Công viên Hòa Bình nằm trên đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với diện tích đất xây dựng hơn 20 ha, trong đó 19 ha là đất xây dựng công viên, 0,4 ha là đất giao thông thành phố. Công viên có tổng mức đầu tư 282 tỷ đồng (trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng là 72 tỷ đồng) khánh thành từ tháng 10/2010 để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.Nằm ở trung tâm công viên là Tượng đài Hòa Bình 20 tấn làm bằng đồng, cao 7,2 mét đặt trên trụ đế cao 22,8m. Đây cũng được cho là công viên hiện đại bậc nhất thủ đô khi mới hoàn thành. Với vị trí thuận tiện, có hồ điều hòa, nhiều cây xanh, Công viên Hòa Bình được kỳ vọng trở thành nơi vui chơi giải trí cho người dân thủ đô, đặc biệt là nơi có mật độ dân cư đông đúc như khu vực quận Nam Từ Liêm.Tuy nhiên, hiện nay, công viên này thường xuyên rơi vào tình trạng vắng bóng người qua lại. Các khu vực quầy bán hàng vào ban ngày cũng được phủ bạt, chỉ hoạt động vào khung giờ chiều muộn đến tối.Khu vực giải trí rất ít trò chơi dành cho trẻ em. Cỏ dại mọc cao, thỉnh thoảng có người tới cắt tỉa. Dũng (áo kẻ) cùng em trai đến Công viên Hòa Bình chơi đá bóng. Nhà các bé ở gần đây, tuy nhiên một tuần cũng chỉ lui tới vài ba buổi. Chị Phương Linh (mẹ của Dũng) chia sẻ: "Công viên này thường đông vào buổi chiều muộn khi người dân đi tập thể dục. Ban ngày hoặc sau 20h lại vắng. Vào buổi tối ít người qua lại nên cảm giác vào đây chơi không thấy an toàn. Gia đình tôi chỉ đến chơi vào thứ 7, chủ nhật vì khi đó đông người".Hình ảnh một quán cà phê duy nhất hoạt động bên trong Công viên Hòa Bình, tuy nhiên lúc 10h sáng khá vắng khách. Chị Minh (trái), chủ quán cà phê cho biết, mặt bằng được chị thuê từ năm 2020, do ảnh hưởng từ đợt đại dịch Covid-19 đến nay nhịp khách cứ vậy giảm hẳn. "Tôi cũng bắt đầu lên kế hoạch để quảng cáo quán, tu sửa lại hoặc cho thuê không gian mở tiệc, ca nhạc, sinh nhật... Tuy nhiên, đây cũng là bài toán khó. Thông thường người đến công viên là dân cư xung quanh đi tản bộ, họ ít khi uống cà phê. Quả thực công viên này rất yên tĩnh, trong lành nhưng có lẽ vì quá ít dịch vụ hoặc giải trí nên không mấy ai ghé", chị Minh chia sẻ. "Trước kia từng có thời kỳ hàng quán buôn bán nhộn nhịp cả ngày, thậm chí còn đông quá mức nên thành ra lộn nhộn. Giờ vắng khách, quán cóc cũng chỉ tập trung mở vào tầm chiều tối phục vụ người dân đi hóng gió. Nói chung thì giờ vắng lắm", anh lao công chia sẻ. Vào buổi chiều, lượng người dân đổ đến công viên đông hơn để chơi thể thao và tập thể dục.“Chiều tối là thời điểm đông đúc nhất khi người dân quanh khu vực vào công viên đi dạo. Ngày nào tôi cũng mang 2 chú cún cưng ra đây để hóng gió. Thông thường chỉ khoảng 20h mọi người về hết. Buổi tối ở đây khá vắng vẻ”, bà cụ cho biết.Ngọc Nhi được bà đưa tới Công viên Hoà Bình học trượt patin. Khi em đến đây, bà nội thường phải mang theo nước uống, đồ ăn vặt.
Công viên Hòa Bình nằm trên đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với diện tích đất xây dựng hơn 20 ha, trong đó 19 ha là đất xây dựng công viên, 0,4 ha là đất giao thông thành phố. Công viên có tổng mức đầu tư 282 tỷ đồng (trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng là 72 tỷ đồng) khánh thành từ tháng 10/2010 để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Nằm ở trung tâm công viên là Tượng đài Hòa Bình 20 tấn làm bằng đồng, cao 7,2 mét đặt trên trụ đế cao 22,8m. Đây cũng được cho là công viên hiện đại bậc nhất thủ đô khi mới hoàn thành.
Với vị trí thuận tiện, có hồ điều hòa, nhiều cây xanh, Công viên Hòa Bình được kỳ vọng trở thành nơi vui chơi giải trí cho người dân thủ đô, đặc biệt là nơi có mật độ dân cư đông đúc như khu vực quận Nam Từ Liêm.
Tuy nhiên, hiện nay, công viên này thường xuyên rơi vào tình trạng vắng bóng người qua lại.
Các khu vực quầy bán hàng vào ban ngày cũng được phủ bạt, chỉ hoạt động vào khung giờ chiều muộn đến tối.
Khu vực giải trí rất ít trò chơi dành cho trẻ em. Cỏ dại mọc cao, thỉnh thoảng có người tới cắt tỉa.
Dũng (áo kẻ) cùng em trai đến Công viên Hòa Bình chơi đá bóng. Nhà các bé ở gần đây, tuy nhiên một tuần cũng chỉ lui tới vài ba buổi. Chị Phương Linh (mẹ của Dũng) chia sẻ: "Công viên này thường đông vào buổi chiều muộn khi người dân đi tập thể dục. Ban ngày hoặc sau 20h lại vắng. Vào buổi tối ít người qua lại nên cảm giác vào đây chơi không thấy an toàn. Gia đình tôi chỉ đến chơi vào thứ 7, chủ nhật vì khi đó đông người".
Hình ảnh một quán cà phê duy nhất hoạt động bên trong Công viên Hòa Bình, tuy nhiên lúc 10h sáng khá vắng khách.
Chị Minh (trái), chủ quán cà phê cho biết, mặt bằng được chị thuê từ năm 2020, do ảnh hưởng từ đợt đại dịch Covid-19 đến nay nhịp khách cứ vậy giảm hẳn. "Tôi cũng bắt đầu lên kế hoạch để quảng cáo quán, tu sửa lại hoặc cho thuê không gian mở tiệc, ca nhạc, sinh nhật... Tuy nhiên, đây cũng là bài toán khó. Thông thường người đến công viên là dân cư xung quanh đi tản bộ, họ ít khi uống cà phê. Quả thực công viên này rất yên tĩnh, trong lành nhưng có lẽ vì quá ít dịch vụ hoặc giải trí nên không mấy ai ghé", chị Minh chia sẻ.
"Trước kia từng có thời kỳ hàng quán buôn bán nhộn nhịp cả ngày, thậm chí còn đông quá mức nên thành ra lộn nhộn. Giờ vắng khách, quán cóc cũng chỉ tập trung mở vào tầm chiều tối phục vụ người dân đi hóng gió. Nói chung thì giờ vắng lắm", anh lao công chia sẻ.
Vào buổi chiều, lượng người dân đổ đến công viên đông hơn để chơi thể thao và tập thể dục.
“Chiều tối là thời điểm đông đúc nhất khi người dân quanh khu vực vào công viên đi dạo. Ngày nào tôi cũng mang 2 chú cún cưng ra đây để hóng gió. Thông thường chỉ khoảng 20h mọi người về hết. Buổi tối ở đây khá vắng vẻ”, bà cụ cho biết.
Ngọc Nhi được bà đưa tới Công viên Hoà Bình học trượt patin. Khi em đến đây, bà nội thường phải mang theo nước uống, đồ ăn vặt.