Trong không khí háo hức của ngày 8/3, PV Kiến Thức đã gặp những "thân cò" mưu sinh trên phố Sài Gòn. Bà Võ Thu Thủy (47 tuổi, quê An Giang, hiện cư trú tại quận 5, TP HCM) làm nghề bán sâm từ nhiều năm nay. Hàng ngày khi mặt trời chưa tỏ, bà đã “đội hàng” ra chợ bán, chỉ mong bán được nhiều tiền lo cho gia đình. Bà Thủy chia sẻ: “Tôi và gia đình mưu sinh tại đất Sài Gòn đã hơn 6 năm, ngày nào cũng vậy dù nắng hay mưa vẫn phải làm để trang trải cuộc sống gia đình nơi đất khách. Chỉ mong con được học hành đến nơi đến chốn”.Cũng giống bà Thủy, bà Phan Thị Ái Linh (40 tuổi, quê Trà Vinh, nhân viên cây xanh tại quận Tân Phú) cũng là một người xa quê kiếm sống tại TP HCM. Với công việc phải thường xuyên tiếp xúc với nắng nóng, rác thải, khói bụi... nhưng bà vẫn lạc quan. “Tôi lên Sài Gòn gần 20 năm rồi, trải qua rất nhiều công việc khác nhau. Điều tôi vui nhất là hạnh phúc gia đình, các con đều thành công trong học hành”. Trải qua nhiều khó khăn nhưng bà và chồng vẫn nuôi các con nên người, trong đó có 2 người con đang học Đại học. Bà bộc bạch “Đối với tôi Ngày quốc tế phụ nữ là ngày lao động bình thường, được nhìn thấy các con trưởng thành là hạnh phúc lắm rồi”.Còn đối với chị Trần Ngọc Bích (26 tuổi, quê Vĩnh Long), từ khi kết hôn, định cư tại quận Bình Tân, 8 năm nay chị đã gắn liền với nghề bán chuối chiên. Rong ruổi khắp các tuyến đường thành phố, chị thổ lộ: “Nghề nào cũng vậy, làm lâu rồi quen. Cực cũng phải dầm mưa dãi nắng lo cho 3 đứa con ăn học”. Dù vậy, niềm vui ở chị là ngày 8/3 năm nào cũng được các con tự tay vẽ thiệp tặng, chúc mừng mẹ.“Mua ve chai, đồng nát” là câu rao quen thuộc của bà Phan Thị Sáu (54 tuổi, ngụ quận 5). Từ năm này qua tháng nọ, từ sáng sớm đến nhá nhem tối, bà vẫn len lỏi vào từng ngõ hẻm để thu mua đủ thứ thượng vàng hạ cám. Đối với bà ngày 8/3 là ngày xa xỉ. “Ngày đó vẫn như mọi ngày thôi, tôi vẫn đi kiếm ve chai mua bình thường”. Nói xong, bà đạp xe đi nhanh với lý do có khách mối gọi bán ve chai. Với bà Bùi Thị Chín (60 tuổi, ngụ quận 12), những ngày lễ như 8/3 chỉ đơn thuần là một dịp để kiếm được thêm tiền chứ không phải ngày để hưởng thụ như những người khác. Sau mỗi ngày buôn bán, bà lại tất tả đạp xe cà tàng về lo cho 4 người con. Khi hỏi suy nghĩ về ngày 8/3, bà cho hay: "Tôi mong đến ngày 8/3 lắm, cả 20/10 nữa. Dù không được nhận hoa hay lời chúc của ai nhưng vẫn vui vì bán được nhiều hàng. Thế là đủ lắm rồi".Bà Nguyễn Thị Ánh (44 tuổi, ngụ Bình Chánh) vì cuộc sống mưu sinh thường nhật, mải lo miếng cơm manh áo cho gia đình nên chẳng bao giờ nghĩ đến ngày 8/3. “Với tôi ngày nào cũng như ngày nào, trừ khi đau ốm mới phải nằm nhà, mà ở nhà thì đồng nghĩa với việc bữa ăn hôm đó sẽ chỉ có cơm rau”. Hằng ngày không kể mưa hay nắng, trên chiếc xe đạp cà tàng bà rong ruổi khắp các ngõ ngách, phố phường, thi thoảng cất tiếng rao mua phế liệu mà không biết mình đạp xe mấy chục cây số/ngày. Cứ thế sáng đi tối về, buổi trưa ăn vội ổ bánh, uống ngụm nước, người chưa ráo mồ hôi lại miệt mài “đổ bóng” dưới cái nắng đầu hè mưu sinh.Ngày 8/3, nhiều người phụ nữ ngập tràn trong niềm vui hạnh phúc, xúng xính trong những bộ trang phục đẹp hân hoan đón nhận tình cảm của người thương thì đâu đó vẫn còn không ít người phụ nữ khác đang phải bươn chải mưu sinh, lo cơm áo gạo tiền. Họ không biết, không có và cũng không nghĩ đến ngày 8/3 từ lâu rồi...
Trong không khí háo hức của ngày 8/3, PV Kiến Thức đã gặp những "thân cò" mưu sinh trên phố Sài Gòn. Bà Võ Thu Thủy (47 tuổi, quê An Giang, hiện cư trú tại quận 5, TP HCM) làm nghề bán sâm từ nhiều năm nay. Hàng ngày khi mặt trời chưa tỏ, bà đã “đội hàng” ra chợ bán, chỉ mong bán được nhiều tiền lo cho gia đình. Bà Thủy chia sẻ: “Tôi và gia đình mưu sinh tại đất Sài Gòn đã hơn 6 năm, ngày nào cũng vậy dù nắng hay mưa vẫn phải làm để trang trải cuộc sống gia đình nơi đất khách. Chỉ mong con được học hành đến nơi đến chốn”.
Cũng giống bà Thủy, bà Phan Thị Ái Linh (40 tuổi, quê Trà Vinh, nhân viên cây xanh tại quận Tân Phú) cũng là một người xa quê kiếm sống tại TP HCM. Với công việc phải thường xuyên tiếp xúc với nắng nóng, rác thải, khói bụi... nhưng bà vẫn lạc quan. “Tôi lên Sài Gòn gần 20 năm rồi, trải qua rất nhiều công việc khác nhau. Điều tôi vui nhất là hạnh phúc gia đình, các con đều thành công trong học hành”. Trải qua nhiều khó khăn nhưng bà và chồng vẫn nuôi các con nên người, trong đó có 2 người con đang học Đại học. Bà bộc bạch “Đối với tôi Ngày quốc tế phụ nữ là ngày lao động bình thường, được nhìn thấy các con trưởng thành là hạnh phúc lắm rồi”.
Còn đối với chị Trần Ngọc Bích (26 tuổi, quê Vĩnh Long), từ khi kết hôn, định cư tại quận Bình Tân, 8 năm nay chị đã gắn liền với nghề bán chuối chiên. Rong ruổi khắp các tuyến đường thành phố, chị thổ lộ: “Nghề nào cũng vậy, làm lâu rồi quen. Cực cũng phải dầm mưa dãi nắng lo cho 3 đứa con ăn học”. Dù vậy, niềm vui ở chị là ngày 8/3 năm nào cũng được các con tự tay vẽ thiệp tặng, chúc mừng mẹ.
“Mua ve chai, đồng nát” là câu rao quen thuộc của bà Phan Thị Sáu (54 tuổi, ngụ quận 5). Từ năm này qua tháng nọ, từ sáng sớm đến nhá nhem tối, bà vẫn len lỏi vào từng ngõ hẻm để thu mua đủ thứ thượng vàng hạ cám. Đối với bà ngày 8/3 là ngày xa xỉ. “Ngày đó vẫn như mọi ngày thôi, tôi vẫn đi kiếm ve chai mua bình thường”. Nói xong, bà đạp xe đi nhanh với lý do có khách mối gọi bán ve chai.
Với bà Bùi Thị Chín (60 tuổi, ngụ quận 12), những ngày lễ như 8/3 chỉ đơn thuần là một dịp để kiếm được thêm tiền chứ không phải ngày để hưởng thụ như những người khác. Sau mỗi ngày buôn bán, bà lại tất tả đạp xe cà tàng về lo cho 4 người con. Khi hỏi suy nghĩ về ngày 8/3, bà cho hay: "Tôi mong đến ngày 8/3 lắm, cả 20/10 nữa. Dù không được nhận hoa hay lời chúc của ai nhưng vẫn vui vì bán được nhiều hàng. Thế là đủ lắm rồi".
Bà Nguyễn Thị Ánh (44 tuổi, ngụ Bình Chánh) vì cuộc sống mưu sinh thường nhật, mải lo miếng cơm manh áo cho gia đình nên chẳng bao giờ nghĩ đến ngày 8/3. “Với tôi ngày nào cũng như ngày nào, trừ khi đau ốm mới phải nằm nhà, mà ở nhà thì đồng nghĩa với việc bữa ăn hôm đó sẽ chỉ có cơm rau”. Hằng ngày không kể mưa hay nắng, trên chiếc xe đạp cà tàng bà rong ruổi khắp các ngõ ngách, phố phường, thi thoảng cất tiếng rao mua phế liệu mà không biết mình đạp xe mấy chục cây số/ngày. Cứ thế sáng đi tối về, buổi trưa ăn vội ổ bánh, uống ngụm nước, người chưa ráo mồ hôi lại miệt mài “đổ bóng” dưới cái nắng đầu hè mưu sinh.
Ngày 8/3, nhiều người phụ nữ ngập tràn trong niềm vui hạnh phúc, xúng xính trong những bộ trang phục đẹp hân hoan đón nhận tình cảm của người thương thì đâu đó vẫn còn không ít người phụ nữ khác đang phải bươn chải mưu sinh, lo cơm áo gạo tiền. Họ không biết, không có và cũng không nghĩ đến ngày 8/3 từ lâu rồi...