Cả xã Tân Ước (Thanh Oai, Hà Nội) trong đó nổi tiếng nhất là thôn Ước Lễ nổi tiếng với nghề làm giò chả, bánh chưng phục vụ Tết Nguyên đán. Với hàng chục gia đình theo nghề, cứ gần Tết lái buôn lại đổ dồn về đây nhập hàng đi các nơi phân phối.Tại gia đình anh Nguyễn Trọng Dung (xóm 6), các nồi luộc bánh chưng luôn đỏ lửa cả ngày lẫn đêm. Nghề chính của anh là chăn nuôi và làm ruộng nhưng dịp gần Tết, anh lại gói bánh bán đi các nơi.Trung bình mỗi vụ Tết gia đình anh xuất ra thị trường trên 2.000 chiếc bánh chưng. Nhưng theo anh Dung, số bánh này là rất nhỏ so với các hộ dân khác. Nếu tính cả xã thì lên đến hàng chục nghìn chiếc.Chị Nguyễn Thị Hường (thôn Tri Lễ), một người làm bánh ở làng này, cho biết để làm được chiếc bánh ngon rất cầu kỳ. Lá dong phải được mua từ làng Tràng Cát (Thanh Oai) nổi tiếng. Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn đều là loại ngon và được làm theo tỷ lệ hợp lý. Gói bánh phải thật chặt tay và luộc đều lửa trong suốt 10 tiếng đồng hồ.Những ngày gần Tết, trung bình mỗi ngày nhà chị Hương gói khoảng 500-600 chiếc bánh. Chị phải nhờ thêm anh em họ hàng gói giúp. Mỗi chiếc bánh có trọng lượng lớn nhỏ theo từng đơn đặt hàng. Thông thường một chiếc bánh có trọng lượng khi gói 1 kg, khi luộc chín vào khoảng 1,2 kg.Bánh vớt ra mẻ nào là có người về chở đi ngay. Cả nhà chị Hương làm không đủ bán cho khách. Bánh thường xuất cho lái buôn mang ra Hà Nội tiêu thụ hoặc đi các địa phương trên cả nước.Không khí ở khu làm nghề giò chả trong thôn này cũng nhộn nhịp không kém. Cảnh thịt lợn, xay giò diễn ra liên tục cả ngày.Gia đình anh Nguyễn Hữu Đạt (xóm 5) có nghề làm giò chả nổi tiếng cả xã. Sân nhà anh luôn có khoảng 7-8 người làm việc liên tục để kịp cung ứng hàng cho khách. Mỗi ngày anh tung ra thị trường tới 6-7 tạ giò trị giá trên dưới 100 triệu đồng.Những nhà làm giò chả lớn, mỗi người được phân công một việc rất quy củ để tăng năng suất. Người thịt lợn, người lọc thịt, người cắt lá để gói, xay giò, người thì luộc, người thì bán, thu tiền.Theo anh Vũ Văn Minh, một lái buôn giò tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), giò tại Ước Lễ có vị ngon nổi tiếng và rất đặc trưng. Anh Minh về tận nơi này nhập hàng đến nay đã được 3 năm, năm nào cũng bán cũng rất chạy.Phần đông thanh niên tại thôn Ước Lễ nói riêng và cả xã Tân Ước nói chung đều rất thuần thục việc thịt lợn, gói giò. Trung bình thời gian từ lúc thịt lợn đến lúc giò luộc xong chỉ kéo dài chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. Nhiều người làm nghề khác, nhưng đến dịp Tết cũng chuyển sang làm thời vụ cho một số cơ sở giò chả lớn.Nhiều gia đình làm giò chả cả đêm để hôm sau phân phối đi các tỉnh. Công việc nhộn nhịp nhất bắt đầu từ 2h giờ sáng cho tới chiều tối. Buổi trưa chỉ nghỉ ăn cơm và chợp mắt một chút rồi lại tiếp tục làm việc.Bà Phạm Thị Hòa sống tại xã Đỗ Động (cạnh xã Tân Ước) cũng mang thịt lợn đến nhờ một gia đình xay giò có tiếng làm giúp. Theo bà Hòa, giò làm tại Ước Lễ có vị ngon nên gia đình bà năm nào cũng mang thịt xuống nhờ xay, gói giúp với giá 25.000 đồng/chiếc.Giò Ước Lễ xuất đi nhiều tỉnh thành trên cả nước, thậm chí cả nước ngoài phục vụ nhu cầu của người dân đón Tết.
Cả xã Tân Ước (Thanh Oai, Hà Nội) trong đó nổi tiếng nhất là thôn Ước Lễ nổi tiếng với nghề làm giò chả, bánh chưng phục vụ Tết Nguyên đán. Với hàng chục gia đình theo nghề, cứ gần Tết lái buôn lại đổ dồn về đây nhập hàng đi các nơi phân phối.
Tại gia đình anh Nguyễn Trọng Dung (xóm 6), các nồi luộc bánh chưng luôn đỏ lửa cả ngày lẫn đêm. Nghề chính của anh là chăn nuôi và làm ruộng nhưng dịp gần Tết, anh lại gói bánh bán đi các nơi.
Trung bình mỗi vụ Tết gia đình anh xuất ra thị trường trên 2.000 chiếc bánh chưng. Nhưng theo anh Dung, số bánh này là rất nhỏ so với các hộ dân khác. Nếu tính cả xã thì lên đến hàng chục nghìn chiếc.
Chị Nguyễn Thị Hường (thôn Tri Lễ), một người làm bánh ở làng này, cho biết để làm được chiếc bánh ngon rất cầu kỳ. Lá dong phải được mua từ làng Tràng Cát (Thanh Oai) nổi tiếng. Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn đều là loại ngon và được làm theo tỷ lệ hợp lý. Gói bánh phải thật chặt tay và luộc đều lửa trong suốt 10 tiếng đồng hồ.
Những ngày gần Tết, trung bình mỗi ngày nhà chị Hương gói khoảng 500-600 chiếc bánh. Chị phải nhờ thêm anh em họ hàng gói giúp. Mỗi chiếc bánh có trọng lượng lớn nhỏ theo từng đơn đặt hàng. Thông thường một chiếc bánh có trọng lượng khi gói 1 kg, khi luộc chín vào khoảng 1,2 kg.
Bánh vớt ra mẻ nào là có người về chở đi ngay. Cả nhà chị Hương làm không đủ bán cho khách. Bánh thường xuất cho lái buôn mang ra Hà Nội tiêu thụ hoặc đi các địa phương trên cả nước.
Không khí ở khu làm nghề giò chả trong thôn này cũng nhộn nhịp không kém. Cảnh thịt lợn, xay giò diễn ra liên tục cả ngày.
Gia đình anh Nguyễn Hữu Đạt (xóm 5) có nghề làm giò chả nổi tiếng cả xã. Sân nhà anh luôn có khoảng 7-8 người làm việc liên tục để kịp cung ứng hàng cho khách. Mỗi ngày anh tung ra thị trường tới 6-7 tạ giò trị giá trên dưới 100 triệu đồng.
Những nhà làm giò chả lớn, mỗi người được phân công một việc rất quy củ để tăng năng suất. Người thịt lợn, người lọc thịt, người cắt lá để gói, xay giò, người thì luộc, người thì bán, thu tiền.
Theo anh Vũ Văn Minh, một lái buôn giò tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), giò tại Ước Lễ có vị ngon nổi tiếng và rất đặc trưng. Anh Minh về tận nơi này nhập hàng đến nay đã được 3 năm, năm nào cũng bán cũng rất chạy.
Phần đông thanh niên tại thôn Ước Lễ nói riêng và cả xã Tân Ước nói chung đều rất thuần thục việc thịt lợn, gói giò. Trung bình thời gian từ lúc thịt lợn đến lúc giò luộc xong chỉ kéo dài chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. Nhiều người làm nghề khác, nhưng đến dịp Tết cũng chuyển sang làm thời vụ cho một số cơ sở giò chả lớn.
Nhiều gia đình làm giò chả cả đêm để hôm sau phân phối đi các tỉnh. Công việc nhộn nhịp nhất bắt đầu từ 2h giờ sáng cho tới chiều tối. Buổi trưa chỉ nghỉ ăn cơm và chợp mắt một chút rồi lại tiếp tục làm việc.
Bà Phạm Thị Hòa sống tại xã Đỗ Động (cạnh xã Tân Ước) cũng mang thịt lợn đến nhờ một gia đình xay giò có tiếng làm giúp. Theo bà Hòa, giò làm tại Ước Lễ có vị ngon nên gia đình bà năm nào cũng mang thịt xuống nhờ xay, gói giúp với giá 25.000 đồng/chiếc.
Giò Ước Lễ xuất đi nhiều tỉnh thành trên cả nước, thậm chí cả nước ngoài phục vụ nhu cầu của người dân đón Tết.