táo bạo của chị.Từ trước đến nay, phụ nữ công tác trong lực lượng PCCC-CNCH thường làm việc ở các bộ phận hành chính. Công việc chiến đấu trực tiếp chỉ có nam giới. Vậy mà lần đầu tiên có một phái yếu lại tự nguyện “lao vào” công việc vừa vất vả, vừa nguy hiểm như vậy. Ở trên cạn, người lính CNCH còn có thể quan sát được hiện trường. Còn ở môi trường dưới nước như sông, hồ thì không thể nhìn thấy gì. Những người lính cứu hộ phải dùng dây để định hướng và liên lạc với nhau. Chỉ cần một sơ suất nhỏ để tuột tay khỏi dây thì có thể bị trôi đi hàng chục mét. Đã có trường hợp một người lính cứu nạn cứu hộ dưới nước khu vực phía Nam, khi xuống cứu người ở khu vực nước xiết, bị tuột khỏi sợi dây này đã bị nước cuốn đi và anh dũng hy sinh.Buổi tập thực địa đầu tiên của Đại úy Ngọc Lan và đồng đội là ở hồ Linh Đàm. Biết là xung quanh có đồng đội, nhưng Đại úy Ngọc Lan vẫn không khỏi hoang mang. Nếu như trước đó tập luyện trong bể bơi, mọi người vẫn nhìn thấy nhau thì bây giờ, xung quanh chỉ là một màu đen kịt. Mặc đồ lặn kín toàn thân nhưng khi xuống sâu, nước lạnh thấu xương. Đã thế, mỗi người còn đeo một bình thở nặng khoảng 20kg. Sau nửa giờ dưới nước, cả đội hoàn thành bài tập. Lúc lên bờ, người dân hiếu kỳ kéo đến xem khá đông. Nhận ra Đại úy Ngọc Lan trong đội hình toàn nam giới, rất nhiều người đã bày tỏ sự khâm phục đối với người phụ nữ can trường này.Sau những giờ luyện tập căng thẳng, những "bông hông thép" luôn là tâm điểm chăm sóc của các chiến sĩ nam.Lãnh đạo đội CNCH- Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cho biết: "Với những chiến sĩ nữ, lãnh đạo đội luôn dành những sự quan tâm đặc biệt vì họ là những "của hiếm" trong toàn lực lượng CNCH - PCCC. Trong những trường hợp đặc biệt nạn nhân là nữ giới lại bị cháy hết quần áo, tâm lý đang rất hoảng loạn những chiến sĩ nam sẽ rất khó tiếp tận để đưa nạn nhân ra, nhưng với chiến sĩ nữ thì họ rất dễ thuyết phục và khiến nạn nhân hợp tác hơn"."Cũng trong nhiều trường họp cứu người trong không gian hẹp thì những chiến sĩ nữ luôn có ưu thế hơn hẳn so với chiến sĩ nam. Họ khéo leo, nhanh nhẹn, nhưng cũng không kém phần mưu trí, sáng tạo" - Vị lãnh đạo đội chia sẻ.Khi được hỏi bây giờ cho lựa chọn lại công việc, liệu chị có thay đổi không? Trả lời ngay không do dự, chị Lan tự hào với công việc của mình bởi xuất phát từ một người học y, đạo đức cứu người là quan trọng nhất đã thôi thúc chị gắn mình với lực lượng CNCH.Ngày 1-1-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chúc lực lượng PCCC: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC, lời chúc vui của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là lời động viên vừa là mục tiêu nhiệm vụ mà Người tin tưởng giao phó cho lực lượng Công an trong công tác PCCC: Làm sao để không có cháy nổ, để Công an không phải chữa cháy, để tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân được an toàn.
Năm "bông hoa thép" :Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Đội trưởng; Đại úy Phan Thị Ngọc Anh, Đội phó; Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan; Thượng úy Trần Thị Thủy, Thiếu úy Nguyễn Thị Lụa thuộc biên chế đội cứu hộ, cứu nạn - Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy thành phố Hà Nội.
Trong cuộc trò chuyện với PV những cô gái này thể hiện rõ chất lính: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.
Các đồng đội nam giới có thể hình, thể lực vượt trội, thì những nữ chiến sỹ cứu nạn cứu hộ (CNCH) lại thể hiện rõ sự khéo léo, nhanh nhẹn và tinh tế của người phụ nữ nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.
Khác với những cô gái khác thường có đôi bàn tay mềm mại, sơn móng điệu đà, bàn tay của những cô gái thuộc lực lượng cứu nạn, cứu hộ chai sần, săn chắc và khi bắt tay vào công việc luôn dứt khoát và chính xác.
Những động tác khó như leo tường 90 độ bằng dây được các "bông hồng thép" thực hiện thành thục và chính xác.
Học chuyên ngành y, Đại úy Ngọc Lan công tác tại bộ phận y tế của Cục Cảnh sát bảo vệ; đến năm 2014, chị chuyển sang Phòng Cứu nạn cứu hộ - Cảnh sát PCCC Hà Nội. Để đáp ứng công việc chuyên môn, vừa học thêm văn bằng 2 về nghiệp vụ của Cảnh sát PCCC-CNCH, chị vừa tích cực cùng anh em tập luyện các phương án cứu chữa người bị nạn trong các vụ cháy.
Ban đầu, chị thường đóng vai những người gặp nạn, bị kẹt trong các đám cháy trên cao, chờ Cảnh sát PCCC đến cứu nạn.
Nhưng khi "máu nghề đã lên" chị quyết định thử thách mình trong những nhiệm vụ CNCH khó khăn hơn.
Không khí luyện tập luôn nghiêm túc, chuẩn xác và không thiếu những tiếng cười. Chia sẻ về điều này Đại úy Phan Thị Ngọc Anh cho biết "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Chính vì vậy, việc ngày leo tường, tối đu dây, sáng chạy bộ đã trở thành phản xạ tự nhiên của những người đã theo nghề này. Ai cũng căng thẳng để thực hiện những nhiệm vụ khó nên mọi người thường đùa vui cùng nhau cho bớt căng thẳng".
Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan thực hiện nhiệm vụ đưa nạn nhân theo cáng từ nhà cao tầng xuống đất.
Đây là một trong những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, vừa phải đảm bảo an toàn cho nạn nhân xuống đất vừa đảm an toàn cho mình khi phải di chuyển trên những bức tường thẳng đứng.
Tháng 7-2017, khi Cảnh sát PCCC Hà Nội thành lập Đội CNCH dưới nước, vừa hoàn thành xong văn bằng 2 về nghiệp vụ PCCC-CNCH, Đại úy Nguyễn Thị Ngọc Lan đã xung phong về đơn vị mới này. Không ít đồng nghiệp là nam giới ngạc nhiên trước quyết định táo bạo của chị.
Từ trước đến nay, phụ nữ công tác trong lực lượng PCCC-CNCH thường làm việc ở các bộ phận hành chính. Công việc chiến đấu trực tiếp chỉ có nam giới. Vậy mà lần đầu tiên có một phái yếu lại tự nguyện “lao vào” công việc vừa vất vả, vừa nguy hiểm như vậy. Ở trên cạn, người lính CNCH còn có thể quan sát được hiện trường. Còn ở môi trường dưới nước như sông, hồ thì không thể nhìn thấy gì. Những người lính cứu hộ phải dùng dây để định hướng và liên lạc với nhau. Chỉ cần một sơ suất nhỏ để tuột tay khỏi dây thì có thể bị trôi đi hàng chục mét. Đã có trường hợp một người lính cứu nạn cứu hộ dưới nước khu vực phía Nam, khi xuống cứu người ở khu vực nước xiết, bị tuột khỏi sợi dây này đã bị nước cuốn đi và anh dũng hy sinh.
Buổi tập thực địa đầu tiên của Đại úy Ngọc Lan và đồng đội là ở hồ Linh Đàm. Biết là xung quanh có đồng đội, nhưng Đại úy Ngọc Lan vẫn không khỏi hoang mang. Nếu như trước đó tập luyện trong bể bơi, mọi người vẫn nhìn thấy nhau thì bây giờ, xung quanh chỉ là một màu đen kịt. Mặc đồ lặn kín toàn thân nhưng khi xuống sâu, nước lạnh thấu xương. Đã thế, mỗi người còn đeo một bình thở nặng khoảng 20kg. Sau nửa giờ dưới nước, cả đội hoàn thành bài tập. Lúc lên bờ, người dân hiếu kỳ kéo đến xem khá đông. Nhận ra Đại úy Ngọc Lan trong đội hình toàn nam giới, rất nhiều người đã bày tỏ sự khâm phục đối với người phụ nữ can trường này.
Sau những giờ luyện tập căng thẳng, những "bông hông thép" luôn là tâm điểm chăm sóc của các chiến sĩ nam.
Lãnh đạo đội CNCH- Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cho biết: "Với những chiến sĩ nữ, lãnh đạo đội luôn dành những sự quan tâm đặc biệt vì họ là những "của hiếm" trong toàn lực lượng CNCH - PCCC. Trong những trường hợp đặc biệt nạn nhân là nữ giới lại bị cháy hết quần áo, tâm lý đang rất hoảng loạn những chiến sĩ nam sẽ rất khó tiếp tận để đưa nạn nhân ra, nhưng với chiến sĩ nữ thì họ rất dễ thuyết phục và khiến nạn nhân hợp tác hơn".
"Cũng trong nhiều trường họp cứu người trong không gian hẹp thì những chiến sĩ nữ luôn có ưu thế hơn hẳn so với chiến sĩ nam. Họ khéo leo, nhanh nhẹn, nhưng cũng không kém phần mưu trí, sáng tạo" - Vị lãnh đạo đội chia sẻ.
Khi được hỏi bây giờ cho lựa chọn lại công việc, liệu chị có thay đổi không? Trả lời ngay không do dự, chị Lan tự hào với công việc của mình bởi xuất phát từ một người học y, đạo đức cứu người là quan trọng nhất đã thôi thúc chị gắn mình với lực lượng CNCH.
Ngày 1-1-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chúc lực lượng PCCC: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC, lời chúc vui của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là lời động viên vừa là mục tiêu nhiệm vụ mà Người tin tưởng giao phó cho lực lượng Công an trong công tác PCCC: Làm sao để không có cháy nổ, để Công an không phải chữa cháy, để tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân được an toàn.