Ngày 26/10, ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại khu du lịch Thịnh Long (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) từng đợt sóng lớn từ ngoài khơi kéo vào vẫn “gầm gừ”, liên tục vỗ mạnh vào bờ, chồm lên cao gần 2 mét.Toàn bộ bức tường chắn sóng trên tuyến kè bị đứt gãy, sạt lở. Những mảng bê tông lớn bị sóng hất văng lên khu vực đường bê tông sát biển và vào khuôn viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.Phần mái của các nhà hàng ăn, nghỉ ven biển lợp bằng fibro xi măng, tôn bị thổi bay chỉ còn lại khung sắt.Một số hạng mục như cửa ra vào, cầu thang, sân, bãi đỗ xe của các nhà hàng cũng bị hư hỏng nặng.Nước to, sóng lớn khiến khu du lịch biển Thịnh Long thường xuyên bị ngập sâu. Hiện hơn 100 ki ốt, nhà hàng ăn, nhà nghỉ giáp biển đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Khu du lịch biển Thịnh Long hút khách gần xa bởi vẻ hoang sơ, nay trở nên tan hoang. Mọi hoạt động ở đây gần như bị tê liệt, chưa biết đến khi nào mới có thể trở lại hoạt động.Theo những người dân "bám trụ" ở các ki ốt, cơn bão tháng 10/2020 đã phá hủy toàn bộ hệ thống kè chắn sóng, nước dâng cao 3 mét và đổ bộ thẳng vào trung tâm thị trấn. Do đó, các ki ốt đều bị hư hỏng nặng, không thể hoạt động lại.Tháng 10/2021, tiếp tục cơn bão số 8 đổ bộ càng khiến hệ thống kè và mặt đường sạt lở, các ki ốt thêm nguy cơ sập đổ, nguy hiểm chết người.Người dân tại đây vô cùng lo lắng bởi nếu bờ kè không được nâng cấp kiên cố sớm thì toàn bộ tài sản của người dân có nguy cơ bị sóng cuốn ra biển.Những tảng đá lớn bị sóng đánh thẳng vào trong các ngõ ngách của ki ốt. Nếu không cảnh giác, người dân có thể gặp nạn bất cứ lúc nào.Hiện chỉ còn ít hộ dân "nán lại" trước mũi sóng để chăm coi tài sản.Trái ngược với cảnh tấp nập du khách như những năm trước, giờ đây khu du lịch biển Thịnh Long rơi vào cảnh hoang tàn, không dịch vụ, thưa vắng người.Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tuyến kè khu du lịch biển Thịnh Long dài gần 2 km, phục vụ mục đích du lịch, bảo vệ các ki ốt, nhà hàng, hệ thống hạ tầng khu du lịch này. Hệ thống kè còn góp phần bảo vệ tuyến đê biển Thịnh Long cách đó khoảng 200 m.Tại Khu Du lịch biển thị trấn Thịnh Long có 136 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (gồm 18 khách sạn, còn lại là các nhà hàng ăn, nghỉ) và trụ sở các cơ quan, như chi nhánh ngân hàng nông nghiệp, bưu điện, công an, bến xe… nhưng hiện đã "tê liệt" vì hạ tầng xuống cấp.Việc sửa chữa, nâng cấp hệ thống kè khu du lịch biển Thịnh Long giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch địa phương và phòng, chống thiên tai, bảo vệ tuyến đê biển trên địa bàn.Tuy nhiên, đến nay hệ thống này vẫn chưa được "đụng tay" triển khai. Tính mạng và người dân vẫn đang treo "đầu sóng".Dù vậy, các hạng mục này cần nguồn kinh phí rất lớn, ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng, vượt quá khả năng của huyện do vậy rất cần sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh Nam Định.Video: Bãi biển Quất Lâm bị phá dỡ, hoang tàn
Ngày 26/10, ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại khu du lịch Thịnh Long (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) từng đợt sóng lớn từ ngoài khơi kéo vào vẫn “gầm gừ”, liên tục vỗ mạnh vào bờ, chồm lên cao gần 2 mét.
Toàn bộ bức tường chắn sóng trên tuyến kè bị đứt gãy, sạt lở. Những mảng bê tông lớn bị sóng hất văng lên khu vực đường bê tông sát biển và vào khuôn viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
Phần mái của các nhà hàng ăn, nghỉ ven biển lợp bằng fibro xi măng, tôn bị thổi bay chỉ còn lại khung sắt.
Một số hạng mục như cửa ra vào, cầu thang, sân, bãi đỗ xe của các nhà hàng cũng bị hư hỏng nặng.
Nước to, sóng lớn khiến khu du lịch biển Thịnh Long thường xuyên bị ngập sâu. Hiện hơn 100 ki ốt, nhà hàng ăn, nhà nghỉ giáp biển đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động.
Khu du lịch biển Thịnh Long hút khách gần xa bởi vẻ hoang sơ, nay trở nên tan hoang. Mọi hoạt động ở đây gần như bị tê liệt, chưa biết đến khi nào mới có thể trở lại hoạt động.
Theo những người dân "bám trụ" ở các ki ốt, cơn bão tháng 10/2020 đã phá hủy toàn bộ hệ thống kè chắn sóng, nước dâng cao 3 mét và đổ bộ thẳng vào trung tâm thị trấn. Do đó, các ki ốt đều bị hư hỏng nặng, không thể hoạt động lại.
Tháng 10/2021, tiếp tục cơn bão số 8 đổ bộ càng khiến hệ thống kè và mặt đường sạt lở, các ki ốt thêm nguy cơ sập đổ, nguy hiểm chết người.
Người dân tại đây vô cùng lo lắng bởi nếu bờ kè không được nâng cấp kiên cố sớm thì toàn bộ tài sản của người dân có nguy cơ bị sóng cuốn ra biển.
Những tảng đá lớn bị sóng đánh thẳng vào trong các ngõ ngách của ki ốt. Nếu không cảnh giác, người dân có thể gặp nạn bất cứ lúc nào.
Hiện chỉ còn ít hộ dân "nán lại" trước mũi sóng để chăm coi tài sản.
Trái ngược với cảnh tấp nập du khách như những năm trước, giờ đây khu du lịch biển Thịnh Long rơi vào cảnh hoang tàn, không dịch vụ, thưa vắng người.
Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tuyến kè khu du lịch biển Thịnh Long dài gần 2 km, phục vụ mục đích du lịch, bảo vệ các ki ốt, nhà hàng, hệ thống hạ tầng khu du lịch này. Hệ thống kè còn góp phần bảo vệ tuyến đê biển Thịnh Long cách đó khoảng 200 m.
Tại Khu Du lịch biển thị trấn Thịnh Long có 136 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (gồm 18 khách sạn, còn lại là các nhà hàng ăn, nghỉ) và trụ sở các cơ quan, như chi nhánh ngân hàng nông nghiệp, bưu điện, công an, bến xe… nhưng hiện đã "tê liệt" vì hạ tầng xuống cấp.
Việc sửa chữa, nâng cấp hệ thống kè khu du lịch biển Thịnh Long giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch địa phương và phòng, chống thiên tai, bảo vệ tuyến đê biển trên địa bàn.
Tuy nhiên, đến nay hệ thống này vẫn chưa được "đụng tay" triển khai. Tính mạng và người dân vẫn đang treo "đầu sóng".
Dù vậy, các hạng mục này cần nguồn kinh phí rất lớn, ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng, vượt quá khả năng của huyện do vậy rất cần sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh Nam Định.
Video: Bãi biển Quất Lâm bị phá dỡ, hoang tàn