Trong 2 ngày qua, lực lượng chức năng quận Đống Đa, Hà Nội đã phá bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè trên phố Xã Đàn. Hiện trạng nền nhà cao hơn mặt đường đến cả mét. Ảnh nền nhà cách vỉa hè gần 1 mét sau khi bậc tam cấp lấn chiếm bị phá bỏ.Theo những người dân, mặt đường thấp hơn nền nhà như vậy là do trước kia khi xây nhà, lo nhà thấp hơn đường, mùa mưa ngập lụt như xảy ra ở một số tuyến phố nên nhà nào cũng làm cao hơn mặt đường. Chủ nhà số 292 Xã Đàn vất vả ra vào nhà.Bây giờ chính quyền đang quyết liệt đòi lại vỉa hè nên đập bỏ những bậc tam cấp khiến nhiều người phải rất vất vả mới lên được nhà.Một ngân hàng trên phố Xã Đàn sau khi bậc tam cấp bị phá dỡ, đã phải kê một cầu thang tạm bằng thép để lên xuống.Nay việc phá bỏ các bậc tam cấp lại khiến nhiều người nhà mặt phố vốn xây cao hơn mặt đường 50 cm đến 1m lại loay hoay tìm cách vào nhà.Những vị khách nữ đến mua hàng e ngại mỗi khi lên xuống cửa hàng.Một cửa hàng ở địa chỉ 250-252 Xã Đàn cách khá cao so với mặt đường nên chị em phụ nữ khá chật vật để lên xuống. Bà Hiền (chủ nhà Xã Đàn) cho biết, năm 2005 sau khi làm đường nhà tôi cũng cách mặt đường cả mét, phải tự hạ nền cho thấp xuống. Giờ nền nhà chỉ cách mặt đường khoảng 20-30cm nhưng vẫn khó khăn cho khách vào.Khi đường Xã Đàn được làm xong nhà bà Hiền số đã chủ động hạ thấp nền nên chỉ cách mặt đường khoảng 20-30cm nhưng vẫn khó khăn cho khách vào.Bậc tam cấp lấn chiếm bị phá dỡ, một cửa hàng gặp nhiều khó khăn khi đi lại, hiện nền nhà cách vỉa hè khoảng 0,8 mét. Nhà ông Phạm Lê Sức (chủ nhà 210, Xã Đàn) cho biết: đường Xã Đàn làm từ 2005, khi làm đường các hộ dân ở đây đã tự nguyện hiến đất, nhưng vì đường cao hơn nhà nên phải xin cốt đường. Đường hạ xuống 19cm, nhà thì lại cao lên, người dân ở đây phải xây thêm bậc thềm để trẻ em và người già đi lại.Việc đi lại, di chuyển đồ đạc nặng gặp nhiều khó khăn. Các hộ dân thuộc phường Phương Liên cũng cho biết, lực lượng chức năng đến phá dỡ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè họ rất đồng tình. Nhưng trước đó các hộ này không hề nhận được thông báo.Sự khác nhau về bậc cửa giữa 2 nhà do nhà xây trước và xây sau khi làm đường.Ông Nguyễn Song Hào (Chủ tịch UBND Quận Đống Đa) cho biết, việc tháo dỡ bậc tam cấp làm theo quy trình thực hiện dự án.Ở số nhà 208 Xã Đàn của chủ hộ Phạm Ngọc Cần có phản ứng với cán bộ phường. Ông Hào cho biết, khi triển khai thực hiện thì tất nhiên có phản ứng nhưng sau đó các hộ dân đã được cán bộ cơ sở, chính quyền địa phương, quận tuyên truyền và họ nhận thức ra và đều ủng hộ. Ảnh: Một số chủ cửa hàng kinh doanh than thở vì ế ẩm, với lí do khách ngại leo vào cửa hàng, đặc biệt là khách nữ.Ông Hào cho biết thêm, bậc nhà bỗng nhiên cao hơn mặt đường quận sẽ hướng dẫn cho các hộ gia đình tự làm các bậc lên xuống bằng hệ thống thép, khi không sử dụng thì cất trong nhà để đảm bảo phong quang đường phố.Người dân xếp tạm gạch để lên xuống sau khi bậc tam cấp lấn chiếm bị phá dỡ.Nhà ông Lê Minh Tuấn 269 Xã Đàn cho biết, từ nền nhà mình xuống mặt đường cao trên 70cm.Trên phố Tôn Đức Thắng còn duy nhất 1 nhà có trụ bê tông ra sát vỉa hè. Trước băn khoăn tại sao số nhà 27 Tôn Đức Thắng có trụ bê tông, cốt thép "ôm trọn vỉa hè" vẫn được tồn tại, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Song Hào cho biết, quận đã có chủ trương lập dự án để giải phóng mặt bằng diện tích “ôm trọn vỉa hè” này.
Trong 2 ngày qua, lực lượng chức năng quận Đống Đa, Hà Nội đã phá bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè trên phố Xã Đàn. Hiện trạng nền nhà cao hơn mặt đường đến cả mét. Ảnh nền nhà cách vỉa hè gần 1 mét sau khi bậc tam cấp lấn chiếm bị phá bỏ.
Theo những người dân, mặt đường thấp hơn nền nhà như vậy là do trước kia khi xây nhà, lo nhà thấp hơn đường, mùa mưa ngập lụt như xảy ra ở một số tuyến phố nên nhà nào cũng làm cao hơn mặt đường. Chủ nhà số 292 Xã Đàn vất vả ra vào nhà.
Bây giờ chính quyền đang quyết liệt đòi lại vỉa hè nên đập bỏ những bậc tam cấp khiến nhiều người phải rất vất vả mới lên được nhà.
Một ngân hàng trên phố Xã Đàn sau khi bậc tam cấp bị phá dỡ, đã phải kê một cầu thang tạm bằng thép để lên xuống.
Nay việc phá bỏ các bậc tam cấp lại khiến nhiều người nhà mặt phố vốn xây cao hơn mặt đường 50 cm đến 1m lại loay hoay tìm cách vào nhà.
Những vị khách nữ đến mua hàng e ngại mỗi khi lên xuống cửa hàng.
Một cửa hàng ở địa chỉ 250-252 Xã Đàn cách khá cao so với mặt đường nên chị em phụ nữ khá chật vật để lên xuống. Bà Hiền (chủ nhà Xã Đàn) cho biết, năm 2005 sau khi làm đường nhà tôi cũng cách mặt đường cả mét, phải tự hạ nền cho thấp xuống. Giờ nền nhà chỉ cách mặt đường khoảng 20-30cm nhưng vẫn khó khăn cho khách vào.
Khi đường Xã Đàn được làm xong nhà bà Hiền số đã chủ động hạ thấp nền nên chỉ cách mặt đường khoảng 20-30cm nhưng vẫn khó khăn cho khách vào.
Bậc tam cấp lấn chiếm bị phá dỡ, một cửa hàng gặp nhiều khó khăn khi đi lại, hiện nền nhà cách vỉa hè khoảng 0,8 mét. Nhà ông Phạm Lê Sức (chủ nhà 210, Xã Đàn) cho biết: đường Xã Đàn làm từ 2005, khi làm đường các hộ dân ở đây đã tự nguyện hiến đất, nhưng vì đường cao hơn nhà nên phải xin cốt đường. Đường hạ xuống 19cm, nhà thì lại cao lên, người dân ở đây phải xây thêm bậc thềm để trẻ em và người già đi lại.
Việc đi lại, di chuyển đồ đạc nặng gặp nhiều khó khăn. Các hộ dân thuộc phường Phương Liên cũng cho biết, lực lượng chức năng đến phá dỡ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè họ rất đồng tình. Nhưng trước đó các hộ này không hề nhận được thông báo.
Sự khác nhau về bậc cửa giữa 2 nhà do nhà xây trước và xây sau khi làm đường.
Ông Nguyễn Song Hào (Chủ tịch UBND Quận Đống Đa) cho biết, việc tháo dỡ bậc tam cấp làm theo quy trình thực hiện dự án.
Ở số nhà 208 Xã Đàn của chủ hộ Phạm Ngọc Cần có phản ứng với cán bộ phường. Ông Hào cho biết, khi triển khai thực hiện thì tất nhiên có phản ứng nhưng sau đó các hộ dân đã được cán bộ cơ sở, chính quyền địa phương, quận tuyên truyền và họ nhận thức ra và đều ủng hộ. Ảnh: Một số chủ cửa hàng kinh doanh than thở vì ế ẩm, với lí do khách ngại leo vào cửa hàng, đặc biệt là khách nữ.
Ông Hào cho biết thêm, bậc nhà bỗng nhiên cao hơn mặt đường quận sẽ hướng dẫn cho các hộ gia đình tự làm các bậc lên xuống bằng hệ thống thép, khi không sử dụng thì cất trong nhà để đảm bảo phong quang đường phố.
Người dân xếp tạm gạch để lên xuống sau khi bậc tam cấp lấn chiếm bị phá dỡ.
Nhà ông Lê Minh Tuấn 269 Xã Đàn cho biết, từ nền nhà mình xuống mặt đường cao trên 70cm.
Trên phố Tôn Đức Thắng còn duy nhất 1 nhà có trụ bê tông ra sát vỉa hè. Trước băn khoăn tại sao số nhà 27 Tôn Đức Thắng có trụ bê tông, cốt thép "ôm trọn vỉa hè" vẫn được tồn tại, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Song Hào cho biết, quận đã có chủ trương lập dự án để giải phóng mặt bằng diện tích “ôm trọn vỉa hè” này.