Khác với hình dung về một thế hệ trẻ có thể xa rời lịch sử, dòng người đổ về các địa chỉ đỏ này cho thấy điều ngược lại. Dịp lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhiều bạn trẻ đến các khu "địa chỉ đỏ" như Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh với niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước dâng trào.Trọng Phát (thứ hai từ trái qua) đến từ Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Contrast Tân Bình Photography chia sẻ, khi tận mắt nhìn những hiện vật như xe tăng, máy bay... em cảm thấy rất tự hào. Em cũng ý thức được rằng, cuộc sống hòa bình hôm nay có được là nhờ sự hy sinh, đấu tranh của thế hệ cha ông.Lục Tiên, cùng CLB chia sẻ, em cảm thấy rất xúc động lần đầu tiên được nhìn thấy các hiện vật."Thậm chí, em còn cảm thấy run khi cảm nhận được quá khứ hào hùng", Tiên chia sẻEm Huỳnh Phúc Nguyên, học sinh lớp 12CA trường THPT Gia Định (TP HCM) cho hay, chuyến đi thực tế này không chỉ giúp em tiếp thu kiến thức quân sự, lịch sử phục vụ học tập mà quan trọng hơn là giúp em "biết rõ được ngày xưa cha ông mình đã chiến đấu và hy sinh anh dũng như thế nào để bảo vệ nền độc lập.Cảm xúc "bồi hồi" là điều mà Hoàng Vi (đầu tiên bìa trái) cùng nhóm bạn đến từ Đồng Tháp chia sẻ khi đến Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.Đã từng tìm hiểu và rơi nước mắt khi đọc về lịch sử trước đó, nhưng đến tận nơi, "thật sự chứng kiến" khiến mọi thứ như "diễn ra trước mắt mình", cảm xúc nhân lên gấp nhiều lần.Dòng các bạn trẻ nối nhau tại Bảo tàng với gương mặt xúc động.Bạn trẻ hào hứng "check in" tại Khu di tích.Những chuyến đi về nguồn như thế này, đặc biệt trong dịp kỷ niệm trọng đại, không chỉ là chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa hay học tập đơn thuần.Đó là cách thế hệ trẻ hôm nay thể hiện sự trân trọng quá khứ, kết nối với cội nguồn và nhận lãnh trách nhiệm viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc trong hòa bình và dựng xây.Những hình ảnh, cảm xúc của các bạn tại Dinh Độc Lập hay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là minh chứng sống động cho sức sống mãnh liệt của lịch sử trong lòng người trẻ Việt Nam.Nó cho thấy, mạch nguồn yêu nước, tự hào dân tộc tiếp tục chảy, dù biểu hiện có thể khác nhau giữa các thế hệ.
Khác với hình dung về một thế hệ trẻ có thể xa rời lịch sử, dòng người đổ về các địa chỉ đỏ này cho thấy điều ngược lại. Dịp lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhiều bạn trẻ đến các khu "địa chỉ đỏ" như Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh với niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước dâng trào.
Trọng Phát (thứ hai từ trái qua) đến từ Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Contrast Tân Bình Photography chia sẻ, khi tận mắt nhìn những hiện vật như xe tăng, máy bay... em cảm thấy rất tự hào. Em cũng ý thức được rằng, cuộc sống hòa bình hôm nay có được là nhờ sự hy sinh, đấu tranh của thế hệ cha ông.
Lục Tiên, cùng CLB chia sẻ, em cảm thấy rất xúc động lần đầu tiên được nhìn thấy các hiện vật.
"Thậm chí, em còn cảm thấy run khi cảm nhận được quá khứ hào hùng", Tiên chia sẻ
Em Huỳnh Phúc Nguyên, học sinh lớp 12CA trường THPT Gia Định (TP HCM) cho hay, chuyến đi thực tế này không chỉ giúp em tiếp thu kiến thức quân sự, lịch sử phục vụ học tập mà quan trọng hơn là giúp em "biết rõ được ngày xưa cha ông mình đã chiến đấu và hy sinh anh dũng như thế nào để bảo vệ nền độc lập.
Cảm xúc "bồi hồi" là điều mà Hoàng Vi (đầu tiên bìa trái) cùng nhóm bạn đến từ Đồng Tháp chia sẻ khi đến Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Đã từng tìm hiểu và rơi nước mắt khi đọc về lịch sử trước đó, nhưng đến tận nơi, "thật sự chứng kiến" khiến mọi thứ như "diễn ra trước mắt mình", cảm xúc nhân lên gấp nhiều lần.
Dòng các bạn trẻ nối nhau tại Bảo tàng với gương mặt xúc động.
Bạn trẻ hào hứng "check in" tại Khu di tích.
Những chuyến đi về nguồn như thế này, đặc biệt trong dịp kỷ niệm trọng đại, không chỉ là chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa hay học tập đơn thuần.
Đó là cách thế hệ trẻ hôm nay thể hiện sự trân trọng quá khứ, kết nối với cội nguồn và nhận lãnh trách nhiệm viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc trong hòa bình và dựng xây.
Những hình ảnh, cảm xúc của các bạn tại Dinh Độc Lập hay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là minh chứng sống động cho sức sống mãnh liệt của lịch sử trong lòng người trẻ Việt Nam.
Nó cho thấy, mạch nguồn yêu nước, tự hào dân tộc tiếp tục chảy, dù biểu hiện có thể khác nhau giữa các thế hệ.