Theo chân gia đình bác Nguyễn Văn A. (SN1942) trú tại Long Biên Hà Nội đi tìm chỗ an nghỉ cho mình và vợ. Bác cho biết, các nghĩa trang quy hoạch rất lộn xộn và bẩn nên muốn một nơi chết cho đáng.
Với việc quy hoạch thành phố Hà Nội thì các nghĩa trang ở nội thành phải di chuyển ra khu vực ngoại ô hoặc các nghĩa trang tập trung. Tuy nhiên không phải có tiền là mua được vì quỹ đất dành cho người đã khuất càng ngày càng ít đi.
Người sống đi tìm chỗ để an nghỉ
Việc mong muốn duy nhất của những người đã ở độ tuổi xế chiều là tìm được chỗ xứng đáng để an nghỉ vĩnh viễn. Tuy nhiên, để tìm được một nơi thật sự phù hợp với mình thường rất khó vì quỹ đất càng ngày càng ít đi.
Không những vậy, tại các khu nghĩa trang kiểu truyền thống đang tồn tại những bất cập trong sự quản lý, quy hoạch lộn xộn và đặc biệt là vô cùng nhếch nhác.
|
Cận cảnh đoàn gia đình bác A. |
Theo chân gia đình bác Nguyễn Văn A. (SN1942) trú tại Long Biên Hà Nội đi tìm chỗ an nghỉ cho mình và vợ. Bác cho biết, hiện nay các nghĩa trang quy hoạch rất lộn xộn và bẩn nên bác muốn tìm một nơi nào đó xứng đáng để... chết.
"Con người ai cũng phải trai qua các giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử. Đặc biệt là đối với những người có tuổi như bọn bác thì ra đi có thể bất kì lúc nào. Chỉ cần ốm một cái, ngã ra một phát cũng đều rất nguy hiểm. Nên còn sống được ngày nào thì phải tìm cho được chỗ để gửi thân xác của mình", bác A. cho biết.
Bác A. cùng gia quyến đã phải rất vất vả để tìm chỗ "ra đi" cho đôi vợ chồng già. Quê bác ở tận Nghệ An, nếu mai sau mà có "chuyện chẳng lành" mà đưa về quê thì xa, đường đi lối lại rất khó khăn. "Từ nhà sang Văn Điển con cháu đã ngại đi rồi chứ đừng nói từ Hà Nội mà về tới Nghệ An. Chẳng biết con cháu bao nhiêu năm mới về thăm mình một lần nữa", bác A. tâm sự.
Còn các nghĩa trang gần Hà Nội để mua được một miếng đất vài mét vuông rất khó vì đã không còn chỗ từ lâu.
Vào một ngày đầu tháng 3 Âm lịch, Pv báo Điện tử Người Đưa Tin đã có một buổi cùng bác A. và vợ đi thăm quan tại Công viên nghĩa trang Thiên Đức để tìm chỗ an nghỉ. Trong suốt qua trình di chuyển bác A. luôn cầu mong tìm được nơi để "ngủ", bác quan niệm: "Mình già rồi chẳng còn sức để đi mấy đâu nên tìm được chỗ ưng là mua ngay thôi".
|
Đi tìm chỗ an nghỉ. |
Khi chúng tôi hỏi tại sao bác không để cho con cái tìm hộ cho, thoáng một chút buồn, bác A. kể: "Chúng nó còn công việc, bận rộn lắm nên bác tự tìm vẫn hơn".
Công viên nghĩa trang Thiên Đức tọa lạc trên 9 ngọn đồi tại Phù Ninh, Phú Thọ. Công viên nghĩa trang này mới được xây dựng với mô hình một công viên sinh thái vào khoảng năm 2012.
Đi cùng đoàn với bác A., có rất nhiều các gia đình khác cùng đi. Có những người tóc đã bạc, lưng đã còng, bịu rịu vào con cháu để đi tìm hiểu. Cũng có những thanh niên, trung niên đi tìm nơi an nghỉ cho bố mẹ hoặc cho chính mình.
Chị Đặng Tuệ Minh, trưởng phòng kinh doanh của Công ty Thiên Đức cho biết: "Hầu hết khách hàng đến mua phần mộ tại Công viên nghĩa trang Thiên Đức thường là con cái mua đất để dành cho bố mẹ. Cũng có những cụ cao niên đi tìm chỗ cho mình, có cả những cô - cậu thanh niên 30 tuổi mua trước vài chục năm rồi để đó".
Cụ Hồ Xuân Mạc (80 tuổi, Định Công) cùng gia đình đã giao dịch thành công một khu mô đôi vào năm ngoái tâm sự: "Tháng nào tôi cũng vào đây một, 2 lần vừa để thăm vợ vừa để nghỉ ngơi. Đến đây vừa mát mẻ, vừa sạch sẽ thì tội gì không đến, tôi già yêu rồi cũng chẳng còn việc gì để làm nữa ngoài việc tâm sự với vợ cho dù hai bên âm - dương cách trở".
Từ những ngôi mộ bình dân tới những khu mộ gia đình bạc tỷ
Tại Công viên Nghĩa Trang Thiên Đức, hầu hết các khu đất là nơi an nghỉ cho người đã khuất đã có chủ. Có những ngôi mộ khang trang đã được hoàn thiện, nhưng cũng có những khoảng đất trống của khách hàng "để dành".
|
Mộ phần của cố nhạc sĩ Thanh Tùng. |
Theo anh Nguyễn Thanh Bách, Tổng giám đốc Công ty Thiên Đức cho biết: "Các khu đất bên mình có rất nhiều mức giá từ vài chục triệu tới vài tỷ đồng, tùy vào địa điểm và phong thủy. Mình quan niệm rằng công việc của mình nó giống như làm việc thiện vậy, mình không quá quan trọng việc lời lãi trong việc mua bán đất cho người đã khuất. Vì vậy, có những ngôi mộ giá 12 - 15 triệu mà ai cũng có thể mua được".
Tiếp lời, anh Bách chia sẻ: "Dù khách hàng mua bất kì mảnh đất cho dù đắt hay rẻ cũng đều nhận được các dịch vụ trọn gói của công ty. Ví dụ như chăm sóc mộ hàng ngày như cắt cỏ, thắp hương, lau mộ cho các cụ được mát mẻ,... Điều mà các nghĩa trang truyền thống không có được".
Vị giám đốc sinh năm 1977 này con bật mí: "Các dịch vụ vui vẻ như đám cưới, đám hỏi có rất nhiều. Nhưng các dịch vụ buồn như đám ma thì rất ít vì cái tính nhạy cảm của nó. Vì vậy, bên mình đang có dự định làm các dịch vụ ma chay trọn gói từ cúng, giỗ, hỏa táng, khâm niệm,... để phục vụ người dân".
|
Một trong những phần mộ được đánh giá là có giá trị nhất nghĩa trang. |
Tại đây, ngôi mộ được đánh giá là có địa điểm đẹp nhất, có giá trị nhất không thể không kể đến phần mộ 3000 m2 của cố nhạc sĩ Thanh Tùng. Chị Tuệ Minh cho biết: “Bác Tùng là một người nghệ sĩ rất giản dị nên mộ phần của bác rất đơn giản, được trang trí bằng 68 cây tùng tượng trưng cho 68 tuổi của bác.
Ngoài gia, cũng có những ngôi mộ khác giá bạc tỷ nằm rải rác ở đây nhưng hầu hết là phần mộ gia đình có diện tích cả trăm mét vuông.
|
Một phần mộ khác có giá bạc tỷ. |
Các ngôi mộ tại đây được xây dựng khá đơn giản nhưng hài hòa về tổng thể, kiến trúc.
Theo anh Bách, anh lấy cảm hứng từ các khu nghĩa trang nước ngoài thay vì kiểu nghĩa trang truyền thống của người Việt: “Nghĩa trang của mình thường mạch ai, nhà đó làm. Nhiều khi tổng thể không ăn nhập với nhau nhìn rất rối mắt. Ở bên mình, có những gia đình muốn xây dựng cầu kì, giá trị lớn nhưng mình không đồng ý vì công viên nghĩa trang Thiên Đức không chỉ là nghĩa trang mà nó còn là công viên, khu thăm quan, nghỉ dưỡng cho người sống hay những người đi tảo mộ”.
“Mình đi nước ngoài, có những khu nghĩa trang học sinh – sinh viên còn đến đó học bài. Còn nghĩa trang bên mình thì nhìn vào thôi cũng thấy sợ sợ rồi vì vậy mình rất muốn xây dựng một nghĩa trang chuyên nghiệp gần gũi với thiên nhiên, con người Việt Nam”.