Chỉ cần nhìn cây cầu khủng khiếp nhất Hà Nội này thôi, hẳn những phượt thủ dày kinh nghiệm vượt đường đồi núi cũng chùn tay lái.
|
Hai cây cầu nối liên 2 xã Đại Hưng (Mỹ Đức, Hà Nội) và Phú Hòa (Ứng Hòa, Hà Nội) bắc qua dòng sông Đáy có lẽ là cây cầu khủng khiếp nhất Hà Nội, khi từ nhiều năm nay luôn là nỗi ám ảnh với những người đi qua đây, đặc biệt vào mùa mưa khi nước sông dâng cao. |
|
Trụ đỡ là những chiếc thuyền được làm bằng bê tông rêu đã bắt đầu phủ, một số đoạn còn dùng dây thừng nối lan can và mặt cầu, lan can thấp, có những chỗ còn trống trơn. |
|
Mỗi khi có xe đi qua, cây cầu lại sánh nước, tạo cảm giác không an toàn cho người tham gia giao thông. Mặc dù đã được trùng tu nhưng hai đầu cây cầu vẫn là những mảnh gỗ từ nhiều năm nay được ghép lại với nhau. |
|
Chị Dư Thị Hòa (Ứng Hòa, Hà Nội), hàng ngày đều 2 lượt qua cây cầu phao (cầu Sêu – PV) tỏ ra rất lo lắng: “Bản thân tôi là người cứng tay lái còn cảm thấy run khi điều khiển chiếc xe chở hàng với trọng tải hơn 50kg qua đây, nói chi tới những người tay lái yếu. Trước kia có người đi qua đây, phải dừng xe để sắp xếp lại những mảnh gỗ mới tiếp tục đi được”. |
|
Cũng theo chị Hòa, do lan can thấp nên có người đã bị ngã khi qua cầu. Năm 2008, mẹ chị cũng đã từng bị ngã cầu khi đi xe đạp qua đây. Gần đây nhất, một người đã tử vong vì bị đuối nước khi đi qua cây cầu phao này và rơi ngã. |
|
Theo vị chủ đầu tư cầu Sêu, cây cầu được xây dựng từ năm 1996 với vốn đầu tư khoảng 100 triệu đồng. Có được cây cầu vững chãi để họ an tâm khi đi qua đó là niềm mơ ước từ lâu của người dân hai xã Đại Hưng và Phú Hòa. |
|
Trao đổi nhanh với chúng tôi, một lãnh đạo xã Đại Hưng cho biết: Mặc dù biết những bất cập tại những cây cầu phao này và theo quy định không được làm cây cầu đó, nhưng đây là nơi giao thương kinh tế xã hội, văn hóa... giữa 2 thôn của 2 huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức nên chính quyền địa phương vẫn cho duy trì cây cầu. |
|
Còn theo một cán bộ công an huyện Ứng Hòa thì ở khu vực sông Đáy có rất nhiều cây cầu phao như thế nhưng đây được cho là cây cầu “chắc chắn” nhất. Thậm chí sợi dây thừng cũng được sử dụng để nối giữa lan can cầu và mặt cầu |
|
Trụ đỡ bằng bê tông cũng đã mọc rêu |
|
Thành lan can là những thanh sắt được hàn lại với nhau, thưa thớt và thấp. |
|
Những mối hàn không chắc chắn. |
Theo Người đưa tin