Từ chiều ngày 8/6 đến sáng 9/6, nhiều khu chợ ở TP HCM nhộn nhịp cảnh mua bán hàng hóa đón Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch).Trong đó, bánh ú lá tro là món ăn truyền thống phổ biến không thể thiếu đối với phong tục ở Nam Trung Bộ, Nam Bộ và một số nơi của miền Bắc.Trong và ngoài các chợ lớn, nhỏ đều xuất hiện hàng chục điểm bán loại bánh này.Chiếc bánh có hình chóp to bằng nắm tay người lớn, bên ngoài gói lá với nguyên liệu chính là nếp và nước tro.Loại bánh dành để cúng ngày Tết Đoan Ngọ này không bán riêng từng cái mà buộc thành từng chùm 12 cái (1 chục).Bánh ú lá tro có giá trung bình từ 30-35.000 đồng/chục (loại không nhân), 40.000 - 80.000 đồng (loại có nhân).Những bó lá có dược tính cao (thường gọi lá sâu) để gia chủ treo trước nhà lấy may, đuổi sâu bọ cũng được chất thành đống bày bán khắp trước, trong các khu chợ.Mỗi bó có một số loại cây lá như xương rồng, khuynh diệp, sả, lá tràm, lá lốt, bạch đàn, bưởi... Chị Điệp, một người bán loại mặt hàng này cho biết, trước ngày 5/5 âm lịch một tuần chị đã liên hệ mối quen ở các tỉnh miền Tây, huyện Củ Chi (TP HCM) để tìm hàng.Trong đó, xương rồng là loại không thể thiếu trong mỗi bó lá này.Mỗi bó lá sâu có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng.Quan niệm, thức ăn là để giết sâu bọ, trong đó cơm rượu (để giết giun sán) cũng là món không thể thiếu trong ngày diệt sâu bọ. Mỗi hộp có giá từ 25.000 đến 30.000 đồng.Xôi là một trong những món quan trọng trên bàn cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ.Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu. Hầu hết tại các khu chợ ở TP HCM đều có bán chè trôi nước với giá khoảng 20.000 đồng/hộp hoặc bịch.Theo phong tục, hoa quả thờ cúng không cần quá sang trọng mà là những loại trái cây theo mùa như vải, mận, chôm chôm... đều thể hiện thành ý của người trong gia đình.Trong sáng 9/6, loài hoa cúc ở các chợ như Võ Thành Trang, Hoàng Hoa Thám, Bà Hoa (quận Tân Bình) có tăng nhẹ nhưng luôn tấp nập người mua. Một bó hoa cúc 10 bông có giá 40.000 đồng tại chợ Hoàng Hoa Thám.Trước và trong sáng ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình, trụ sở công ty, cửa hàng, quán sá đã treo những bó lá sâu trước cửa để lấy may mắn và đuổi sâu bọ.11h trưa nay, mâm cúng của một nhà dân tại Sài Gòn đã hoàn tất. Theo truyền thống, người ta tin rằng, khi ăn các loại đồ cúng đặc trưng trong ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan.Theo tục lệ ngày xưa, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết này được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h đến 13h trưa.
Từ chiều ngày 8/6 đến sáng 9/6, nhiều khu chợ ở TP HCM nhộn nhịp cảnh mua bán hàng hóa đón Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch).
Trong đó, bánh ú lá tro là món ăn truyền thống phổ biến không thể thiếu đối với phong tục ở Nam Trung Bộ, Nam Bộ và một số nơi của miền Bắc.
Trong và ngoài các chợ lớn, nhỏ đều xuất hiện hàng chục điểm bán loại bánh này.
Chiếc bánh có hình chóp to bằng nắm tay người lớn, bên ngoài gói lá với nguyên liệu chính là nếp và nước tro.
Loại bánh dành để cúng ngày Tết Đoan Ngọ này không bán riêng từng cái mà buộc thành từng chùm 12 cái (1 chục).
Bánh ú lá tro có giá trung bình từ 30-35.000 đồng/chục (loại không nhân), 40.000 - 80.000 đồng (loại có nhân).
Những bó lá có dược tính cao (thường gọi lá sâu) để gia chủ treo trước nhà lấy may, đuổi sâu bọ cũng được chất thành đống bày bán khắp trước, trong các khu chợ.
Mỗi bó có một số loại cây lá như xương rồng, khuynh diệp, sả, lá tràm, lá lốt, bạch đàn, bưởi... Chị Điệp, một người bán loại mặt hàng này cho biết, trước ngày 5/5 âm lịch một tuần chị đã liên hệ mối quen ở các tỉnh miền Tây, huyện Củ Chi (TP HCM) để tìm hàng.
Trong đó, xương rồng là loại không thể thiếu trong mỗi bó lá này.
Mỗi bó lá sâu có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng.
Quan niệm, thức ăn là để giết sâu bọ, trong đó cơm rượu (để giết giun sán) cũng là món không thể thiếu trong ngày diệt sâu bọ. Mỗi hộp có giá từ 25.000 đến 30.000 đồng.
Xôi là một trong những món quan trọng trên bàn cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ.
Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu. Hầu hết tại các khu chợ ở TP HCM đều có bán chè trôi nước với giá khoảng 20.000 đồng/hộp hoặc bịch.
Theo phong tục, hoa quả thờ cúng không cần quá sang trọng mà là những loại trái cây theo mùa như vải, mận, chôm chôm... đều thể hiện thành ý của người trong gia đình.
Trong sáng 9/6, loài hoa cúc ở các chợ như Võ Thành Trang, Hoàng Hoa Thám, Bà Hoa (quận Tân Bình) có tăng nhẹ nhưng luôn tấp nập người mua. Một bó hoa cúc 10 bông có giá 40.000 đồng tại chợ Hoàng Hoa Thám.
Trước và trong sáng ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình, trụ sở công ty, cửa hàng, quán sá đã treo những bó lá sâu trước cửa để lấy may mắn và đuổi sâu bọ.
11h trưa nay, mâm cúng của một nhà dân tại Sài Gòn đã hoàn tất. Theo truyền thống, người ta tin rằng, khi ăn các loại đồ cúng đặc trưng trong ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan.
Theo tục lệ ngày xưa, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết này được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h đến 13h trưa.