6h sáng, các công nhân vớt rác của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM bắt đầu ngày làm việc trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Trên đoạn kênh này, mỗi ngày, các công nhân vớt rác thu được khoảng 10 tấn rác đủ các loại từ lục bình, cá chết, rác thải sinh hoạt, chai nhựa theo dòng chảy đổ về. Thỉnh thoảng, họ còn vớt được tấm nệm giường bằng cao su dày cả gang tay được ném xuống kênh. Gần 20 năm bén duyên với nghề vớt rác, anh Nguyễn Xuân Sơn (51 tuổi) cho biết, đây là công việc vất vả, không phải ai cũng thích làm nhưng duyên số nghề chọn người. Có lần đang vớt rác trên kênh, anh còn bị người dân đứng trên cầu xả thẳng rác và chất thải trúng, nguy hiểm hơn là các trận "mưa đá" từ những người câu cá hai bên bờ."Mình chạy tàu, tiếng máy lớn, họ la lên báo hiệu nhưng chúng tôi không nghe thấy, tàu đến vướng vào làm đứt dây câu nên họ đuổi theo ném đá chúng tôi", anh Sơn kể.Thuyền tiến vào rạch Xuyên Tâm (một nhánh của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) vớt rác, anh Trương Huỳnh Quốc Huy (27 tuổi), cẩn thận giảm nhỏ động cơ xuống, tránh tạo các đợt sóng lớn ảnh hưởng đến các cột nhà cơi nới siêu vẹo nằm ven kênh."Ở con rạch này, một vài nhà dân thỉnh thoảng mời chúng tôi nước uống, họ vui vì chúng tôi vớt rác cho. Nhưng có vài người không thích vì sợ chúng tôi làm sập nhà", anh Huy nói. Những ngày nắng, hơi nóng bốc lên từ mặt nước kèm theo mùi hôi thối nồng nặc của rác. Không khí xung quanh ngột ngạt đến khó thở bao trùm lấy anh em công nhân trên thuyền. Sâu trong rạch Xuyên Tâm, rác chất đống hai bên bờ và mắc kẹt lại dưới chân những ngôi nhà yếu ớt bên mép nước. Ngoài vớt rác trôi nổi trực tiếp trên mặt nước, công nhân vớt rác sử dụng cách tạm thời giăng lưới đầu con rạch chặn rác trôi ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Sau khi rác đã chất đầy thuyền, công nhân quay trở lại bến thuyền tập kết rác. Từng thùng rác được cẩu lên bờ, đưa vào xe chuyên dụng ép rác và chở đến nhà máy xử lý.11h30 trưa, kết thúc ca làm buổi sáng, anh em công nhân quay lại căn chòi được dựng tạm để nghỉ ngơi, ăn trưa. Bữa ăn có canh và cá chiên được chuẩn bị nhanh trong vài phút cho 6 người. Tránh nắng dưới những gốc cau hai bên bờ sông, anh Thái Thanh Sơn (48 tuổi) tranh thủ giờ nghỉ trưa gọi điện về gia đình hỏi thăm sức khỏe người thân. Theo anh Sơn, công việc vất vả là thế nhưng thu nhập trung bình khoảng 4-5 triệu đồng/tháng không đủ nuôi các con. May mắn khi phía sau anh luôn có người vợ ngày ngày động viên, ủng hộ, chia sẻ gánh nặng với chồng, làm thêm công việc buôn bán để trang trải cuộc sống gia đình.Một ngày của những công nhân vớt rác bắt đầu từ 6h sáng, kết thúc lúc 5h chiều, những ngày đỉnh điểm vớt hơn chục tấn rác thì họ phải làm tăng ca đến tối mới xong việc.Theo những công nhân vớt rác như anh Sơn và anh Huy, lý do giữ họ lại nhiều năm như vậy với nghề chính là tình yêu, đam mê đối với công việc này để giữ xanh sạch thành phố và đặc biệt là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Bắt đầu nạo vét kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân).
6h sáng, các công nhân vớt rác của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM bắt đầu ngày làm việc trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Trên đoạn kênh này, mỗi ngày, các công nhân vớt rác thu được khoảng 10 tấn rác đủ các loại từ lục bình, cá chết, rác thải sinh hoạt, chai nhựa theo dòng chảy đổ về. Thỉnh thoảng, họ còn vớt được tấm nệm giường bằng cao su dày cả gang tay được ném xuống kênh.
Gần 20 năm bén duyên với nghề vớt rác, anh Nguyễn Xuân Sơn (51 tuổi) cho biết, đây là công việc vất vả, không phải ai cũng thích làm nhưng duyên số nghề chọn người. Có lần đang vớt rác trên kênh, anh còn bị người dân đứng trên cầu xả thẳng rác và chất thải trúng, nguy hiểm hơn là các trận "mưa đá" từ những người câu cá hai bên bờ.
"Mình chạy tàu, tiếng máy lớn, họ la lên báo hiệu nhưng chúng tôi không nghe thấy, tàu đến vướng vào làm đứt dây câu nên họ đuổi theo ném đá chúng tôi", anh Sơn kể.
Thuyền tiến vào rạch Xuyên Tâm (một nhánh của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) vớt rác, anh Trương Huỳnh Quốc Huy (27 tuổi), cẩn thận giảm nhỏ động cơ xuống, tránh tạo các đợt sóng lớn ảnh hưởng đến các cột nhà cơi nới siêu vẹo nằm ven kênh.
"Ở con rạch này, một vài nhà dân thỉnh thoảng mời chúng tôi nước uống, họ vui vì chúng tôi vớt rác cho. Nhưng có vài người không thích vì sợ chúng tôi làm sập nhà", anh Huy nói.
Những ngày nắng, hơi nóng bốc lên từ mặt nước kèm theo mùi hôi thối nồng nặc của rác. Không khí xung quanh ngột ngạt đến khó thở bao trùm lấy anh em công nhân trên thuyền.
Sâu trong rạch Xuyên Tâm, rác chất đống hai bên bờ và mắc kẹt lại dưới chân những ngôi nhà yếu ớt bên mép nước.
Ngoài vớt rác trôi nổi trực tiếp trên mặt nước, công nhân vớt rác sử dụng cách tạm thời giăng lưới đầu con rạch chặn rác trôi ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Sau khi rác đã chất đầy thuyền, công nhân quay trở lại bến thuyền tập kết rác. Từng thùng rác được cẩu lên bờ, đưa vào xe chuyên dụng ép rác và chở đến nhà máy xử lý.
11h30 trưa, kết thúc ca làm buổi sáng, anh em công nhân quay lại căn chòi được dựng tạm để nghỉ ngơi, ăn trưa. Bữa ăn có canh và cá chiên được chuẩn bị nhanh trong vài phút cho 6 người.
Tránh nắng dưới những gốc cau hai bên bờ sông, anh Thái Thanh Sơn (48 tuổi) tranh thủ giờ nghỉ trưa gọi điện về gia đình hỏi thăm sức khỏe người thân. Theo anh Sơn, công việc vất vả là thế nhưng thu nhập trung bình khoảng 4-5 triệu đồng/tháng không đủ nuôi các con. May mắn khi phía sau anh luôn có người vợ ngày ngày động viên, ủng hộ, chia sẻ gánh nặng với chồng, làm thêm công việc buôn bán để trang trải cuộc sống gia đình.
Một ngày của những công nhân vớt rác bắt đầu từ 6h sáng, kết thúc lúc 5h chiều, những ngày đỉnh điểm vớt hơn chục tấn rác thì họ phải làm tăng ca đến tối mới xong việc.
Theo những công nhân vớt rác như anh Sơn và anh Huy, lý do giữ họ lại nhiều năm như vậy với nghề chính là tình yêu, đam mê đối với công việc này để giữ xanh sạch thành phố và đặc biệt là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Bắt đầu nạo vét kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân).